Khi trẻ mắc lỗi, thay vì đánh mắng hãy hỏi trẻ 6 câu này
Ai cũng mắc sai lầm huống gì là con trẻ, hơn thế đó là cách để chúng học hỏi và trưởng thành. Mỗi khi cáu giận vì con bướng bỉnh, hãy hỏi con 6 câu này.
Đánh thì xót, không đánh thì hư
Mắc lỗi là điều hoàn toàn tự nhiên của mọi đứa trẻ, vì đó là cách để chúng học hỏi và trưởng thành. Tuy nhiên, hiếm có bố mẹ nào không nổi cáu hay tức giận mỗi khi các con mắc lỗi.
Trên một diễn đàn về cách dạy con, có câu chuyện của chị Hà Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) như sau:
Con gái chị Hà Anh đang học lớp mầm, bé khá ngoan và nghe lời người lớn. Nhưng mỗi khi phật lòng điều gì đó là bé ném đồ, khóc ăn vạ. Chị Hà Anh theo trường phái “đánh con là thất bại lớn của cha mẹ” nên luôn cố gắng dạy dỗ con bằng các biện pháp ôn hòa. Chỉ đến khi con quá bướng, dám hất cả bát cơm xuống sàn vì mẹ gắp miếng trứng mà bé không thích ăn, chị bực mình quá mới vật con ra giường tét mông.
“Tôi cũng chủ trương không dùng đòn roi với con, cố gắng dạy con bằng các cách bình yên nhất. Nhưng nhiều khi bất lực với con thực sự. Con bướng, khó bảo đến mức không thể nhịn nổi. Hôm trước vừa vật con ra giường tẩn cho một trận. Đánh xong con khóc, mẹ cũng khóc theo. Xót con cả tối không sao ngủ được”.
“Lúc đó mình bất lực thực sự. Phạt con cũng đã làm, nói chuyện với con cũng rất nhiều lần, con vẫn bướng như vậy nên đành phải đánh”, chị lý giải.
Dù không muốn dùng roi vọt với con, nhưng nhiều tình huống con quá bướng cũng sẽ khiến các ông bố bà mẹ hiền dịu nhất phải nổi giận.
Xử trí thế nào khi con hư là điều mà tất cả những người làm cha, làm mẹ đều đau đầu tìm lời giải. Người phạt con, người đánh con nhưng rồi hành vi xấu của con lại lặp lại.
Gặp phải những tình huống như vậy, chúng ta có thể thử hỏi con 8 câu hỏi sau:
1. Đã xảy ra chuyện gì vậy con? Hãy để con có cơ hội nói
Câu hỏi này nghe thì có vẻ đơn giản nhưng kỳ thực lại vô cùng quan trọng.
Có nhiều bậc cha mẹ khi con mắc lỗi thường có thói quen định tính mà hỏi trẻ những điều cứng nhắc kiểu như: “Tại con đánh bạn ấy trước nên bạn ấy mới đánh con”, hoặc “Chắc là con làm sai chuyện gì nên cô giáo mới phạt con chứ”.
Lúc này chúng ta nên bình tĩnh và lắng nghe những lời trẻ nói, đứng ở góc độ của con để xem xét sự thật, để tránh hiểu lầm trách oan con trẻ.
2. Con cảm thấy như thế nào? Hãy để con bộc lộ cảm xúc của mình
Video đang HOT
Sau khi tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra, đừng vội vàng giáo dục con cái.
Tâm lý trẻ em bị ảnh hưởng bởi những cảm giác chủ quan, chứ không có định nghĩa đúng hay sai. Rất nhiều lúc, chúng ta chỉ cần nói ra hết những cảm xúc trong lòng là được.
Nghiên cứu khoa học cho thấy rằng một khi con người có cảm xúc mãnh liệt hoặc đang bị kích thích, thì bên ngoài dẫu ai nói gì cũng sẽ không dễ dàng tiếp thu vào bộ não.
3. Con muốn như thế nào? Các bậc phụ huynh đừng nên phê bình hay phán đoán sai lầm của con
Tại thời điểm này, bất kể trẻ nói ra những lời kinh hoàng như thế nào cũng đừng nên vội vàng lập tức trách phạt chúng. Nên bình tĩnh và tiếp tục hỏi con câu hỏi thứ tư: “Vậy con nghĩ chúng ta nên xử lý như thế nào?”. Lúc này hãy để con cũng cùng động não suy nghĩ, tự ngẫm về những điểm hợp lý, không hợp lý của bản thân.
4. Vậy con cảm thấy có những cách xử lý nào
Ở giai đoạn này, chúng ta phải tôn trọng những suy nghĩ ngây thơ non nớt của trẻ để trẻ cảm nhận được sự tôn trọng khi thể hiện quan điểm.
Là phụ huynh, chúng ta cũng muốn ở bên cạnh cùng con nghĩ ra ý tưởng, từng bước lập kế hoạch cho con, cùng con định hướng ra các giải pháp. Bằng cách này, sau này khi trẻ gặp phải vấn đề khúc mắc sẽ lập tức có suy nghĩ tìm đến sự tham vấn của bạn.
5. Hậu quả của những cách làm này sẽ ra sao
Hãy để cho trẻ suy nghĩ và hiểu về vấn đề: Đằng sau mỗi giải pháp đều có một hệ quả mà con phải chịu trách nhiệm, liệu con có thể chấp nhận những hậu quả này?
Nếu lúc này, nếu con không thể hiểu được logic vấn đề, cha mẹ nên giúp trẻ làm rõ những ý tưởng này ngay, nói cho trẻ biết hậu quả là gì.
Nhưng lúc này các bậc cha mẹ nên tránh việc thuyết giảng, chỉ cần đơn giản và thực tế là được.
6. Con quyết định làm thế nào? Để trẻ tự kiểm nghiệm sự phán đoán của mình
Sau khi đã phân tích đầy đủ tất cả các trường hợp và hậu quả, bản thân trẻ cũng sẽ có sự cân nhắc, lựa chọn giải pháp có lợi nhất. Hơn nữa, đó cũng sẽ là sự lựa chọn hợp lý và sáng suốt nhất.
Quát mắng, đòn roi là phương pháp giáo dục được phụ huynh lựa chọn nhiều nhất khi… bất lực với con cái. Phương pháp này nếu sử dụng có tiết chế, lựa chọn đúng thời điểm và tình huống cũng như đảm bảo tính chất “đánh đòn cho tỉnh, mắng cho ngộ ra” thì sẽ mang lại hiệu quả trong việc giáo dục con.
Tuy nhiên, theo ThS tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung: “Việc quát mắng, đánh đòn con vô tội vạ, mọi lúc mọi nơi của các bậc phụ huynh sẽ khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn”.
Còn theo chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ: “Ở lứa tuổi 0-6, trẻ rất dễ bắt chước người lớn. Vì vậy khi thấy người lớn làm như thế nào thì trẻ làm giống như thế”.
Trường hợp cha mẹ của trẻ là người dễ nóng giận, thường la mắng rồi đánh con thì trong tương lai con của họ có thể dùng những cách ứng xử “copy” từ cha mẹ để giải quyết những vấn đề mình gặp phải.
Bà Nhung cho biết thêm khi phụ huynh thường sử dụng bạo lực với con, với những đứa trẻ nhạy cảm sẽ trở nên thiếu tự tin vào bản thân, mặc cảm với chính mình; với trẻ có khí chất nóng nảy có thể trở nên hung hăng, dễ cáu giận và có xu hướng tái hiện những điều mà bản thân đã trải qua với người khác. Cá biệt có những trường hợp nặng, trẻ sẽ dẫn đến trầm cảm.
Theo www.phunutoday.vn
Mẹ có con ở giai đoạn "hoàng kim" của não 3-7-10 tuổi cần học ngay cách dạy này!
Muốn con phát triển não bộ, khôn lớn tài giỏi, thông minh hơn người thì cha mẹ đừng bao giờ bỏ qua 3 giai đoạn vàng này.
Giai đoạn "hoàng kim" của não trẻ là gì?
Các chuyên gia khoa học cho rằng, sự phát triển của não trẻ là một quá trình không lặp lại, mang yếu tố hoàn thiện một lần. Cũng có thể nói, nếu trong quá trình hình thành và phát triển, đại não không thể có tác động hợp lý tới trẻ, thì sự phát triển trí tuệ sẽ gặp trở ngại, sau này nếu có cố gắng bù đắp cũng chỉ được phần nào thậm chí là vô tác dụng; ngược lại, nếu nắm bắt được giai đoạn quan trọng này, đem đến cho trẻ một sự phát triển hợp lý và đầy đủ thì não trẻ sẽ phát triển vượt trội.
Từ góc độ khoa học cho thấy, não bộ của một đứa trẻ 10 tuổi đã được định hình, kể từ lúc này mọi hành vi, suy nghĩ của trẻ về cơ bản sẽ không có gì thay đổi. Một nghiên cứu khoa học khác cho rằng: "3, 7, 10" tuổi là giai đoạn bước ngoặt trong quá trình phát triển não bộ của trẻ, cũng là giai đoạn hoàng kim để phát triển não bộ.
Vì vậy, các ông bố bà mẹ muốn con mình khôn lớn tài giỏi thì nhất định không được bỏ qua 3 giai đoạn hoàng kim này.
Mẹ nên dạy trẻ như thế nào trong giai đoạn "hoàng kim"?
Khi trẻ 3 tuổi
Trẻ 3 tuổi đã bắt đầu hình thành ý thức tự chủ mạnh mẽ, có ý thức về bản năng sinh tồn, yêu cầu, đòi hỏi và tìm bạn... Những bản năng này khiến cho trẻ có thể xuất hiện những biểu hiện: thích cạnh tranh, thích bắt chước, muốn tự mình làm mọi việc hoặc muốn làm bạn và chơi với những người xung quanh.
Tại giai đoạn này, chúng ta cần biết tận dụng có hiệu quả "ý thức cạnh tranh" của trẻ. Ví dụ: Khi chúng ta nói với con rằng: "Cất dọn đồ chơi vào", thế nhưng trẻ không hề có một động thái gì thì chúng ta có thể nói như sau: "Mẹ với con thi xem ai cất đồ chơi nhanh hơn nhé!", khi nghe thấy vậy chắc chắn trẻ sẽ hào hứng với việc cất dọn đồ chơi.
Khi bạn muốn trẻ chạy nhanh hơn nhưng trẻ vẫn cố tình đi chậm về phía sau, càng nói lại càng lề mề. Thế nhưng chỉ cần bạn nói với con rằng: "Chúng ta hãy chạy thi nhé!" thì ngay lập tức trẻ sẽ chạy thật nhanh về phía trước.
Trong giai đoạn này, có nhiều trẻ vẫn chưa biết thể hiện cảm xúc, tâm tư tình cảm, con vẫn chỉ biết khóc và ăn vạ để người lớn đáp ứng nhu cầu. Bố mẹ trước tiên phải hiểu được con mình muốn gì, sau đó có thể đưa ra những phương án để trẻ lựa chọn, tuyệt đối là không được dùng bạo lực để giải quyết vấn đề.
Ví dụ như trẻ la hét và khóc lóc khi không được xem ti vi nữa, mẹ có thể đưa ra lựa chọn khác để đánh lạc hướng của trẻ như: đi tắm, dắt chó đi dạo hoặc chơi đồ chơi cùng bố mẹ... cách làm như vậy sẽ hiệu quả hơn việc bạn tự động tắt ti vi mà không thông qua sự thỏa hiệp với con.
Khi trẻ 7 tuổi
Đây là độ tuổi trẻ bắt đầu đi học tiểu học, đây cũng chính là giai đoạn khó bảo lần 2. Trong độ tuổi này bất kể là làm việc gì thì cũng luôn lề mề và hình thành một thái quen xấu. Trẻ có thể sẽ nói: "Đợi tí nữa rồi con làm" hoặc những câu nói tương tự thể hiện suy nghĩ mình không muốn làm.
Những đứa trẻ hay nói "Đợi con một tí" thì không thể hình thành suy nghĩ tự chủ động làm một việc nào đó, trí nhớ và khả năng tư duy cũng sẽ không được phát huy.
Trong trường hợp này chúng ta có thể cho trẻ sự lựa chọn: "Giờ con hãy dọn dẹp phòng của mình, sau khi dọn xong thì con có thể tiếp tục chơi điện từ, con thấy thế nào?". Mẹ hãy tỏ ra thiện chí và không nên dùng ngữ điệu ra lệnh đối với trẻ, để con tự nguyện trả lời: "Con sẽ dọn phòng ngay bây giờ".
Trong trường hợp với một đứa trẻ không bao giờ thích dọn dẹp thì mẹ phải đầu tư thêm một chút công sức trong việc thuyết phục trẻ, bạn có thể thiết kế một trò chơi để cùng trẻ vừa làm vừa chơi, như vậy sẽ có hiệu quả hơn việc bạn ép buộc trẻ phải thực hiện yêu cầu của mình.
Khi trẻ 10 tuổi
Trong giai đoạn này, não bộ của trẻ đã bắt đầu tiếp nhận nhiều hơn những lời nói của cha mẹ. Nếu không muốn con luôn sẵn sàng chống đối, cãi lời mình, thì bố mẹ đừng bao giờ ra lệnh cho con mà nên định hướng cho con một lối đi rõ ràng. Thay vì ra lệnh cho con, mẹ hãy đưa ra các phương án để con có thể lựa chọn, ví dụ như thay vì nói: "Con phải làm thế này này" thì mẹ hãy nói: "Thế bây giờ con muốn làm thế nào nhỉ?".
Ví dụ con không giỏi môn toán, mẹ lại nói: "Con phải đầu tư thêm vào môn toán chứ" hoặc "Có gì không hiểu phải hỏi thầy giáo chứ", những câu như vậy sẽ không khiến trẻ có thêm động lực để học. Mẹ có thể tâm sự với con: "Thực ra thì ngày xưa mẹ cũng rất sợ môn toán, nhưng cứ khi có chỗ nào không hiểu mẹ liền hỏi thầy giáo, chỉ sau vài lần như vậy mẹ đã có tiến bộ, con nghĩ con nên làm gì để học toán tốt hơn?".
Trong giai đoạn này, điều quan trọng nhất là ba mẹ đừng nên áp đặt, ra lệnh cho con mà hãy hướng cho con để con tự nói ra "Con sẽ làm thế này" hay "Con muốn như thế này".
Bố mẹ hãy tạo cho con cảm giác con được tôn trọng và hãy dành cho con lời khen, lời khích lệ động viên khi con đã thực sự cố gắng. Khi gặp một vấn đề, nếu muốn cho con có thêm thời gian suy nghĩ thì mẹ có thể nói: "Con nghĩ xem, biết đâu con lại có phương án giải quyết tốt hơn mẹ, con hãy suy nghĩ đi nhé, ngày mai chúng ta sẽ lại tiếp tục".
Và, bố mẹ hãy nhớ rằng, đừng bao giờ chê bai con, so sánh con với những trẻ khác, tỏ sự thất vọng về con... Hãy dành cho con lời khen ngợi khi con có tiến bộ, để bé biết rằng mình phải cố gắng mỗi ngày. Khi bé đạt thành tích cao, bố mẹ cũng đừng quá khen con để con nghĩ mình là nhất, và tới đây mình sẽ dừng lại.
"Hôm nay con đã giỏi hơn ngày hôm qua rồi, mẹ biết ngày mai con sẽ cố gắng để giỏi hơn ngày hôm nay", nói với con điều này, mẹ nhé.
Trong 3 giai đoạn vàng bố mẹ đừng quên dành thời gian cho con, ở bên con nhiều hơn, giúp con phát triển não bộ bằng những hành động, những lời khích lệ thay vì la mắng hay chỉ trích. Đừng nóng vội, dạy con là cả một hành trình đó mẹ ơi!
Theo www.phunutoday.vn
3 cách dạy con dùng tiền hiệu quả ngay từ khi còn nhỏ Bạn cần dạy cho con ý nghĩa và giá trị của đồng tiền , từ đó có những cách dạy con dùng tiền hiệu quả nhất. Giai đoạn thứ nhất: Nhận biết tiền Khi con còn đang bi bô tập nói, các bậc cha mẹ dạy chúng phân biệt tiền xu và tiền giấy, để cho chúng hiểu "tiền bạc có thể mua...