Khi trẻ căng thẳng, phụ huynh hãy là ‘nhà tâm lý’
Bà Phan Thị Lan Hương – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quyền trẻ em cho biết, trẻ bị stress đôi khi không phải vì áp lực học tập mà có thể các em bị áp lực từ những yếu tố khách quan, từ việc bố mẹ chưa hiểu nên dễ dẫn đến bị căng thẳng, xung đột và bộc phát.
Trần Nguyễn Gia B. – học sinh lớp 6 trường THCS Lê Quý Đôn (Long Biên, Hà Nội) bộc bạch: “Nhiều lúc em cảm thấy căng thẳng, stress nhưng không biết bày tỏ cùng ai. Những lúc như thế, em thường chọn cách viết nhật ký, đọc sách để giải tỏa và chuyển hóa cảm xúc tiêu cực của mình”.
“Mỗi khi em không được điểm cao hoặc mắc lỗi gì đó ở lớp là em rất sợ về nhà vì bố em mắng xong là đánh. Em mong bố bớt nóng giận và hiểu cho sự cố gắng của em”… – chia sẻ của một học sinh lớp 9 chuẩn bị thi chuyển cấp.
Đó là chia sẻ của hai trong số rất nhiều học sinh có biểu hiện stress, lo âu… sau thời gian dài học trực tuyến ở nhà. Cá biệt, có học sinh bị trầm cảm đã không giữ được bình tĩnh nên có những hành động dại dột.
Học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (Long Biên, Hà Nội) trong tiết chuyên đề giáo dục kỹ năng sống.
Theo bà Phan Thị Lan Hương – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quyền trẻ em, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam, thời gian gần đây, những vụ việc đáng tiếc như học sinh tự tử đều có liên quan đến vấn đề tâm lý. Đôi khi không phải vì căng thẳng học tập, mà có thể các em bị áp lực từ những yếu tố khách quan, từ việc bố mẹ con cái chưa hiểu nhau nên dễ dẫn đến bị căng thẳng, xung đột và bộc phát.
“Thông qua những bức thư gửi bố mẹ của trẻ, tôi nhận thấy: Bố mẹ cần có sự thay đổi về cách ứng xử, giáo dục con cái sao cho phù hợp; bởi thực tế giới trẻ cũng có nhiều áp lực. Áp lực này đôi khi không đến từ bố mẹ hay thầy, cô, nhà trường; mà có những em tự tạo áp lực cho mình. Hoặc áp lực từ trong cuộc sống, môi trường xã hội xung quanh…”.
Bà Hương cho rằng, nếu bố mẹ không biết cách giải tỏa, ứng xử phù hợp, các em dễ rơi vào trạng thái buồn bã, luôn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, lo âu. Nếu bố mẹ lại không biết cách xoa dịu, xung đột xảy ra là điều dễ hiểu.
“Vẫn biết, trong cuộc sống bố mẹ có nhiều áp lực, nhưng chúng ta không thể đòi hỏi trẻ phải hoàn thiện bản thân. Hãy cho các em quyền được sai. Bởi có sai mới trưởng thành. Vì thế, phụ huynh phải biết cách và hãy là nhà tâm lý cho con em của mình” – bà Hương khuyên các bậc phụ huynh.
Ở khía cạnh khác, TS. Lê Minh Công – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ sức khỏe tinh thần, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh) cho rằng, không chỉ có học sinh mà phụ huynh và giáo viên cũng cần được tư vấn tâm lý. TS. Lê Minh Công cho biết, những nghiên cứu trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và sau COVID-19 cho thấy, giáo viên cũng gia tăng các vấn đề sức khỏe tâm thần cần phải được chăm sóc, nhất là tại quốc gia đang phát triển và đặt kỳ vọng, gánh nặng lên vai nhà giáo như ở nước ta.
Video đang HOT
Theo ông Công, những khó khăn của giáo viên đến từ khủng hoảng hay trách nhiệm quá nhiều với vai trò là vợ hay chồng, cha mẹ mà trong thời gian giãn cách xã hội họ vẫn phải thực hiện.
Với vai trò là giáo viên, họ phải chịu áp lực về việc phải truyền tải đủ nội dung kiến thức, phải tiếp cận và học sử dụng công nghệ mà trước đây không phải thực hiện, trong khi nhiều người không có kiến thức và kỹ năng thành thục về lĩnh vực này. Ngoài việc phải dạy trực tuyến thì nhà giáo cũng phải giãn cách xã hội, có nguy cơ nhiễm COVID-19, khó khăn về tài chính… Do vậy, việc chăm sóc sức khỏe tâm thần của giáo viên cũng rất quan trọng. Thầy cô khỏe mạnh mới có thể giúp học sinh an lạc, hạnh phúc trong các giờ dạy.
Phụ huynh có sẵn sàng cho con trở lại trường?
Ý kiến của phụ huynh thế nào về việc cho con trở lại trường học trong bối cảnh hiện nay?
Gần 3 tháng kể từ khi năm học mới 2021 - 2022 bắt đầu, Hà Nội mới cho học sinh lớp 9 ngoại thành trở lại trường từ đầu tuần này, còn các khối lớp khác vẫn học trực tuyến cho tới khi có thông báo. Trong khi đó, nhiều tỉnh thành lân cận đều mở cửa trường theo hướng vùng dịch cấp độ 1, 2 cho học sinh tới lớp, vùng 3, 4 từng bước mở cửa trở lại. Thông tin này khiến nhiều phụ huynh như chị Lê Thị Mai Hoa (39 tuổi, Long Biên, Hà Nội) càng lo lắng, sốt ruột.
Mong con sớm đi học
"Học online kéo dài, con tôi bị nghiện máy tính, mắt tăng lên gần 2 đi-ốp từ tháng 5 đến nay. Hai vợ chồng thường xuyên phải đi công tác nên ông bà nội ngoại luôn phiên từ quê lên Hà Nội chăm sóc hai cháu", chị Mai Hoa chia sẻ.
Quê ở Điện Biên, vợ chồng chị Hoa lấy nhau và lập nghiệp ở Hà Nội hơn 10 năm nay. Anh chị có hai con trai học lớp 7 và lớp 3. Sau thời gian dài dán mắt vào máy tính để học trực tuyến, con trai út của chị luôn tỏ ra ngán ngẩm, chán chường mỗi khi đến giờ học.
Con đưa ra đủ các lý do để ông bà thương không bắt học online như đau bụng, buồn ngủ, đói, mệt, thèm ăn, đau mắt... Còn khi bố mẹ ở nhà bắt vào học, thì cậu nhóc vùng vằng, than mệt, nằng nặc đòi đi học để được gặp bạn. Không thể có mặt 24/24 ở nhà để giám sát con cái học tập, vợ chồng chị mong trường mở cửa trở lại hơn lúc nào hết.
Theo chị, việc mở cửa trường sớm là phù hợp bởi dịch cơ bản được kiểm soát. Việc đòi hỏi sự an toàn tuyệt đối trong lúc này là không thể. Thay vì lo lắng, ngành giáo dục nên khởi động việc học tập trung, siết chặt các biện pháp an toàn.
"Giáo viên chủ nhiệm lớp các con tôi từng khảo sát ý kiến phụ huynh có sẵn sàng cho con đi học trở lại?. Bên cạnh các gia đình mong mỏi con được đến trường thì nhiều gia đình khác trong lớp vẫn chưa muốn cho con đi học vì họ có điều kiện trông con hoặc chưa thấy yên tâm. Để dung hòa lợi ích, tôi nghĩ trường có thể mở cửa dần cho phụ huynh có nhu cầu, kết hợp dạy trực tuyến cho các em ở nhà", chị Mai Hoa đề xuất.
Mong muốn là vậy nhưng vợ chồng chị không đặt nhiều hy vọng, bởi chị nghĩ ngành giáo dục khó có thể thực hiện việc học tập trung trong tháng này. Do đó, chị đã tính đến phương án thuê gia sư đến nhà vừa dạy, vừa kèm con học online để yên tâm đi làm.
Có hai con lớp 5 và lớp 12, anh Lâm Quang Hưng (45 tuổi, ở Hoàn Kiếm) cũng trông ngóng trường mở cửa. Khi năm học mới bắt đầu, hai vợ chồng anh đã bàn trước các kịch bản, phân công cụ thể nhiệm vụ từng người ở từng giai đoạn. Thậm chí, họ còn tính tới tình huống xấu có thể phải học online đến hết năm.
Anh lo ngại nhất là kịch bản trường học đóng cửa, con học online đến hết học kỳ I tức là kéo dài qua giữa tháng 1/2022. Thời điểm này cũng gần tới lịch nghỉ Tết Nguyên đán, khi đó ngày đi trở lại kéo dài đến đầu tháng 2. Từ nay đến đó là quãng thời gian quá dài, quá sức chịu đựng của các con. Khi ấy cả thể chất lẫn lực học đều ảnh hưởng.
Phụ huynh này đưa ra giải pháp rằng các trường nên hoạt động lại kiểu "cuốn chiếu". Trường nào đủ điều kiện chống dịch, địa bàn quanh trường không khi nhận ca mắc COVID-19 trong 14 ngày trở lại thì nên bố trí học trực tiếp. Học sinh chỉ học một buổi trong ngày, thời gian còn lại kết hợp học trực tuyến.
Theo anh Hưng, việc này trước tiên giải toả được tâm lý, tạo cảm giác thích thú học tập cho các cháu. Phụ huynh cũng có thời gian sắp xếp cho công việc khi nền kinh tế hoạt động trở lại.
Đặc biệt với khối lớp 12, anh Hưng rất sốt ruột bởi việc học online kéo dài sẽ ảnh hưởng kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tính đến nay, lứa học trò sinh năm 2004 trải qua ba năm THPT liên tiếp chịu ảnh hưởng bởi COVID-19. Kỳ thi năm tới sẽ khó đảm bảo chất lượng và giành tấm vé vào đại học.
Học sinh đeo khẩu trang trong lớp học. (Ảnh minh hoạ: T.K)
"Theo tôi, ưu tiên lớn nhất của Hà Nội lúc này nên mở cửa sớm cho toàn bộ học sinh khối lớp 12 trên địa bàn thành phố được học tập trước. Các con ở độ tuổi có thể tiêm vaccnie, lại trưởng thành, có thể biết cách bảo vệ mình nên cũng yên tâm", vị phụ huynh chia sẻ.
Chị Lô Thị Nhung (39 tuổi, quê Nghệ An, trú quận Thanh Khê, Đà Nẵng) cho biết, vì công việc, vợ chồng chị đi làm cả ngày, 2 con ở nhà tự bảo ban nhau học online nên chị rất lo lắng. "Khó nhất là lịch học 2 con trùng nhau. Nhà chỉ có một laptop nên ưu tiên cho chị học, đứa nhỏ thì mình phải để điện thoại ở nhà cho cháu sử dụng. Thực sự rất lo sự cố cháy, nổ khi các con học online vì thực tế đã xảy ra những tai nạn đau lòng", chị Nhung nói.
Chị Nhung đề nghị, Đà Nẵng nên xem xét, bố trí cho học sinh ở những vùng có cấp độ dịch ở cấp 1 và 2 đi học trở lại chứ học trực tuyến kéo dài sẽ không ổn. Nhiều địa phương khác vẫn cho học sinh đến trường theo các vùng cụ thể, Đà Nẵng cũng cần tính toán chứ đừng quá thận trọng.
Cùng quan điểm, anh Phan Văn Việt (trú phường Hòa Thuận Đông, quận Hải Châu) cho rằng thành phố cần sớm cho trẻ trở lại trường. Hiện Đà Nẵng chỉ có 2 phường Nại Hiên Đông và An Hải Bắc (quận Sơn Trà) là vùng dịch cấp độ 3, còn lại là cấp độ 2 thì nên cho học sinh đến trường. Phụ huynh không thể nghỉ việc để ở nhà theo con học online mãi được. Dịch kéo dài, người lao động như chúng tôi phải nghỉ không lương, giờ công ty hoạt động trở lại, không đi làm thì lấy gì lo cho cuộc sống gia đình. "Những vùng an toàn nên tổ chức cho học sinh đến lớp, những vùng chưa an toàn tiếp tục cho các em học online", anh Việt nói.
Học trực tuyến không hiệu quả
Theo kế hoạch của Sở GD&ĐT, học sinh ở TP.HCM sẽ tiếp tục ở nhà, duy trì học trực tuyến trong hơn 2,5 tháng nữa. Thông tin này khiến không ít phụ huynh lo lắng và khó khăn trong việc sắp xếp thời gian trông con học.
Hai con đang học lớp 6 và lớp 3, chị Lê Tố Trinh (quận Bình Tân, TP.HCM) lo lắng khi con chưa được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Tuy nhiên, khi được hỏi về việc có đồng tình cho con trở lại trường thì chị bày tỏ nên cho học sinh đi học lại vào tháng 12, bởi học trực tuyến kéo dài không hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh.
"Dù con chưa được tiêm chủng vaccine nhưng khi đến trường sẽ có biện pháp phòng dịch, vẫn khẩu trang, vẫn 5K thì khó lây bệnh còn hơn ở nhà. Mấy tháng nay học online đâu có hiệu quả mấy, con tui lớp 6 đầu cấp nữa, học trực tuyến quá lâu sẽ hổng kiến thức sau này lên lớp có biết gì không", chị Trinh cho hay.
Chị Trịnh Kim Chi cũng có 2 con đang học lớp 8 và lớp 11 tại TP Thủ Đức cho biết, cả hai đều được tiêm vaccine COVID-19 mũi 1, thời gian hoàn thành mũi 2 dự kiến cuối tháng 11. Chị đồng tình cho các con quay lại trường vào tháng 12 sắp tới, bởi việc học trực tuyến thời gian qua theo chị là không hiệu quả.
" Học online lâu quá rồi các con cũng thiếu tương tác, hiệu quả thì sao bằng học trực tiếp, không có hiệu quả đâu, lo con mất gốc. Tôi cũng mong cho con tới trường và con cũng mong tới trường gặp bạn bè, gặp thầy cô. Chứ ôm cái máy học lâu quá nhiều khi hại mắt, hại não", chị Chi cho biết.
Cô Trần Thúy An, Hiệu trưởng trường THCS Minh Đức (quận 1) cho rằng, việc quyết định cho học sinh đi học trở lại hay chưa là quyết định quan trọng, cần dựa trên tình hình dịch bệnh, y tế, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, phụ huynh có đồng tình hay không... thì ngành giáo dục mới quyết định cho học sinh đi học.
"Dưới góc độ quản lý một trường học, tôi cho rằng, các cấp lãnh đạo sẽ có quyết định sáng suốt và thấu đáo nhất về quyết định cho học sinh đi học trở lại hay không", cô An cho biết thêm.
Khác với hai phụ huynh trên, anh Nguyễn Từ Thức (42 tuổi, quận 7, TP.HCM) không đồng ý cho con trở lại trường vào lúc này. Theo anh, việc đi học trở lại được thực hiện nếu đủ hai yếu tố: Vaccine ở cộng đồng đủ diện rộng và dịch bệnh được kiểm soát triệt để.
Số ca nhiễm, tử vong những ngày qua giảm nhưng thực tế vẫn ở mức cao, chưa thể nói là an toàn. Bộ tiêu chí an toàn trường học mới dừng ở dự thảo, một nửa cơ sở vật chất, trường học đang được trưng dụng. Mọi việc đang rất ngổn ngang như vậy thì không thể học trực tiếp lúc này. Thà để con học muộn, nhưng an toàn sức khoẻ là trên hết, vị phụ huynh này lo ngại.
Giáo viên mầm non: Gắn bó với nghề bằng tình yêu thương LTS: Giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 24 năm 2021 do Sở GD-ĐT TPHCM phối hợp Báo SGGP tổ chức, nhằm tôn vinh 50 cán bộ quản lý, giáo viên có nhiều đóng góp trong đổi mới phương pháp giảng dạy, được đồng nghiệp tín nhiệm, phụ huynh và học sinh tin yêu. Qua 24 năm tổ chức, giải thưởng đã tiếp...