Khi tín dụng bất động sản dần bị siết lại
Khi cho vay bất động sản gặp khó, nhiều ngân hàng sẽ có xu hướng chuyển sang tập trung vào các phân khúc khách hàng bán lẻ.
Sự đổi chiều của chính sách
Ảnh: Lê Anh.
Theo dự tính, từ đầu năm 2019, tín dụng cho vay lĩnh vực bất động sản sẽ có nhiều thay đổi. Điều này xuất phát từ hai quy định quan trọng: 1) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nâng hệ số rủi ro cho vay bất động sản từ mức 200% hiện nay lên mức 250% và (2) tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn giảm từ mức 45% về còn 40% theo quy định của Thông tư 19/2017/TT-NHNN. Cả hai quy định mới trên, về cơ bản sẽ đều “siết lại” dòng vốn chảy vào lĩnh vực bất động sản. Nâng hệ số rủi ro lên đồng nghĩa với hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng sẽ suy giảm (trong bối cảnh đa phần các ngân hàng hiện nay đều chưa đảm bảo được CAR theo tiêu chuẩn Basel II) nếu cứ tiếp tục đẩy mạnh cho vay bất động sản. Giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn đương nhiên sẽ khiến các ngân hàng phải cân nhắc giảm cho vay bất động sản vì tín dụng lĩnh vực này hầu hết là trung và dài hạn.
Nhìn lại trong quá khứ thì cả hai tỷ lệ nêu trên đều đã có nhiều lần thay đổi. Hệ số rủi ro đối với cho vay kinh doanh bất động sản từng được quy định là 100% theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN của NHNN. Đến năm 2010, nó đã được tăng lên 250% theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN, rồi sau bốn năm (2014), lại được giảm xuống 100% theo Thông tư số 36/2014/TT-NHNN. Đến năm 2016, NHNN lại ban hành Thông tư số 06/2016/TT-NHNN, trong đó quy định hệ số rủi ro cho vay bất động sản sẽ được giữ ở mức 150% đến hết năm 2016 sau đó nâng lên mức 200% kể từ 1-1-2017.
Còn đối với tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, tỷ lệ ban đầu là 60% và được giảm theo lộ trình, đến Thông tư 19/2017/TT-NHNN thì chính thức chốt tỷ lệ này sẽ được giảm về mức 40% kể từ đầu năm 2019.
Video đang HOT
Như vậy, có thể thấy, trong 10 năm qua, NHNN đã ban hành, điều chỉnh các chính sách theo hướng khuyến khích hay hạn chế cấp vốn cho hoạt động kinh doanh bất động sản tùy thuộc vào yêu cầu quản lý rủi ro của toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng như diễn biến của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, nếu nhìn từ khía cạnh thị trường thì chính sách biến động có phần hơi nhiều và tương đối nhanh (khoảng hai năm một lần).
Các ngân hàng sẽ chuyển hướng kinh doanh?
Việc tăng hệ số rủi ro có tác động trực tiếp đến hoạt động cho vay kinh doanh bất động sản. Theo thống kê của NHNN, tỷ lệ vốn cho vay lĩnh vực bất động sản hiện nay chỉ chiếm khoảng 7% tổng dư nợ toàn hệ thống. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia thì đây mới là phần cho vay kinh doanh bất động sản, tức chủ yếu từ phía cung (các chủ đầu tư hoặc những nhà đầu tư, đầu cơ mua đi bán lại) mà chưa có các khoản cho vay mua, sửa chữa nhà ở của người dân (tức từ phía cầu). Nếu tính cả tín dụng cho phía cầu này thì dư nợ cho vay bất động sản ước tính phải lên đến 17-18% tổng dư nợ (một tỷ lệ không hề nhỏ và tiềm ẩn nhiều rủi ro). Dù NHNN cho rằng không thể đánh đồng tín dụng cho vay kinh doanh bất động sản và tín dụng mua, sửa chữa nhà ở do nguồn thu của hai đối tượng vay khác nhau, dẫn đến rủi ro không giống nhau nhưng qua việc ban hành các mức tỷ lệ như trên, có thể thấy, nhà điều hành cũng đã có sự thận trọng nhất định đối với lĩnh vực này.
Về phía các ngân hàng, hạn chế cho vay bất động sản gần như sẽ trở thành xu hướng ngày càng rõ nét kể từ đầu năm 2019, ngoại trừ những ngân hàng nào có tiềm lực về vốn, giúp hệ số CAR không bị ảnh hưởng nhiều do việc tăng hệ số rủi ro lên mức 250% nêu trên (chủ yếu sẽ là một vài ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có quy mô khá lớn như Techcombank, VPBank, MB…). Nếu vẫn muốn duy trì cho vay bất động sản, đa phần các ngân hàng sẽ phải tìm mọi cách tăng vốn hoặc ngắn hạn hơn là tăng lãi suất ở cả kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài (nhằm tăng nguồn vốn huy động) để đảm bảo tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn giảm xuống mức 40% mà không phải cắt giảm các khoản tín dụng trung và dài hạn. Điều này dường như đang diễn ra khi khá nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động thời gian gần đây.
Một hệ quả khác khi tín dụng bất động sản bị “siết lại” là sự gia tăng cạnh tranh trong mảng ngân hàng bán lẻ. Khi cho vay bất động sản gặp khó, nhiều ngân hàng sẽ có xu hướng chuyển sang tập trung vào các phân khúc khách hàng bán lẻ. Mảng bán lẻ vốn có biên lợi nhuận cao sẽ có nhiều cạnh tranh hơn khiến mặt bằng NIM (tỷ lệ thu nhập lãi cận biên) của ngành nhìn chung sẽ còn ít dư địa cải thiện.
Theo thesaigontimes.vn
Hiệp hội BĐS Việt Nam kiến nghị xem xét quy định khống chế chi phí lãi vay trong Nghị định 20
Hiệp hội BĐS Việt Nam vừa có văn bản đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ về NĐ 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Văn bản nêu rõ, ngày 24/02/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết (sau đây xin gọi tắt là Nghị định 20). Qua nghiên cứu nội dung Nghị định 20 và tập hợp ý kiến của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (thành viên của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam), Hiệp hội Bất động sản Việt Nam xin có một số ý kiến, đề xuất về quy định khống chế chi phí lãi vay tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 20 như sau:
Cụ thể, điều 8 Nghị định 20 quy định: "Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế".
Quy định này không áp dụng với người nộp thuế là đối tượng áp dụng của Luật các tổ chức tín dụng và Luật kinh doanh bảo hiểm. Người nộp thuế kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, quy định này không phù hợp với nguyên tắc tự do kinh doanh đã được ghi nhận trong Luật doanh nghiệp năm 2014, không phù hợp với thực tế và gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp bởi 3 lý do.
Thứ nhất, Điều 7 Luật doanh nghiệp quy định quyền của doanh nghiệp được "tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm". Trên tinh thần của nguyên tắc tôn trọng quyền tự do kinh doanh, doanh nghiệp có quyền tự do vay vốn, huy động các nguồn tài chính không trái với quy định pháp luật để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Vì vậy, quy định giới hạn chi phí lãi vay của Nghị định 20 chưa phù hợp với nguyên tắc tôn trọng quyền tự do kinh doanh.
Thứ hai, vay vốn là nhu cầu thực tế, thường xuyên của doanh nghiệp nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh đặc biệt với những ngành nghề đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài như đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh doanh bất động sản.
Quy định khống chế chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành nghề đòi hỏi vốn đầu tư lớn nói riêng khiến các doanh nghiệp e ngại khi vay vốn vì lợi nhuận không đủ bù đắp cho phần chi phí lãi vay không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, quy định khống chế chi phí lãi vay đã tạo ra rào cản đối với hoạt động vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp.
Thứ ba, quy định của Nghị định 20 sẽ tạo ra nhiều khó khăn đối với các tập đoàn kinh tế tư nhân với mô hình công ty mẹ - con hiện đang phát triển mạnh ở nước ta. Trong các tập đoàn kinh tế, công ty mẹ sẽ có các hoạt động chính là đầu tư vào các công ty con thông qua việc góp vốn vào các các công ty con. Công ty mẹ là đầu mối huy động vốn vay từ các nguồn vốn trong nước và nước ngoài để cho vay lại các đơn vị thành viên.
Với những lý do nêu trên, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam xin báo cáo và kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cân nhắc về quy định khống chế chi phí lãi vay trong Nghị định 20 trên tinh thần tôn trọng quyền tự do kinh doanh và tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.
Trước đó, bàn về Nghị định 20, LS. Trương Thanh Đức cũng đã cho biết quy định này sẽ không phù hợp với tất cả doanh nghiệp trong nước khi đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc khống chế chi phí lãi vay được trừ 20% trên lợi nhuận thuần trước lãi và khấu hao lại là các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, những doanh nghiệp đang đầu tư vào các ngành trọng điểm cần số vốn rất lớn. Bởi lẽ, các doanh nghiệp cùng công ty con đều hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nên đều phải áp dụng các quy định về chính sách thuế của pháp luật Việt Nam.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng khẳng định: "Với nhiều năm hoạt động tài chính tại Mỹ, tôi nhận thấy không có việc áp trần chi phí lãi vay cho doanh nghiệp tại quốc gia này cũng như nhiều đất nước phát triển. Nếu một doanh nghiệp nào đó có dấu hiệu đẩy chi phí vay để trốn thuế, thì cơ quan quản lý sẽ yêu cầu doanh nghiệp giải trình và sau đó là tiến hành điều tra.
"Thật ra, Nghị định 20 nhắm vào doanh nghiệp có giao dịch liên kết nhằm gia tăng tính minh bạch và nỗ lực chống thất thu. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp nội không có công ty liên kết bên ngoài thì không phù hợp và đặc biệt là có thể gây thiệt hại cho nhiều doanh nghiệp hoạt động theo mô hình mẹ - con trong nước. Việc áp trần chi phí lãi vay đối với doanh nghiệp nội là chưa công bằng. Sẽ có một nhóm doanh nghiệp phải gánh trách nhiệm nặng nề cho những doanh nghiệp khác trốn thuế", chuyên gia khẳng định.
Nam Anh (Tổng hợp)
Theo Trí thức trẻ
Hà Nội và nhiều tỉnh phải báo cáo bảo lãnh nhà ở "trên giấy" Bộ Xây dựng vừa có yêu cầu đối với 11 tỉnh, thành phố phải báo cáo về tình hình thực hiện bảo lãnh trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai trước ngày 14/12. Ngày 26/11/2018, Bộ Xây dựng đã có văn bản 2991/BXD-QLN gửi các đơn vị về việc báo cáo về tình hình thực hiện bảo...