Khi trường học không còn an toàn
Những sự việc mất an toàn sức khoẻ và tinh thần với học sinh, sự mâu thuẫn gay gắt giữa phụ huynh và nhà trường liên tiếp diễn ra trong các trường học thời gian qua khiến nhiều người lo ngại khi nơi đây không còn an toàn, vui vẻ.
Mái trường vôn là nơi để học tập, rèn luyện, nuôi dưỡng và chở che, không chỉ cho trẻ học được kiến thức mà còn giáo dục thành người, là nơi an tâm nhất để phụ huynh gửi gắm con trẻ. Thế nhưng, giờ đây, trường học lại đầy rẫy những bất an.
Một cây phượng vĩ trong Trường THCS Bạch Đằng, TPHCM bất ngờ bật gốc đổ sụp khiến 1 học sinh tử vong và 12 em khác bị thương. Ảnh: Nhân Trọng
Thấp thỏm những lo âu
Chỉ trong it ngay cuối tháng 5, giáo dục lại đón nhận thêm nhiều chuyện buồn. Đáng tiếc, trong 1 tuần, có tới 2 vụ tai nạn thương tâm khiến 1 học sinh ở Hải Dương tử vong khi đi lao động tại trường và việc cây phượng bật gốc đổ đè nhiều học sinh ở TPHCM khiến 1 em tử nạn, 12 em khác bị thương.
Thế rồi, kẻ biến thái lại có thể dễ dàng nhảy tường rào vào nhà vệ sinh trường tiểu học ở Quảng Bình sàm sỡ nữ sinh lớp 5. Cũng là chuyện lạ khi 1 học sinh lớp 2 tại TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk lẻn ra khỏi trường, đi bộ hơn 12km để về nhà mà nhà trường cũng không hay.
Tình trạng bạo lực học đường tiếp tục diễn ra với sự việc cô giáo ở Nam Định đánh học sinh bầm tay vì em viết chậm, không làm bài tập. Nữ giáo viên P.T.H.N – Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu (TP.Nam Định) – thừa nhận, trong lúc mất bình tĩnh, cô đã dùng thước nhựa đánh vào phần bắp tay của em có để lại vết đỏ. Rồi chuyện khác ở huyện Đức Hoà, tỉnh Long An, phụ huynh khi nghe con kể chuyện bị cô giáo lấy thước gõ vào đầu đã xông vào lớp đánh giáo viên nhập viện.
Đi học trở lại sau gần 3 tháng nghỉ dịch, tưởng rằng tình bạn học sinh sẽ trở nên khăng khít hơn nhưng nhiều sự việc học sinh đánh nhau lại khiến dư luận thêm ngao ngán…
Trường học trở nên mất an toàn khi hàng loạt các sự cố như ảnh hưởng đến sức khoẻ, tinh thần của học sinh chính là tiếng chuông cảnh tỉnh về vấn đề an toàn trường học đang có dấu hiệu bị buông lỏng.
Chia sẻ về hàng loạt sự cố trong thời gian qua, TS Nguyễn Văn Hòa – Chủ tịch HĐQT Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội), cố vấn chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” – cho rằng, nguồn gốc của các sự việc xuất phát từ tâm lý đang quá chú trọng vào điểm số.
“Áp lực và bạo lực cơ bản trong trường học là do chúng ta vẫn chạy theo thành tích và điểm số, thi cử nên lấy việc học và kết quả học là chính, bắt học sinh học nhiều hơn để có kết quả cao. Việc này đã tạo ra áp lực không chỉ cho học sinh mà ngay cả giáo viên, phụ huynh. Quá áp lực, giáo viên sẽ không giữ được tình cảm thương yêu và tôn trọng đối với con người nên xảy ra câu chuyện bạo lực, mâu thuẫn. Cùng vì áp lực, vì thành tích nên lãnh đạo trường cũng quên đi những công việc nhằm đảm bảo an toàn và tạo ra một môi trường giáo dục thân thiện” – ông Hoà nói.
TS Hoà chỉ rõ thêm, một số tai nạn trong trường học thời gian qua có thể coi là “tai bay vạ gió”, tai nạn rủi ro, khó tránh nhưng nói như thế không có nghĩa là chúng ta không làm gì. Các hiệu trưởng phải đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu.
Vị hiệu trưởng có hơn 20 năm kinh nghiệm quản lý nhấn mạnh, lãnh đạo trường phải là người quan tâm đến những điều nhỏ nhất trong trường. Bảo đảm an toàn cho học sinh là rất khó, vì thế, cần người đứng đầu rất tâm huyết, hết lòng, suy nghĩ nhiều về sự an toàn chứ chỉ nghĩ đến chuyện học hành, kết quả thi, thi đua… thì khó tránh, không bị chỗ này thì bị chỗ khác, không bị lúc này bị lúc kia.
Học sinh ở Nam Định bị cô giáo đánh bầm tay vì làm bài tập chậm, thiếu tập trung. Ảnh: PHCC
Chiếc cầu đang rạn nhịp
Không dừng lại ở những sự việc đáng tiếc nêu trên, mà mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên, nhà trường cũng đang như những chiếc cầu bị rạn nhịp, đứt gãy. Ngoài hành động phụ huynh xông vào lớp học đánh cô giáo bị chấn thương nhập viện ở Long An thì việc phụ huynh dàn dựng chụp ảnh con mình bị bắt phơi nắng ngoài cổng trường tung lên mạng xã hội cũng khiến dư luận sục sôi.
Trong vụ việc đình đám ở Hải Phòng, dư luận sôi sục trước sự việc cháu bé bị cô giáo và sao đỏ đuổi ra ngoài cổng trường đứng giữa trời nắng như bức ảnh và câu chuyện của người mẹ kể. Để rồi, không lâu sau, tất cả cùng “vỡ lẽ” bởi một sự thật khác được hé lộ khi người mẹ dàn dựng để chụp ảnh. Người mẹ này sau đó cũng lên tiếng trần tình rằng, việc mình làm vì bức xúc nhà trường không cho con vào lớp sớm.
Có lẽ, cũng chưa bao giờ có tiền lệ hàng trăm phụ huynh tập trung đến trường phản đối chính sách thu học phí của hàng chục trường ngoài công lập. Thậm chí, sự việc căng thẳng đến mức độ hai bên không thể thoả thuận, phụ huynh phải tập trung “đòi” đối thoại đến lần 3 không thành nên quyết định mời luật sư khởi kiện.
Dù bên trong mỗi sự việc đều có đúng, có sai nhưng một điều rõ ràng là phụ huynh và nhà trường đang khó có được tiếng nói chung để cùng nhau xây dựng môi trường giáo dục tốt nhất cho con.
PGS.TS Trần Thành Nam – Chủ nghiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) – cho rằng, các vụ việc vừa qua đặt ra vấn đề an toàn trường học. Qua các sự việc, rõ ràng học sinh chính là người bị ảnh hưởng nhiều nhất.
“Chúng ta nói đến trường học hạnh phúc. Muốn có trường học hạnh phúc thì môi trường, các mối quan hệ phải được cải thiện. Những vụ việc như thế này, cách xử lí này, trường học hạnh phúc có thực sự đến với các em?” – ông Nam nêu quan điểm.
Video đang HOT
Để có một môi trường an toàn cả về thể chất và tinh thần cho học sinh, TS Nguyễn Văn Hòa nói rằng, sẽ rất cần một sự thay đổi lớn về tư duy lãnh đạo, quản lý của nhà trường và thầy cô. Trước tiên, mỗi người phải loại bỏ được việc chạy theo thành tích, điểm số và thi cử.
Thầy cô, các nhà quản lý cần phải thay đổi, phải có suy nghĩ, mục tiêu dạy học, tình người và làm thế nào để giáo viên trở thành những nhà tâm lý và những nhà giáo dục vì học sinh thân yêu. Từ đó, sẽ dễ dàng nhận được đồng thuận của học sinh, phụ huynh và toàn xã hội. Nếu còn tâm lý vì điểm số, thành tích hay một mục đích khác thì không tránh khỏi áp lực và bạo lực.
Riêng mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường, cần một sự thông cảm và thấu hiểu cho nhau. Tuy nhiên, nhiều trường ngoài công lập cũng cần chú ý cần đặt mục tiêu trước hết là làm giáo dục, sau mới là kinh tế. Nếu chạy theo đồng tiền sẽ làm mất đi giá trị, sự chia sẻ và cái gốc của một người làm giáo dục, ông Hoà thẳng thắn nói.
“Nói cho cùng, để có một môi trường giáo dục an toàn, phát triển thì yếu tố quan trọng nhất vẫn là con người, từ nhà quản lý đến các thầy cô giáo cần thay đổi, chuyên tâm, yêu thương, tận tình với công việc, chu toàn thì mọi chuyện sẽ rất tốt. Đáng chú ý, nhà trường cần có đường lối cho đúng, tránh việc mâu thuẫn với phụ huynh, đặc biệt phải giữ trọn chữ tín và niềm tin thì trường mới có thể phát triển” – TS Nguyễn Văn Hoà cho hay.
Có 1 ngôi trường xanh mướt như resort nằm giữa trung tâm TP Cảng
Khi phải chặt bỏ gốc cây phượng lâu năm để đảm bảo an toàn cho học sinh, thầy Trần Đức Ngọc - hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn (Cát Bi - Hải An - Hải Phòng) đã chia sẻ: "Thầy trò đều tiếc lắm nhưng vì an toàn cho học sinh nên vẫn phải làm".
Đến với thành phố Hải Phòng, có lẽ dễ lọt vào tầm mắt nhất là những hàng phượng vĩ nối tiếp nhau, màu đỏ rập rờn trong nắng hạ toả ra bóng râm dịu mát. Có lẽ cũng bởi vậy mà người ta gọi Hải Phòng với cái tên "thành phố hoa phượng đỏ".
Với diện tích 1.561,8 km, chỉ rộng bằng khoảng so với diện tích của Thủ đô Hà Nội, người ta chẳng mất quá nhiều thời gian để tham quan hết thành phố này. Thế nhưng, Hải Phòng lại là nơi có rất nhiều trường học có truyền thống lâu đời, từng sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước. Đây cũng là thành phố mà vấn đề giáo dục được các cấp chính quyền đặc quan tâm.
Với diện tích chỉ bằng 1/2 Thủ đô Hà Nội, nhưng thành phố cảng Hải Phòng lại phủ kín từng con đường bằng những bóng cây xanh.
Sau sự việc đau lòng về học sinh trường THCS Bạch Đằng (TP.HCM) qua đời do cây phượng bật gốc đè trúng ngày 26-5, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đề nghị các địa phương, nhà trường cần quan tâm, tăng cường hơn nữa các biện pháp bảo đảm an toàn trường học.
Các Sở GD&ĐT trên cả nước cần chỉ đạo ngay các nhà trường khẩn trương liên hệ đơn vị quản lý môi trường đô thị, cây xanh trên địa bàn tiến hành kiểm tra, cắt tỉa, xử lý các cây nguy hiểm, có thể gãy đổ... nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên.
Đến nay 2-6, nhiều tỉnh, thành phố như Hà Nội, Đắk Lắk, Gia Lai, TP.HCM, Đà Nẵng... quyết liệt triển khai việc kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn và cắt tỉa cây xanh và trong đó có thành phố Hải Phòng.
Luôn tìm giải pháp cân bằng giữa chỉ tiêu cây xanh trong trường học và việc bảo đảm an toàn cho học sinh
Việc rà soát , kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của các cây xanh, nhất là cây lâu năm trong trường học là việc làm đúng đắn bởi an toàn của con người mới là điều được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, không ít trường học thay vì cắt tỉa lại đốn hạ toàn bộ cây phượng đang có, khiến sân trường trở lên trống vắng, thiếu đi những bóng cây gắn liền với tuổi học trò nói chung và đặc biệt với "thành phố hoa phượng đỏ" nói riêng.
Ngôi trường thành lập từ những năm 60 luôn có chủ trương đảm bảo chỉ tiêu cây xanh trong trường học.
Nằm giữa thành phố cảng, có 1 ngôi trường mà khi vừa bước chân vào, người ta không khỏi ấn tượng với rất nhiều bóng râm, màu xanh mướt từ từng tán cây khiến cái nắng oi ả đang gắt gỏng kia như dừng lại sau cổng trường.
Đó là trường THPT Lê Quý Đôn.
Sân trường có diện tích khá rộng nhưng gần như ở đây cũng có bóng râm của cây xanh, những tốp học sinh đang có tiết học ngoài trời cũng đứng dưới bóng râm che khuất đi cái nắng khủng khiếp của đợt cao điểm mùa hè.
Chia sẻ về vấn đề hệ thống cây, thầy Hiệu trưởng Trần Đức Ngọc cho biết vừa qua đã có 1 cuộc rà soát kiểm tra độ an toàn của toàn bộ cây cối trong trường.
Đón tiếp chúng tôi là thầy Trần Đức Ngọc - hiệu trưởng của trường THPT Lê Quý Đôn, vị thầy giáo có nụ cười hiền hoà đã chia sẻ rất nhiều về chủ trương cân đối giữa việc đảm bảo an toàn cho học sinh cũng như giữ vững được chỉ tiêu cây xanh trong trường học.
Cành phượng rực rỡ trong sân trường.
" Quan điểm đầu tiên của trường là giữ cây. Tại trường có rất nhiều cây lâu năm và cũng trồng thêm rất nhiều cây. Tuy nhiên, sau sự việc xảy ra tại trường THCS Bạch Đằng (TP.HCM) thì nhà trường đã cho kiểm tra lại toàn bộ cây xanh và đặc biệt là các cây phượng. Tại trường Lê Quý Đôn có khoảng 10 cây phượng, cây già nhất cũng đã 40 tuổi, những cây nhỏ hơn thì cũng rơi vào khoảng hơn 20 năm.
Trong đó có 1 cây phượng lâu năm, ban đầu nhận thấy cây bị nghiêng và có những biểu hiện không an toàn nên nhà trường đã quyết định chặt bỏ. Cùng với đó, trường cũng tiến hành cắt tỉa bớt những tán cây để tránh nguy cơ trong mùa mưa bão sắp đến. Các cây xà cừ trường cũng đã được ra soát lại".
Với quan điểm giữ cây, trường TPHT Lê Quý Đôn tổ chức cắt tỉa những cành cây có nguy cơ gây mất an toàn
Thầy Trần Đức Ngọc cùng trường THPT Lê Quý Đôn luôn cố gắng tìm và thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn cho học sinh trong trường nhưng quyết giữ cây xanh, không chặt phá bừa bãi mà thay vào đó là các biện pháp đề phòng ngay từ đầu.
Tuy nhiên sẽ sẵn sàng chặt bỏ nếu cây đó có tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cho giáo viên và học sinh trong trường.
"Trường có rất nhiều cây xà cừ, bài toán về cây xà cừ trong mùa mưa bão đã được đặt ra từ nhiều năm nay. Chính vì vậy nhà trường luôn có kiểm tra và có nhiều phương án đề phòng mỗi đợt mưa bão về.
Việc chặt bỏ cây xanh hàng loạt là hơi thái quá. Thay vào đó, có thể cắt tỉa bớt cành và đặc biệt là các chế đô bảo dưỡng cây định kỳ. Thông thường, cây xanh tại các trường học đều tự do mọc chứ không có chế độ cụ thể. Nhất là với các gốc cây lớn, phải kiểm tra thường xuyên và có biện pháp xử lý trước khi để nó xảy ra hậu quả".
Khuôn viên trường như 1 hệ sinh thái thu nhỏ, đàn bồ câu theo chân học sinh vào tận cửa lớp
Sân trường Lê Quý Đôn gây cho người ta cảm giác như bước vào một resort vậy, cây cối xanh mướt, nhưng lại được cắt tỉa cẩn thận, bên cạnh đó là nhiều chậu hoa sặc sỡ nhiều màu sắc.
Ngôi trường như 1 hệ sinh thái thu nhỏ bởi nơi đâu cũng có bóng râm phủ mát nhưng hệ thống cây trong trường lại rất quy củ.
Thế nhưng ấn tượng nhất có lẽ là tổ chim ngay dưới tán cây đối diện với cổng trường. Những tổ chim này gọn gàng và sạch sẽ, bên dưới có để sẵn nhiều thức ăn và nước uống đủ để thấy đây là tổ chim rất được quan tâm chăm sóc.
Không chỉ những cây lâu năm, nhà trường cũng trồng thêm nhiều cây mới.
Điều khiến chúng tôi để ý hơn cả là chim bồ câu ở đây rất rạn dĩ, chúng không sợ người lạ mà còn thản nhiên theo theo sát từng bước chân. Thầy Trần Thái Hoà chia sẻ về đàn bồ câu "mập mạp" này bằng những câu chuyện rất vui.
Tổ chim bồ câu được xây ngay giữa 2 cây xanh.
Đám chim bồ câu dạn người theo chân các em học sinh vào tận cửa lớp học.
"Bọn nó bạo lắm, cứ thấy học sinh đến là xin ăn. Có mấy em học sinh nữ còn mang cả gạo của nhà đi cho chim bồ câu của trường ăn, có khi còn theo chân học sinh đi vào tận cửa lớp, đuổi mãi cũng không chịu ra ngoài".
Những tổ chim này được đặt giữa 2 gốc cây lớn trong trường, tán cây rộng che khuất ánh nắng cho cả 1 khoảng sân trường. Nhìn kĩ dễ dàng thấy nhiều đoạn cạnh mới được cắt xuống khiến cây tuy to lớn nhưng không gây cảm giác nguy hiểm cho người đứng phía dưới.
Người thầy giản dị nhớ tuổi đời của từng gốc cây trong sân trường.
Thầy hiệu trưởng dẫn chúng tôi tham quan 1 vòng quanh sân trường, thấy nhớ rõ tuổi đời của từng gốc cây, thậm chí là những chuyện liên quan đến cây từ 8 năm về trước.
"Cách đây 8 năm do mưa bão lớn cũng đã có 1 cây xà cừ bị đổ, nhà trường nhanh chóng thuê người kéo cây lên, xử lý các phần cây không an toàn và tiếp tục "cứu cây", bây giờ cũng ra mầm rồi đấy!
Mùa hè ở đây nắng nóng vô cùng, bây giờ thầy mà chặt mất cái cây to kia thì học sinh nó trói thầy vào mất".
Cái cách các cô cậu học trò reo hò khi thầy giáo đi qua đủ để thấy thầy trò trường THPT Lê Quý Đôn thật sự gần gũi.
Thầy Ngọc vui vẻ chia sẻ về những gốc cây lớn đang toả bóng râm cho 1 nhóm học sinh đang học tiết học ngoài trời. Khu lớp học có khá nhiều em học sinh đang trong giờ nghỉ tiết, nhìn thấy thầy đi qua nhưng vẫn tinh nghịch hò reo "Chụp em với thầy nữa cô ơi!".
"Phải chặt gốc cây lâu năm thầy trò đều rất tiếc. Nhưng nếu để đó thì rất có thể chúng tôi phải ân hận"
Sau khi tổ chức rà soát kiểm tra toàn bộ hệ thống cây xanh trong trường, có 1 cây phượng khá lớn và xuất hiện những biểu hiện không đảm bảo an toàn. Trường Lê Quý Đôn đã chủ động cắt bỏ gốc cây.
Theo thầy Ngọc, các cây phượng bị mục phần gốc sẽ ảnh hưởng đến rễ cây, bên cạnh đó việc xây bêtong rào xung quanh cây hay đào bới sát gốc cây cũng sẽ ảnh hưởng đến sự sống của các cây đó.
Gộc phượng lâu năm mà nhà trường chỉ đạo chặt bỏ đã bị mục đến tận phần gốc cây.
Thầy Ngọc cho biết, việc xây bao quanh cây phải đảm bảo khoảng cách để cây không bị ảnh hưởng.
"Gốc cây phượng đó ban đầu quan sát thấy nó bị nghiêng cùng với đó nhà trường cũng nhận thấy gốc cây có vấn đề. Biện pháp chống cây không khả thi và phía bên trên cũng có nhiều biểu hiện mất an toàn nên đã chủ động cắt đi. Cũng có thể coi là may mắn bởi khi cắt bỏ phần thân cây rỗng hoàn toàn và bị mục xuống tận phần đất".
Sân trường Lê Quý Đôn chẳng thiếu những cây phương với phần thân cây to như thế này.
Kết thúc đợt rà soát này, nhà trường THPT Lê Quý Đôn chỉ phải chặt 1 gốc cây phượng lâu năm, còn lại toàn bộ cây trong trường đều được "chăm sóc" cẩn thận, hầu như cây nào cũng sẽ được cắt tỉa bới các cành mọc không an toàn.
Dù cả thầy và trò đều tiếc cây lắm, nhưng chỉ cần có nguy cơ gây mất an toàn, nhà trường sẽ ngay lập tức xử lý thích hợp.
"Cây xanh trong trường rất có giá trị. Cắt bỏ cái cành mà thầy trò đều tiếc huống chi là 1 cái cây. Nhưng màu mưa bão sắp tới, nếu để xảy ra việc đổ cây thì chúng tôi sẽ rất ân hận".
Nhiều trường cố gắng tìm cách giữ lại cây xanh Thay vì phải đốn hết cây theo phong trào, một số trường học đã tìm nhiều cách chăm sóc và giữ gìn mảng xanh trong khuôn viên sau sự cố cây ngã khiến một học sinh tử vong ở Trường THCS Bạch Đằng, Q.3, TP.HCM. Trụ đỡ lắp đặt để chống cây ngã tại Trường THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thạnh) - PHẠM...