Khi trường học là nơi truyền cảm hứng
Trường học là nơi truyền lửa, là động lực giúp cho cậu bé nhút nhát năm nào “dám” thực hiện ước mơ của mình và biến ước mơ đó thành sự thật.
Câu chuyện về một học sinh vốn chỉ sống hướng nội, không tự tin thể hiện bản thân đã vụt sáng trong cuộc thi tháng Đường lên đỉnh Olympia, một cuộc thi đòi hỏi kiến thức rộng, sự bình tĩnh làm chủ bản thân và làm chủ tình huống, một cuộc thi được biết đến vốn chỉ dành cho những học sinh trường chuyên, lớp chọn.
Hành trình khám phá năng lực
Trần Nhân Quyền là chủ nhân của vòng nguyệt quế trong cuộc thi tháng “Đường lên đỉnh Olympia” ngày 24/12/2017 vừa qua. Chàng trai học sinh lớp 11 trường THPT Liên cấp TH School đã chứng minh cho khả năng truyền lửa cho nhau giữa học sinh TH School trong hành trình khám phá năng lực của mỗi người. Từ đó định nghĩa “tầm quan trọng” của môi trường giáo dục.
Kiến thức tổng hợp rộng cộng thêm khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh và một tâm thế luôn bình tĩnh trước mọi thử thách… Đó là những yếu tố tạo nên chiến thắng đầy thuyết phục của Nhân Quyền trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” số tháng 12/2017.
Chiến thắng của Quyền là đóng góp không nhỏ của môi trường giáo dục hiện đại và đề cao sự chủ động.
Ngay từ vòng thi đầu tiên, Nhân Quyền đã là người dẫn đầu đoàn leo núi với 80 điểm. Sử dụng khả năng tính toán chuẩn xác, vốn tiếng Anh vượt trội, Nhân Quyền trả lời đúng 8/12 câu hỏi vòng thi Khởi động.
Quyền cũng là thí sinh vượt chướng ngại vật thành công ở phần thi thứ 2 với đáp án Mạc Đĩnh Chi được suy luận ngay từ hình ảnh đầu tiên của chương trình. Hai phần thi Tăng tốc và Về đích, Nhân Quyền vẫn giữ vững sự điềm tĩnh, tự tin và giành được điểm số gần như tuyệt đối.
260 là số điểm ấn tượng xướng tên nhà vô địch trong hành trình leo núi của cuộc thi tháng 12 – Trần Nhân Quyền. Cả 3 đối thủ của Nhân Quyền trong cuộc thi đều là những học sinh giỏi toàn diện, nhưng họ vẫn phải dành cho chủ nhân vòng nguyệt quế lời khen về sự xuất sắc trong cả mặt kiến thức và bản lĩnh.
“Môi trường học mới đã làm em thay đổi”
Vốn là một học sinh nhút nhát, hướng nội, yêu thích cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” từ khi còn bé và luôn mơ ước được tham gia nhưng không dám đăng ký. Trần Nhân Quyền đã thay đổi khi bước chân vào trường TH School. Quyền yêu thích sự năng động của các anh chị lớp trên, các bạn trong trường. Họ đã tự tìm kiếm các cơ hội để được thử sức tại các sân chơi trí tuệ cả trong và ngoài nước. Môi trường học, cách đào tạo và các thầy cô ở trường đã giúp Nhân Quyền tự tin hơn vào bản thân mình.
Video đang HOT
“Em được truyền cảm hứng để có thể mạnh dạn thực hiện những điều mình mơ ước. Em đã gửi hồ sơ đăng ký tới cuộc Đường lên đỉnh Olympia và giành được chiến thắng bất ngờ này”. Nhân Quyền gửi lời cảm ơn chân thành vì những đột phá mà các thầy cô, bạn bè và môi trường học tập tại TH School đã mang đến cho mình..
Tại TH School, học sinh được khuyến khích tự nghiên cứu, tìm kiếm thông tin và làm việc nhóm để kích thích sự chủ động của học sinh.
Được biết, ở trường TH School, học sinh được tiếp cận với những phương pháp học hoàn toàn mới với tính hiện đại và đề cao sự chủ động. Thầy cô là người hướng dẫn, định hướng cho học sinh. Sách giáo khoa chỉ là tài liệu tham khảo. Việc học tập thực sự nằm ở sự chủ động của mỗi học sinh. Tự nghiên cứu, tìm kiếm thông tin, làm việc nhóm,… những cách thức mới đó giúp cho việc tiếp nhận kiến thức trở nên dễ dàng và sâu sắc hơn hẳn so với những phương pháp giáo dục cũ.
Theo Nhân Quyền, việc tham gia các cuộc thi như Đường lên đỉnh Olympia cũng là một cách học: “Thầy cô và nhà trường rất khuyến khích bọn em chủ động tìm kiếm và phấn đấu tham gia các hoạt động yêu thích. Qua các cuộc thi thì em có cơ hội rèn giũa kỹ năng, bồi đắp sự tự tin của chính mình”.
Thư viện với nguồn sách đa dạng từ trong và ngoài nước là nơi giúp Quyền hoàn thiện khả năng tự học của mình.
Thành tích xuất sắc của Trần Nhân Quyền là kết quả rõ ràng nhất cho thấy tính đúng đắn của chủ trương giáo dục toàn diện cho học sinh theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng vẫn giữ cốt lõi giáo dục Việt Nam mà trường TH School đã đặt ra. Câu chuyện của Trần Nhân Quyền chính là chuyện về sự đồng hành của một hệ thống giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình các học sinh Việt Nam hiện thực hóa giấc mơ của mình.
Theo Dân Trí
Thầy giáo bí mật viết thư xin Hải Dương dừng thuê công ty dạy kĩ năng sống
50.000/tháng/học sinh mà mỗi tuần chỉ có 1 tiết, nội dung dạy chẳng có gì đặc sắc, thiết thực. Các phụ huynh không muốn con em chầu rìa nên cắn răng đóng tiền.
Giảng dạy kĩ năng sống ở bậc tiểu học (Ảnh minh họa: phuonghong.edu.vn).
LTS: Tha thiết mong ngành giáo dục Hải Dương nên chấm dứt việc thuê công ty dạy kĩ năng sống tại trường học để trả lại sự trong sạch cho môi trường giáo dục, thầy giáo Hồng Phong dù rất lo cho học trò nhưng phải bí mật viết phản ánh vấn đề này.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả và các cấp quản lý ở Hải Dương.
Hiện nay, các thầy cô giáo và cha mẹ học sinh có con em học tiểu học ở Hải Dương đang băn khoăn không hiểu tại sao nhiều nhà trường có đủ các loại hình giáo viên mà vẫn phải đóng tiền thuê người của công ty về dạy kĩ năng sống với giá quá đắt...
Dạy kĩ năng sống rất cần nhưng không phải thuê
Giáo dục kĩ năng sống cũng là thực hiện mục tiêu giáo dục mà chúng ta đề ra. Thực tế hiện nay, học trò học quá nhiều lí thuyết và ngành giáo dục đang chuyển hướng và khuyến khích các trường tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm thực tế.
Để thực hiện nhiệm vụ này, các nhà trường và lực lượng giáo viên đã xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục kĩ năng sống và lồng ghép kĩ năng sống vào nội dung các môn học chính khóa.
Việc này hoàn toàn nằm trong tầm tay của nhà trường vì các trường tiểu học hiện nay đang dư thừa giáo viên, giáo viên lại có đủ các loại hình và lứa tuổi để phù hợp giáo dục học sinh từng nội dung khác nhau.
Vậy thì chẳng cớ gì mà các nhà trường lại phải thuê công ty đến dạy kĩ năng sống cho học sinh để sinh ra những bất công và phiền toái.
Đắt nhưng không có gì là sắt ra miếng
Để con mình được học mỗi tuần 1 tiết kĩ năng sống, cha mẹ học sinh phải đóng 50.000 đồng mỗi tháng. Nếu làm một cuộc phỏng vấn thăm dò thì chắc chả mấy người tán thành với việc thuê công ty dạy cách sống cho con mình.
Họ nói chẳng lẽ các thầy cô trong nhà trường dạy được Toán, Tiếng Việt, Đạo đức,... lại không đủ trình để dạy kĩ năng sống.
Mà giáo dục kĩ năng sống là gì? Kĩ năng sống được hình thành qua nhiều môn học, nhiều hoạt động giáo dục chứ đâu phải đóng tiền thuê công ty dạy mỗi tuần 1 tiết.
Tính ra, trung bình mỗi lớp khoảng 40 học sinh thì mỗi tháng mỗi lớp thu của các con 2 triệu. Vậy là mỗi tiết học 40 phút các con phải trả cho công ty 500.000 đồng. Đắt quá!
Trong khi đó, tiền trả cho vượt giờ của các cô giáo trong nhà trường chỉ khoảng 50.000đ/tiết. Có phải đây là một bất công?
Giá như đắt tiền mà các con được trải nghiệm ngoài trời hoặc tham quan đây đó thì là một lẽ. Đằng này vẫn là màn hình máy chiếu với vài ba hình ảnh con vật ngộ nghĩnh,... thật lãng phí!
Đây có phải là sự đồng hành để phát triển giáo dục?
Một công ty dạy kĩ năng sống ở Hải Dương đã tổng kết 5 năm "một chặng đường" và họ nói đây là sự đồng hành cùng phát triển giáo dục.
Thiết nghĩ, đã gọi là việc làm góp phần phát triển giáo dục thì phải được sự ủng hộ (một cách thoải mái) của cha mẹ học sinh với chi phí chấp nhận được.
Đằng này, 50.000/tháng/học sinh mà mỗi tuần chỉ có 1 tiết, nội dung dạy học chẳng có gì đặc sắc, chẳng có gì gọi là trải nghiệm thực tế. Các phụ huynh chẳng qua không muốn con mình chầu rìa nên cắn răng đóng tiền...
Một số thầy cô tiểu học ở Hải Dương cho biết, nếu không thuê người của công ty, các cô vừa không bị giảm số tiết buổi 2 (vốn đã thù lao ít ỏi) lại vừa phối hợp được với cha mẹ học sinh tổ chức trải nghiệm cho các con. Bổ ích biết bao mà chẳng phải đóng góp nặng nề.
Mặt khác, các phụ huynh nói rằng, bình quân mỗi trường 500 học sinh, mỗi năm thu khoảng 200 triệu để thuê công ty về dạy kĩ năng sống. Giá như 200 triệu đó mà để xây nhà xe và công trình vệ sinh cho các con thì tốt biết mấy.
Hiện nay, ở các huyện, các con đang phải học trong điều kiện thiếu quạt nóng bức, nhà vệ sinh cũ bốc mùi khó chịu. Thật là tiêu tiền không đúng chỗ...
Giáo dục kĩ năng sống là cần thiết, tuy nhiên, đây là một quá trình, các hoạt động của nó cần lồng ghép trong nhiều chương trình khác nhau để hình thành nhân cách học sinh chứ không phải cần đến 500.000đ cho mỗi tiết học.
Mong ngành giáo dục Hải Dương nên chấm dứt vấn đề này và cha mẹ học sinh hãy mạnh mẽ lên tiếng để trả lại sự trong sạch cho môi trường giáo dục của chúng ta.
Theo Giaoduc.net
TH School: Vòng nguyệt quế Olympia đầu tiên Quán quân cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia tháng 12 là em Trần Nhân Quyền, hiện đang là học sinh lớp 11 trường TH School. Điều đặc biệt là Quyền là học sinh được tuyển vào TH School từ một ngôi trường nhỏ ở Hà Tĩnh. Trần Nhân Quyền, học sinh lớp 11 Trường TH School vừa đạt giải nhất Cuộc thi tháng...