Khi thầy giáo chọn đứng lớp mầm non
Giáo viên mầm non là một công việc đặc thù, không chỉ dạy dỗ mà còn phải chăm sóc, lo từng bữa ăn đến giấc ngủ của trẻ.
Công việc này tưởng chừng chỉ phù hợp với giáo viên nữ nhưng ở Trường mầm non Đồng Quang, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên hằng ngày có một người thầy sẵn sàng làm hết mọi công việc từ buộc tóc, dạy bảo đến vỗ về yêu thương trẻ. Đó là thầy giáo trẻ Đào Văn Bằng.
Giờ kể chuyện của thầy giáo Đào Văn Bằng tại Trường mầm non Đồng Quang (Thái Nguyên).
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất trung du miền núi Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, sau khi tốt nghiệp lớp 12, thay vì lựa chọn các trường chuyên ngành kỹ thuật, kinh tế để theo học thì thầy giáo Đào Văn Bằng lại chọn cho mình một lối đi riêng, đó là khoa Giáo dục mầm non, Trường đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên. Tốt nghiệp đại học, năm 2019 thầy giáo Bằng được phân công về công tác tại Trường mầm non Đồng Quang, TP Thái Nguyên.
Nhớ lại ngày mới vào nghề, đây là khoảng thời gian đầy bỡ ngỡ vì nhiều trẻ đi học khóc vì nhớ bố mẹ, rồi phải làm quen những công việc khéo léo, tỉ mỉ như chải tóc, tết tóc cho các bé gái, dạy múa, dạy hát… Với tình yêu nghề, thầy giáo Bằng đã học hỏi các đồng nghiệp.
Chỉ trong thời gian ngắn, thầy Bằng đã quen dần với công việc, vượt qua nhiều áp lực và muốn gắn bó với nghề hơn. Thầy giáo Đào Văn Bằng chia sẻ: Là giáo viên nam, ban đầu một số phụ huynh còn lo lắng, ái ngại khi không biết thầy giáo sẽ chăm sóc trẻ như thế nào, nhưng nhờ có sự hỗ trợ của nhà trường cùng sự nỗ lực của bản thân, cha mẹ học sinh đã tin tưởng và yên tâm khi đưa trẻ đến trường.
Trong quá trình công tác, thầy giáo Đào Văn Bằng luôn có tinh thần, trách nhiệm cao trong công việc, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, tích cực tham gia các phong trào đoàn thể…
Với những cố gắng của bản thân, sự giúp đỡ của các bạn bè đồng nghiệp, sự tin tưởng giao nhiệm vụ của Ban Giám hiệu nhà trường, thầy giáo Đào Văn Bằng đã đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở trong hai năm học 2019 – 2020 và 2020 – 2021.
Đáng chú ý, tháng 6 năm 2020, thầy giáo Bằng đã tham gia dạy các hoạt động chuyên đề do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT), Phòng GD và ĐT thành phố Thái Nguyên tổ chức và được đánh giá xếp loại tốt cho chuyên đề “Hướng dẫn tích hợp nội dung Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” trong Giáo dục mầm non. Tháng 12-2020, thầy Bằng tham gia dạy hoạt động chuyên đề cơ sở và được đánh giá xếp loại tốt cho chuyên đề “Tổ chức hoạt động lấy trẻ làm trung tâm”.
Video đang HOT
Năm học 2019 – 2020, trong thời gian trẻ nghỉ phòng, chống dịch Covid-19, với phương châm “Trẻ tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”, thầy giáo Bằng đã tham gia làm 10 đoạn phim dạy trực tuyến và được đăng trên trang thông tin điện tử của nhà trường, trong đó có một đoạn phim đăng lên trang thông tin điện tử của Sở GD và ĐT Thái Nguyên và được chọn gửi về Bộ GD và ĐT.
Luôn muốn dành những điều tốt nhất cho trẻ, thầy giáo Bằng cùng đồng nghiệp đã cải tạo môi trường học tập bằng cách vẽ các bức tranh tường về khu vườn cổ tích, khu vui chơi theo các chủ đề hoa, những con vật đáng yêu. Thầy giáo Bằng quan niệm: Một người thầy tốt giống như ngọn nến, cháy hết mình để thắp sáng đường đi cho các học trò.
Vì vậy trong tất cả công việc được giao, thầy Đào Văn Bằng luôn nhiệt tình và tâm huyết để cống hiến những gì tốt nhất cho học sinh. Mặc dù còn trẻ về cả tuổi đời và tuổi nghề, song với những cống hiến của một người thầy luôn yêu nghề, mến trẻ, thầy Bằng xứng đáng là một tấm gương sáng của ngành giáo dục Thái Nguyên.
Thầy Hiệu trưởng 15 năm vượt qua xì xào "đàn ông dạy mầm non"
Ít ai biết về câu chuyện "dở khóc, dở cười" trên quá trình phấn đấu trở thành Hiệu trưởng Trường mầm non xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, Thanh Hóa của thầy Trịnh Hồng Quân.
Bị bảo vệ đuổi khi đi thi mầm non
Một ngày cuối tháng 3, chúng tôi có chuyến ngược núi để đến với vùng cao xã Thành Sơn, huyện Bá Thước (Thanh Hóa), nơi một năm chỉ có vài tháng có ánh nắng còn lại sương mù bao phủ, để gặp người thầy đặc biệt của học sinh mầm non.
Trường mầm non Thành Sơn nơi có 3 giáo viên nam công tác.
Thầy Trịnh Hồng Quân (SN 1985) trong gia đình không ai theo nghề giáo tại huyện vùng cao Bá Thước. Ngay từ khi còn nhỏ thầy đã có ước mơ là trở thành một giáo viên sư phạm, nhưng cơ duyên đến với thầy sau này lại là giáo viên mầm non.
"Ban đầu khi tôi chọn để thi vào ngành sư phạm mầm non thì người thân, bạn bè có người động viên, có người ngăn cản vì nhiều người nghĩ đàn ông thế này, thế nọ mới chọn ngành mầm non. Nhưng về sau rồi mọi người cũng chấp nhận và có suy nghĩ khác về tôi", thầy Quân tâm sự.
Thầy Trịnh Hồng Quân chưa bao giờ hối hận khi lựa chọn nghề giáo viên mầm non.
Nói về quá trình chọn nghề sư phạm mầm non thầy Quân vẫn nhớ như in trong đầu ngày đi thi vào đại học. "Lúc đó tôi thi vào ngành sư phạm mầm non của Trường Đại học Hồng Đức, khi bước vào trường để dự thi thì bị bảo vệ ngăn lại và đuổi ra ngoài, còn bảo "đây là khu vực thi dành cho mầm non anh vào đây làm gì?". Sau khi tôi giải thích và đưa giấy dự thi cho bảo vệ kiểm tra thì họ mới cho tôi vào", thầy Quân kể lại.
Học sư phạm mầm non đối với những nữ sinh là chuyện bình thường nhưng đối với nam sinh là cả một vấn đề khi phải học múa, hát, tạo hình... Thầy Quân chia sẻ ban đầu thầy cũng có chút e ngại vì cả lớp có mỗi mình là con trai, nhưng rồi theo thời gian mọi việc cũng quen dần.
Đặc biệt trong quá trình theo học, vì là nam sinh hiếm hoi nên thầy Quân cũng được giáo viên trong trường quan tâm, tạo điều kiện trong việc học tập và sinh hoạt.
Hàng tuần thầy Quân vẫn lên lớp giảng dạy cho các em học sinh.
Không hối hận về lựa chọn của mình
Sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm mầm non, Trường Đại học Hồng Đức, năm học 2006, thầy Quân về công tác tại Trường mầm non xã Lương Ngoại, huyện Bá Thước.
Tại đây, thầy công tác 11 năm trước khi được luân chuyển lên làm Phó hiệu trưởng (2 năm) tại Trường mầm non xã Thiết Ống và rồi lên làm Hiệu trưởng tại Trường mầm non Thành Sơn.
"Ngày đầu đến trường nhận lớp cách đây 15 năm, tôi cũng cảm thấy bình thường vì đã được học tất cả kiến thức và cũng đã đi kiến tập, thực tập, làm quen với công việc, học sinh rồi nên không có gì cảm thấy bỡ ngỡ cả", thầy Quân cho biết.
Lên Thành Sơn vừa xa xôi, vừa khó khăn nhưng không làm cho thầy Quân nhụt chí, thầy từng ngày vẫn cùng các thầy, cô giáo trong trường cố gắng tất cả vì học trò thân yêu. Chính từ tình yêu trẻ như chính con của mình nên thầy Quân chưa bao giờ hối hận khi lựa chọn nghề mầm non.
"Nhiều khi chứng kiến các em đi học ăn mặc phong phanh, không đủ ấm khiến tôi không khỏi chạnh lòng. Cũng từ đó tôi kêu gọi giáo viên và liên hệ với các tổ chức thiện nguyện để hỗ trợ quần áo cho các em học sinh", thầy Quân chia sẻ.
Trường mầm non Thành Sơn không chỉ có thầy Quân là giáo viên nam mà còn có 2 giáo viên nam khác là thầy Bùi Văn Bông và thầy Ngân Văn Tùng cũng đang tham gia giảng dạy tại đây.
Thầy Ngân Văn Tùng (SN 1986) cho biết: "Sinh ra và lớn lên tại chính mảnh đất Thành Sơn, ngay từ nhỏ tôi đã có ước mơ trở thành giáo viên để chăm sóc, giảng dạy cho chính những người con của quê hương mình với mong muốn sau này giúp quê hương đỡ khó khăn, vất vả hơn.
Khi học sư phạm mầm non ban đầu tôi cũng thấy ngượng ngùng, nhưng được mọi người giúp đỡ rồi tôi cũng dần quen và cảm thấy việc nam giới dạy học mầm non là chuyện bình thường".
Thầy Ngân Văn Tùng đưa cơm đến điểm lẻ.
Nhìn vào những tấm gương thầy giáo mầm non tận tụy với nghề ở Trường mầm non xã Thành Sơn mới thấy công tác giáo dục không phân biệt sang hèn, nam hay nữ, miễn là mỗi người có trái tim nhiệt huyết, tinh thần học tập không ngừng nghỉ, sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Chúng tôi tin rằng những người thầy như thế cũng sẽ là động lực để các em học sinh vùng cao nơi đây kiên trì tới trường lớp, tiếp thu kiến thức để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Nam giáo viên làm nghề dỗ trẻ và những chuyện "cười ra nước mắt" Đứa trẻ cứ lẽo đẽo theo tôi, muốn làm việc gì cũng không được. Phụ huynh lên đón về, cháu khóc, nằng nặc không chịu về. Vì với những đặc thù riêng biệt, ngành sư phạm mầm non vốn để "chiêu mộ" được các giáo viên nữ đã khó vì thế có giáo viên nam dạy trẻ là điều ít có. Với một...