Khi “tín dụng đen” câu kết với cán bộ ngân hàng…
Tỉnh Bình Dương, nơi công nghiệp phát triển mạnh, số lượng nhà máy, xí nghiệp; số lượng công nhân thuộc hàng cao nhất nước luôn là điểm đến của các đối tượng cho vay nặng lãi từ khắp mọi miền đất nước.
Nguyễn Hoàng Anh (SN 1986), Trần Văn Phúc (SN 1998) và Lưu Quốc Phong (SN 1990) cùng quê Hải Phòng muốn vào Nam lập nghiệp. Không có trình độ, tay nghề nhưng lại thừa sự liều lĩnh nên cả ba bàn tính sẽ vào Bình Dương để cho vay lãi nặng mà con mồi nhắm đến là các công nhân, người lao động. Cả 3 đem chuyện này để nhờ đối tượng Quang, một người hàng xóm với Hoàng Anh hỗ trợ. Quang đồng ý cấp 300 triệu đồng cho nhóm này làm vốn và thỏa thuận tiền lợi nhuận sẽ chia cho Quang 30% sau khi đã trừ tiền thuê nhà, tiền ăn uống, tiền tiêu xài chung.
Ba đối tượng từ Hải Phòng vào Bình Dương cho vay nặng lãi.
Tháng 2/2023, cả 3 đối tượng vào địa bàn phường An Phú, TP Thuận An (Bình Dương) và bắt tay ngay vào việc in phát tờ rơi cho vay. Theo đó, nếu vay trả góp theo ngày sẽ cho vay từ 2-10 triệu đồng, mỗi ngày góp từ 200-500 ngàn đồng trong 25 ngày, tính ra lãi suất là 432%/năm. Còn “vay đứng”, vay 10 triệu đồng thì mỗi ngày đóng 200.000 đồng tiền lãi, thu trước 5 ngày, thu phí dịch vụ 500.000 đồng. Tính ra người vay nhận được số tiền thực tế là 8,5 triệu đồng nhưng phải đóng lãi 6 triệu đồng/tháng, tức lãi vay trên 70%/tháng. Tính đến lúc bị bắt, chỉ sau gần 4 tháng hành nghề các đối tượng này đã bỏ túi 280 triệu đồng tiền lãi….
Theo Phòng CSHS, Công an tỉnh Bình Dương, để thu hút người vay, các đối tượng dán quảng cáo, phát tờ rơi, chạy quảng cáo trên mạng xã hội và giao dịch thông qua điện thoại. Khi có khách hàng, đối tượng không yêu cầu cung cấp giấy tờ tùy thân, không viết giấy vay nợ, mà chỉ yêu cầu cung cấp địa chỉ nơi ở, hình ảnh nhạy cảm cá nhân, số điện thoại của người thân. Đối tượng vay là các tiểu thương buôn bán nhỏ tại các chợ trời, chợ tạm, công nhân, các đối tượng cờ bạc nhỏ lẻ.
Tuy nhiên, kiểu cho vay trên được đánh giá chỉ là “cò con”, còn cho vay núp bóng dưới hình thức “hợp đồng giả cách” mới thật sự “tàn bạo”, bóp nghẹt con nợ. Cho vay kiểu này thường với số tiền lớn, kẻ cho vay núp bóng với vỏ bọc là doanh nhân, chủ cơ sở, câu kết với nhân viên ngân hàng hoạt động dưới các hình thức vay “đáo hạn ngân hàng”, “vay vốn làm ăn” bằng các hợp đồng ủy quyền, hợp đồng mua bán tài sản là bất động sản (hay hợp đồng giả cách). Người vay là các chủ công ty, doanh nghiệp nhỏ có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh hoặc sang Campuchia đánh bạc…
Trần Viết Kiều (SN 1980) là Phó Giám đốc chi nhánh của một ngân hàng nằm trên địa bàn TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) có mối quan hệ bạn bè với anh Nh. Do có nhu cầu vay tiền, tháng 11/2022 anh Nh. chuyển hồ sơ cho Kiều đề nghị vay số tiền 8 tỷ đồng bằng hình thức thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Đến ngày 18/11/2022, anh Nh. liên hệ Kiều mong được giải ngân sớm số tiền 500 triệu đồng. Kiều đồng ý. Một lúc sau, tài khoản của anh Nh. nhận được 500 triệu đồng.
Mười ngày sau, Kiều cùng với Nguyễn Khắc Việt (SN 1985, quê Hà Nội) đến nhà của anh Nh. thông báo ngân hàng không đồng ý giải chấp cho anh Nh. vay 8 tỷ đồng, số tiền 500 triệu đồng mà anh Nh. nhận là tiền vay “ nóng” của Việt với lãi suất 0,5%/1 ngày (15%/tháng). Sau đó, Kiều và Việt yêu cầu anh Nh. phải giao chiếc xe ôtô hiệu Hyundai Kona cho Kiều để làm tin. Vì sợ ảnh hưởng đến gia đình nên anh Nh. đồng ý giao xe ôtô cho Kiều.
Video đang HOT
Bốn tháng sau, Kiều hẹn anh Nh. đến quán cà phê và yêu cầu anh Nh. ký vào giấy mượn tiền của Việt 500 triệu đồng, cam kết trả trước 100 triệu đồng, số còn lại sẽ trả trong tháng 4/2023. Sau khi anh Nh. viết giấy nợ, Kiều liền điện thoại thông báo cho Việt biết. Việt cùng 2 người nữa đến gặp anh Nh. tại quán cà phê. Tại đây, các đối tượng đe dọa yêu cầu anh Nh. phải viết giấy nhận tiền đặt cọc bán thửa đất nơi anh Nh. đang sinh sống cho Kiều và thể hiện đã nhận cọc của Kiều số tiền là 817 triệu đồng (bao gồm vốn và tiền lãi của số tiền vay 500 triệu đồng). Sau khi anh Nh. đã ký giấy mượn tiền, giấy nhận cọc, các đối tượng đi về.
Một thời gian sau, khi các đối tượng hẹn anh Nh. đến quán cà phê để tiếp tục gây sức ép đòi nợ thì bị cơ quan Công an mời về làm việc. Qua quá trình điều tra, Cơ quan Công an thu giữ một số giấy tờ đất tại nhà Kiều đều được làm giả để phục vụ cho mục đích bất chính nên đã bắt tạm giam Kiều. Qua tài liệu thu giữ được thể hiện Kiều cùng đồng bọn dùng thủ đoạn cho vay đáo nạn, cho vay bằng hợp đồng giả cách với số tiền hàng tỷ đồng và đã thu lợi số tiền bất chính rất lớn.
Trong năm 2022 và 9 tháng đầu năm 2023, Công an tỉnh Bình Dương đã triệt xóa 15 vụ, khởi tố 22 đối tượng về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Bên cạnh đó, Công an tỉnh đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương đồng loạt ra quân tổ chức kiểm tra hành chính 23/24 điểm giao dịch của Công ty cổ phần F88…
Đại tá Trần Văn Chính cho biết, trong thời gian tới, Công an tỉnh Bình Dương sẽ tập trung đấu tranh triệt xóa, xử lý nghiêm các loại tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”; áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ tổ chức đấu tranh làm rõ, xử lý nghiêm các băng nhóm, đường dây, tổ chức hoạt động “tín dụng đen” nói chung và thủ đoạn lợi dụng các ứng dụng trên điện thoại để hoạt động “tín dụng đen” biến tướng nói riêng
Công an Hà Tĩnh triệt phá đường dây đánh bạc có quy mô gần 100 tỷ đồng
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa triệt phá thành công đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc chuyên nghiệp liên tỉnh, xuyên quốc gia có quy mô gần 100 tỷ đồng; ra quyết định khởi tố 19 bị can về các tội "Đánh bạc" và "Tổ chức đánh bạc" theo quy định.
Qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng, thời gian qua Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh phát hiện tình trạng học sinh, sinh viên thuộc các trường THPT và Cao đẳng, Đại học cũng như công nhân các nhà máy, xí nghiệp, cán bộ, công viên chức tham gia cá cược trực tuyến trên mạng xã hội bằng các game bài đổi thưởng, gây nhiều hệ luỵ xấu, ảnh hưởng đến tình hình ANTT trên địa bàn.
Tập trung điều tra, xác minh, cơ quan Công an phát hiện đường dây đánh bạc trực tuyến qua mạng Internet với nhiều hình thức khác nhau như lô đề, game bài đổi thưởng trên trang web fbslive.com và ứng dụng FBS, cá độ bóng đá...
Các game bài trên hệ thống đánh bạc của các đối tượng.
Công cụ phương tiện các đối tượng sử dụng để livestream các trang tổ chức đánh bạc trực tuyến.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Giám đốc Công an tỉnh, đơn vị đã xác lập chuyên án để tập trung đấu tranh, triệt phá. Bằng việc áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan Công an xác định đây là đường dây tội phạm hoạt động đánh bạc có tổ chức do các đối tượng người Trung Quốc ở ngước ngoài chủ mưu, móc nối với nhiều đối tượng trong nước để hoạt động phạm tội đánh bạc có tính chất chuyên nghiệp liên quan đến nhiều địa bàn trên cả nước như Hà Tĩnh, Nghệ An, Hà Nội, Thái Nguyên, Thái Bình, Nam Định, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bến Tre..
Bước đầu cơ quan Công an xác định đường dây tổ chức đánh bạc này được hoạt động theo phương thức: Các đối tượng người Trung Quốc (nhà phát hành) thuê người tạo lập trang web fbslive.com và ứng dụng FBS để tạo thành một hệ thống đánh bạc.
Hệ thống đánh bạc "fbslive.com" là một cổng trò chơi (game) đánh bạc trực tuyến hoạt động trên nền tảng hệ điều hành Android, IOS, Window được sử dụng cho các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy vi tính...
Hệ thống Fbslive được tích hợp nhiều trò chơi khác nhau như tài xỉu, xổ số, xóc đĩa, lô đề, cá độ...và sử dụng tiền ảo (gọi là xu) với quy ước 1 xu tương đương 1.000 đồng để cho các đối tượng mua và đặt cược trong các game của Fbslive. Cổng game này cho phép con bạc nạp và rút tiền về tài khoản ngân hàng để nhận tiền đánh bạc.
Các đối tượng Đàm Thị Hải Hà (trái) và Nguyễn Phú Vinh tại cơ quan Công an.
Các đối tượng tại cơ quan Công an.
Để vận hành hệ thống và lôi kéo các con bạc tham gia hệ thống đánh bạc, "nhà cái" sẽ tuyển dụng các bộ phận khác nhau như bộ phận kỹ thuật có nhiệm vụ vận hành trang web và ứng dụng, xử lý các sự cố kỹ thuật đăng nhập và đặt cược trên hệ thống; Bộ phận quản lý và hỗ trợ nạp rút tiền trên hệ thống; Bộ phận chăm sóc khách hàng có nhiệm vụ xử lý sự cố cho con bạc; Bộ phận phát trực tiếp ứng dụng để kêu gọi và hỗ trợ con bạc đánh bạc...
Trong đó, tại Việt Nam, cơ quan Công an xác định một số đối tượng là người Việt Nam hoạt động tại Thái Nguyên, Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Bắc Giang và nhiều con bạc khác trực tiếp tham gia đường dây tổ chức đánh bạc nói trên thực hiện nhóm nhiệm vụ chăm sóc khách hàng và livestream phát trực tiếp ứng dụng đánh bạc. Trong đó, đối tượng Đàm Thị Hải Hà (SN 1993, trú tại xã Kim Sơn, TX Sơn Tây, TP Hà Nội) đảm nhận nhiệm vụ tại bộ phận chăm sóc khách hàng và tuyển dụng, quản lý hệ thống các nhân viên phát trực tiếp ứng dụng đánh bạc trên hệ thống.
Sau một thời gian thu thập đầy đủ các chứng cứ, tài liệu về hoạt động phạm tội của các đối tượng. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Giám đốc Công an tỉnh, ngày 21/7/2023, Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp với Phòng kỹ thuật nghiệp vụ, Công an huyện Đức Thọ và Công an TP Vinh, tỉnh Nghệ An tiến hành khám xét, bắt giữ, triệu tập 11 đối tượng là cấp dưới trong đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc trú tại địa bàn Hà Tĩnh và Nghệ An.
Qua khám xét lực lượng chức năng thu giữ được nhiều đồ vật, tài liệu có liên quan đến hoạt động phạm tội.
Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh trực tiếp tham gia chỉ đạo bắt giữ các đối tượng.
Tiếp đó, ngày 28/7/2023, đồng loạt các tổ công tác thuộc lực lượng Công an Hà Tĩnh phối hợp với các đơn vị có liên quan đã bất ngờ tiến hành triệu tập, bắt giữ thêm 9 đối tượng khác tại nhiều địa bàn khác như Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Bắc Giang. Qua khám xét, thu giữ 2 bộ thiết bị livestream, 4 máy tính xách tay, 13 điện thoại di động, 579 triệu đồng tiền mặt và một số đồ vật, tài liệu, dữ liệu điện tử khác.
Tại cơ quan Công an, Đàm Thị Hải Hà khai nhận, Hà là người điều hành hoạt động của bộ phận chăm sóc khách hàng và tuyển dụng nhân viên phục vụ hoạt động đánh bạc tại Việt Nam thông qua cấp dưới là Đàm Thị Minh Tâm (SN 1998, trú tại xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, Nam Định) và Nguyễn Phú Vinh (SN 1986, trú tại Phường Gia Thụy, Quận Long Biên, TP Hà Nội). Đồng thời, Hà là đối tượng chịu trách nhiệm liên lạc trực tiếp với các đối tượng người Trung Quốc hoạt động ở nước ngoài để duy trì hoạt động của hệ thống đánh bạc FBSlive.
Với phương thức hoạt động như trên, cơ quan Công an xác định từ đầu năm 2023 đến nay đường dây tổ chức đánh bạc nói trên đã lôi kéo các con bạc trên phạm vi toàn quốc nộp tiền vào hệ thống FBS tham gia đánh bạc gần 100 tỷ đồng.
Hiện, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 19 bị can về tội "Đánh bạc" và "Tổ chức đánh bạc". Danh tính các đối tượng được xác định là:
Đàm Thị Hải Hà (SN 1993, trú tại xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội), Đàm Thị Minh Tâm (SN 1998, trú tại xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), Nguyễn Phú Vinh (SN 1986, trú tại tập thể Công ty XNK máy và phụ tùng, ngõ 558 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Gia Thụy, Quận Long Biên, TP Hà Nội), Trần Phong Thiện (SN 1996, trú tại xã Tiên Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre), Nguyễn Phi Quân (SN 1990, trú tại xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), Nguyễn Thành Đạt (SN 1989, trú tại TDP 3, phường Việt Hưng, quận Long Biên, TP Hà Nội), Mai Văn Hiệp (SN 2003, trú tại xã Quang Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình), Nguyễn Văn Đô (SN 1987, trú tại xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang), Hà Hữu Mạnh (SN 1988, trú tại xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc), Trần Hải Đức (SN 1995, trú tại xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định), Lê Tuấn Sơn (SN 1994, trú tại xã Quang Vinh, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên), Trịnh Xuân Long (SN 1996, trú tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) Phan Khắc Hiền (SN 1991, trú tại xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh), Nguyễn Thị Hồng Diên (SN 1985, trú tại phường Trung Đô, TP Vinh, Nghệ An), Hoàng Hải Yến (SN 1985, trú tại xã Tân Dân, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) Nguyễn Thị Thùy Linh (SN 1995), Ngô Thị Thùy Vân (SN 1985), Hà Thị Hoài (SN 1984) và Nguyễn Thị Hoa (SN 1991) đều trú tại thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh;
Ngoài ra, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành triệu tập 15 đối tượng khác có liên quan để xác định mức độ vi phạm, xử lý theo quy định của pháp luật.
Cựu Tổng thống Donald Trump vận động quyên góp tiền chống cáo trạng qua Facebook Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ban vận động tranh cử của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu cho chạy quảng cáo trên trang Facebook từ hôm 31/3 nhằm quyên góp tiền chống lại cáo trạng của một đại bồi thẩm đoàn ở Manhattan (New York) đối với ông. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Latrobe, Pennsylvania, ngày...