Khi thư viện không còn là nơi để học
Trong mắt teen chúng mình thư viện là nơi để học nhưng bây giờ nhiều bạn còn tận dụng nó làm những việc khác nữa cơ.
Thư viện = hẹn hò
Lan và Tuấn là một cặp trong lớp vì thế mà lúc nào hai bạn cũng tay trong tay, trong lớp, ngoài lớp, đi chơi rồi đến cả thư viện cũng thành nơi hẹn hò của hai bạn. Trong khi sách vở thì bày ngổn ngang trên bàn còn hai bạn thì suốt ngày rì rầm nói chuyện rồi cười rúc rích như nơi không người. Cho dù bị nhiều lần nhắc nhở nhưng vẫn chứng nào tật ấy khiến nhiều người rất khó chịu.
“Mình rất khó chịu với những cặp đôi như thế này, không thể nào tập trung vào học được khi bên cạnh mình có người cười đùa, rồi nói chuyện nhưng nhiều khi nội quy không nghiêm ngặt nên chẳng ai nhắc nhở gì mà cho qua. Chỉ biết tránh xa ra thôi” – Hoa (17t) than thở.
Đã từ lâu thư viện trở thành nơi hẹn hò của teen nhà mình. Thư viện yên tĩnh lại là nơi an toàn khi “đối phó” với phụ huynh, các bạn sẽ có hàng tá lí do biện minh cho việc lên thư viện của mình vừa được tiếng chăm chỉ, vừa được “hẹn hò” với người yêu và bỗng chốc thư viện trở thành một nơi hẹn hò lý tưởng cho các cặp đôi yêu nhau. Mặc cho ánh mắt dòm ngó, khó chịu và thái độ bất bình của nhiều người, các cặp đôi ấy vẫn tự nhiên như nơi “công cộng”. Teen có thấy khó chịu khi phải ngồi cạnh một cặp đôi như thế không?
Thư viện = ngủ
Video đang HOT
Không chỉ là nơi hẹn hò, nhiều khi vào thư viện chúng ta thường thấy hình ảnh các bạn “hiên ngang” ngủ ngay tại chỗ ngồi, có người còn để tập, sách lại để “xí chỗ”, mặc cho nhiều người không có chỗ phải đứng chờ bên ngoài. Với không gian im ắng, điều hòa, ấm áp cac bạn có thể ngon lành làm một giấc mà không sợ ai quấy rầy hay làm phiền. “Nhiều khi ở trong kí túc ồn ào mình không ngủ được mình toàn lên thư viện để… ngủ, vừa mát, sạch sẽ, lại không có ai quấy rầy” – Linh (17t) rất hồn nhiên tâm sự.
Các bạn rất hồn nhiên khi nghĩ rằng việc ngủ thì chẳng ảnh hưởng tới ai, mình chẳng gây ra tiếng động nào nhưng teen có biết trong khi nhiều bạn muốn có một chỗ trên thư viện để học bài mà không có thì bạn có mà lại dành nơi đó để… ngủ. Cho dù đó có là không gian lý tưởng để các bạn “say giấc” thì cũng việc ngủ ở thư viện là cực kì “cấm kị” vừa mất thẩm mỹ vừa ảnh hưởng tới nhiều người nữa đấy! Chỉ khi nào mệt mỏi muốn chợp mắt một lát thì thôi.
Kết
Không chỉ là nơi để hẹn hò, ngủ nghỉ nhiều teen nhà mình còn tận dụng nó là nơi ăn uống, tụ tập chém gió với nhau. Bước ra khỏi thư viện, nhiều bạn mặt mày hớn hở vì ngồi “tám” chuyện được thoải mái, còn nhiều bạn thì khó chịu vì đã vô nhầm một cái “chợ” mang tên “thư viện”.
Thư viện là nơi dành để học, đọc sách và nghiên cứu tài liệu, các bạn đang vô tình biến thư viện trở thành những nơi không ai mong muốn rồi đấy. Không ai tự nhiên lại đặt ra những quy định trong thư viện nếu nó không phục vụ cho con người. Những nội quy ấy, ngẫm lại thì cũng nhằm muốn đem lại lợi ích thực sự cho các bạn khi đặt chân đến thư viện. Vậy tại sao các bạn lại tự làm mất đi những lợi ích của bản thân khi bước chân vào một nơi công cộng như thế nhỉ?
Theo PLXH
Giúp sinh viên đọc sách hiệu quả
Có phương pháp đọc sách tốt, sinh viên (SV) vừa tiết kiệm thời gian lại vừa đạt kết quả cao trong học tập, nghiên cứu.
Thạc sĩ tâm lý giáo dục Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho biết hiện nay trên thị trường số lượng sách rất nhiều nên SV sẽ gặp khó khăn để tìm được sách phù hợp. Phần lớn SV không phân biệt được sách thị trường dùng để tham khảo và sách học thuật dùng cho việc học và nghiên cứu. Vì lẽ đó, nhiều SV tham khảo rất nhiều sách nhưng kết quả điểm vẫn thấp.
SV tra cứu tài liệu tại thư viện Trường ĐH Luật TP.HCM.
Đọc để hiểu chứ không phải thuộc lòng
Theo thạc sĩ Hiếu, ở mỗi môn học sẽ có những loại sách và giáo trình riêng. Tùy theo quan điểm của từng giảng viên sẽ yêu cầu SV sử dụng sách tương ứng. Tốt nhất là SV nên trực tiếp trao đổi với giáo viên bộ môn và nhờ họ tư vấn, hướng dẫn phương pháp đọc những tài liệu đó để đạt hiệu quả cao.
Bà Trần Thị Ái Liên, thạc sĩ chính sách công chuyên về giáo dục và y tế cộng đồng Trường ĐH California (Mỹ) khuyên SV nên đọc trước mục lục, lời giới thiệu để định hình được nội dung tổng thể sách bàn về vấn đề gì, sau đó hãy đọc chi tiết. Hãy dừng ở từng đoạn, từng chương quan trọng và đọc kỹ. Quan trọng là, SV phải nắm và hiểu được lập luận, quan điểm và cách giải quyết vấn đề của tác giả. Đọc sách nghĩa là phải hiểu chứ không phải nhớ từng lời, từng chữ trong sách mà chép lại.
Những phần phải đọc
Nhóm KNGT - SV Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, đưa ra một số phương pháp đọc sách hiệu quả như sau: Xác định mục đích đọc sách bằng cách trả lời câu hỏi: "Đọc để làm gì?", từ đó trả lời câu hỏi "Đọc sách gì, chỗ nào và đọc như thế nào?". Điều này sẽ giúp SV tránh việc đọc tràn lan, tốn công sức và thời gian. Mục đích đọc còn giúp SV có cách đọc hợp lý và quyết định phương hướng khai thác vấn đề trong cùng một cuốn sách. Tìm hiểu địa chỉ cuốn sách bằng cách đọc trang đầu và trang cuối để biết tên cuốn sách, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản và lần xuất bản. Thông tin trên sẽ giúp SV trong việc trích dẫn, giới thiệu sách, tìm kiếm sách trong thư viện hoặc đi mua sách. Xem mục lục vì phần này phản ánh dàn ý chung và tính logic của nội dung. Đọc mục giới thiệu, lời tựa, lời nói đầu để biết cuốn sách đề cập vấn đề gì, đối tượng nào sử dụng cuốn sách có ích hơn cả.
Xem phần kết luận và tóm tắt ở cuối sách để thấy được kết luận chính và khẳng định của tác giả đối với những vấn đề đã trình bày. Trực tiếp tìm hiểu nội dung bằng cách đọc qua một vài đoạn sẽ phát hiện những thông tin lý thú, giá trị. Ghi chú lại bằng giấy những điều quan trọng. Cuối cùng, sau khi đọc xong, SV nên sắp xếp lại những gì đã thu hoạch được, lượng hóa một số thông tin, nếu có thể thì vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống hóa tri thức của cuốn sách.
Trong khi đó, nhóm D4B, SV Trường ĐH Ngoại thương cơ sở 2 đề nghị phương pháp SQRW gồm các bước: S - Survey (Tìm hiểu tổng quát) đọc đoạn đầu đề, đoạn giới thiệu các tiêu đề của các tiểu mục, phần tóm tắt hay tiểu kết chương. SV đừng quên nghiên cứu các hình vẽ minh họa, bảng biểu, biểu đồ và đọc những chú thích đi kèm. Q - Question (Đặt câu hỏi) giúp bạn đọc có mục đích và tập tung hơn vào việc đọc có trọng tâm. R - Read (Đọc) sẽ tìm được câu trả lời cho câu hỏi vừa đặt. W - Write (Viết) viết ra câu hỏi có cùng câu trả lời vào vở. Hãy đọc lại những câu trả lời đã viết để biết chắc chắn rằng các câu trả lời đều dễ đọc và chứa tất cả các thông tin quan trọng cần thiết. Khi thực hiện đầy đủ các bước này, SV sẽ thấy mình không chỉ học được nhiều hơn mà còn biết cách ghi chép tốt hơn để sử dụng khi thảo luận trên lớp cũng như ôn thi.
Học cách tra cứu thư viện Thạc sĩ Dương Thúy Hương - Phó giám đốc thư viện Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM - cho biết hiện ĐHQG TP.HCM có tổ chức lớp kiến thức thông tin thư viện cho SV, 80 SV/lớp, học trong khoảng 3 - 4 giờ vào thứ bảy và chủ nhật. Chương trình học bao gồm tài liệu Cẩm nang thư viện sẽ giúp SV biết cách sử dụng dịch vụ thông tin thư viện, khai thác thông tin trên mạng, tra cứu trực tuyến, tham khảo tài liệu trong bộ sưu tập số như luận văn, báo cáo tốt nghiệp... Từ đó, SV sẽ biết đánh giá thông tin, sử dụng và trích dẫn tài liệu.
Theo Tuyết Vân
Thanh Niên
GV trường THPT Đồng Hòa nói gì về "Bài giảng đạo đức" Ngay sau khi nội dung cuốn "Bài giảng đạo đức dành cho học sinh THPT Đồng Hòa" được đưa lên mạng đã khiến dư luận hết sức xôn xao. Các giáo viên đang giảng dạy tại trường THPT Đồng Hòa đều xác nhận cuốn tài liệu này có thật và đã được giảng từ nhiều năm nay. Theo thông tin VTC News được...