Những năm gần đây, cứ mỗi dịp hè, nhiều bậc phụ huynh gửi con mình vào các đơn vị bộ đội để các cháu tập làm “lính”, gọi là “Học kỳ quân đội”. Tiếng là “học kỳ” nhưng thời gian các cháu “đi bộ đội” chỉ một tuần.
Một khóa học kỳ quân đội do Trung tâm thanh thiếu niên miền Nam tổ chức – Ảnh minh họa: N.N
“Cho cháu đi đâu chứ gửi vào đơn vị bộ đội là tôi an tâm”, một phụ huynh đã khẳng định như vậy. Đúng là “chọn mặt gửi vàng”. Đã vào trại lính thì thanh niên ngoài đời ngang bướng cỡ nào cũng phải “xếp vó”, huống là học sinh phổ thông cơ sở!
Vì sao không cho con đi du lịch các nơi mà lại cho con “làm lính”? Câu hỏi này được nhiều phụ huynh cho ra cùng đáp số: “Để rèn cho con tính kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn, tạo tính tự lập và tự tin”.
Lính là môi trường vô cùng khắc nghiệt. Chỉ những ai từng khoác bộ quân phục màu cỏ úa ấy lên người, thành “anh bộ đội Cụ Hồ” rồi mới hiểu thế nào là… lính. Ngoài đời, anh có thể buông tuồng, ăn chơi lêu lổng, thậm chí cãi lại cha mẹ nhưng khi đã vào lính rồi, mọi việc đâu ra đó. Môi trường quân đội không có chỗ cho sự lười biếng, không có đất sống cho sự cẩu thả, hời hợt; càng không có lý do để anh thoái thác các nhiệm vụ được giao phó.
Dĩ nhiên, đối với các cháu học sinh trung học, vào môi trường quân đội có một tuần thì chỉ dừng ở mức làm quen với “không khí” của lính chứ không thể áp dụng 100% kỷ luật quân đội như người lính thực thụ được. Dù vậy, được sinh hoạt trong môi trường quân đội, tuy ít ỏi về thời gian nhưng “không khí” lính tráng cũng đã phần nào “ngấm” vào các em. Ít nhất thì cũng giúp cho các em hiểu thế nào là sự ngăn nắp, là tính kỷ luật trong sinh hoạt hằng ngày, là sự tự lập, tự chăm sóc cho bản thân, tính dạn dĩ trước đám đông, cuối cùng là hiểu thế nào là… lao động, dù là chỉ quét cái nhà!
Mỗi cặp vợ chồng bây giờ chỉ được phép sinh hai con. Con ít, nhiều gia đình lại có điều kiện kinh tế nên đa phần các bậc cha mẹ lo cho con từ A đến Z. Từ việc chở đi học đến việc quét nhà, nấu cơm, thậm chí nặn kem vào bàn chải mỗi sáng, cha mẹ cũng làm hết cho con. Đứa trẻ đã được cha mẹ biến thành “cây cảnh” lúc nào không hay. Để đến khi con bắt đầu khôn lớn, cha mẹ mới nhận ra rằng, giáo dục kiểu “nuôi chim trong lồng” như thế là hỏng. Ngồi đâu cũng nghe cha mẹ kêu ca về sự ỷ lại của con, về sự lười biếng của lũ trẻ. Vì vậy, cho con vào trại lính như một giải pháp “sửa sai” vậy.
Nhập vào “không khí lính” là tốt, nhưng có lẽ các đơn vị quân đội chỉ nên cho các em tập làm quen với tính kỷ luật, dạy cho chúng biết thương yêu người thân và “đồng đội” chứ không nên tập cầm súng, dù là súng không có đạn. Chỉ có kẻ thù mới buộc ta ôm cây súng-như lời một bài hát đã lâu. Đừng buộc trẻ con phải ôm súng trong khi các em còn quá bé.
Theo TNO
Tin mới nhất
Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao
2 năm trước
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn
2 năm trước
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại
2 năm trước
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ
2 năm trước
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày
2 năm trước
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023
2 năm trước
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non
2 năm trước
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp
2 năm trước
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội
2 năm trước
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023
2 năm trước
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh
2 năm trước
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
2 năm trước
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...