Khi thầy cô giận
“Lớp mình ồn ào trong giờ học khiến cô giáo giận không giảng bài nữa, bọn mình phải làm gì bây giờ?”
Đó là tình huống “nan giải” teen gửi về hộp thư Mực Tím trong tuần qua.
K.D (lớp 12A11, THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3) kể: thầy dạy Toán nói tiếng Bình Định, giảng bài rất nhanh và vắn tắt khiến cả lớp không ai hiểu bài, bèn nhờ cô giáo chủ nhiệm can thiệp. “Sau khi cô “nói nhỏ” với thầy tình hình cũng không tiến bộ hơn nên cứ vào tiết học của thầy là các bạn lấy bài khác ra học. Thầy giận lớp, không giảng bài nữa, bảo chúng tớ về nhà tự đọc sách giáo khoa, không ôn bài cho lớp thi giữa kì”, D. buồn bã kể. Hai tuần sau khi cặm cụi học sách giáo khoa tại nhà, ban cán sự lớp 12A11 (THPT Nguyễn Thị Minh Khai) quyết định trực tiếp đi năn nỉ thầy. “Tụi mình xin lỗi thầy và giải thích lí do vì sao các bạn không tập trung trong giờ học của thầy: vì không nghe rõ giọng của thầy, K.T kể. Thật bất ngờ, sau khi nghe xong tâm tình của lớp, thầy đã vui vẻ quay lại lớp ôn bài, và thay đổi “phong cách” giảng bài.
Đ. (lớp 12 THPT Nguyễn Du, Q.1) chia sẻ một cách xin lỗi thầy cô khá dễ thương. Một lần lớp bạn bị cô giáo giận vì ồn ào trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm, cô đã và khóc ngay tại lớp. “Bọn mình khá bối rối rồi cùng nhau đứng dậy, khoanh tay và đồng thanh hô: “Chúng em xin lỗi cô ạ!”.
“Thầy cô dễ giận nhất là khi học sinh vô lễ và không vâng lời thầy cô. Cảm giác làm thầy mà không được học trò tôn trọng không dễ chịu chút nào” là tâm sự của cô Nguyễn Thị Kim Khiết, giáo viên dạy Văn trường THPT Phan Đăng Lưu (Q. Bình Thạnh). Cô Khiết kể về lần điều tra lí do lớp cô chủ nhiệm đã đóng cửa không cho cô giáo dạy Toán vào lớp. Không ai trong lớp “khai báo” nên cô giận và để trống nguyên tiết ngày hôm đó. “Bài học đầu tiên về lòng trung thực các em đã không đạt, nên cô không cần giảng bài tiếp theo nữa”, cô Khiết đã nói với học trò như vậy. “Một lát sau, có một tin nhắn gửi vào điện thoại của cô “chỉ điểm”. Cô không biết số điện thoại ấy của ai nhưng cô vui vì cơn giận của cô đã có tác dụng”, cô Khiết kể. Có rất nhiều cách để xoa dịu cơn giận của thầy cô như gửi tin nhắn, email hoặc gặp trực tiếp thầy cô để xin lỗi. “Lời xin lỗi dễ thương nhất là hành động phục thiện chân thành của học trò, sẽ xóa tan cơn giận của thầy cô”, cô Khiết nhận định.
Theo mực tím
Teen Hải Phòng 'chém' về các tiết học buồn ngủ
Teen đất cảng đã có những chia sẻ thẳng thắn về các tiết học mà nhắc đến là buồn ngủ "vô bờ bến".
- Hà My (THPT Lê Quý Đôn): My học theo tâm trạng. Môn nào học trong tâm trạng tốt thì không chán, còn đã buồn ngủ thì môn nào cũng "gà".
Video đang HOT
- Phan Thành (THPT Lê Hồng Phong): Môn Hóa. Vì mình chẳng hiểu gì cả. Cơ bản tại môn này yêu cầu gốc gác sâu xa, mà mình thì mất gốc rồi!
- N.Phương (THPT Quang Trung): Môn Toán. Mình nghĩ giỏi Toán cấp 1 là được rồi. Biết vài phép tính để tính tiền là được.
- N.Khuyên (THPT Lý Thường Kiệt): Thể dục chính là nỗi ám ảnh của những bạn nữ như mi.nhf
- L.Linh (THPT Hải An): Môn nào cũng chán. Lười học thì không thích môn nào.
Hà My - THPT Lê Quý Đôn.
Teen đã làm gì trong những giờ học buồn chán
- Nguyễn Du (THPT Lý Thường Kiệt): Mình vẫn ngồi chép bài rất ngoan ngoãn, lớp trưởng mà. Nhưng thi thoảng vẫn vào mạng xã hội.
- P.Thành (THPT Lê Hồng Phong): Nhắn tin, chơi game, "chém gió" đủ chuyện trên trời dưới đất này, chụp ảnh "tự sướng"...
- H.Hiền (THPT Hàng Hải): Ngủ - niềm đam mê mãnh liệt của mình!
- Minh Tâm (THPT Lý Thường Kiệt): "Giả ani" là chính, thi thoảng vẫn giơ tay phát biểu. Còn chủ yếu phải "tu luyện" thành thục những động tác nghịch điện thoại, cày game và "chém bão".
Minh Tâm - THPT Lý Thường Kiệt.
Bị "tóm" khi làm việc riêng trong những tiết học
- Hà My (THPT Lê Quý Đôn): Mình vừa mới bị bắt xong. Giờ Văn, My đang ngủ thì bị cô gọi tỉnh giấc, nhưng cô tha vì cô biết nghe giảng Văn buồn ngủ, chứ không phải lỗi tại mình.
- Lê Anh (18 tuổi): Có chứ, nhưng thầy cô mình bắt được thì chỉ bị giáo huấn vài câu, hoặc cho đi dọn sạch "chốn thiên đường", tức là... WC! Cô chủ nhiệm còn phạt tiền, mình có tháng còn nợ 100.000 đồng.
- Nguyễn Du (THPT Lý Thường Kiệt): Dĩ nhiên rồi. Cô còn đi xuống tịch thu vật chứng. Nhưng cả đám đã nhanh tay biến Ipod thành điện thoại 1202 và... gửi cô.
- P.Thành (THPT Lê Hồng Phong): Bị bắt nhiều, nhưng cô chỉ ghi sổ đầu bài, cho điểm 0 và mấy hôm sau lại gọi lên... gỡ. Nhưng cô dạy Hóa thì lại thích véo tai, rất đau.
Quang Minh, 18 tuổi.
Vì chán môn học mà... "xẹt" luôn cả thầy cô?
- Hữu Phúc (THPT An Dương): Không, trong tư tưởng mình, giáo viên luôn là thần tượng!
- Lê Anh (18 tuổi): Không, chỉ có trường hợp ngược lại thôi.
- Phan Thành (THPT Lê Hồng Phong): Bức xúc lắm thì cũng chỉ túm tụm là nói dăm ba câu cho đỡ đỡ căng thẳng, không hề ghét cô.
Giải pháp để "đối phó" với những tiết học buồn chán
- Quang Huy (THPT Lý Thường Kiệt): Giáo viên xì tin, năng động, hòa đồng như trong Kính Vạn Bông là được rồi.
- Quang Minh (18 tuổi): Phải tìm ra điểm "không khoai" để mà yêu môn học đó. Chắc là mình phải cày cuốc nhiều hơn nữa để hiểu nó.
- Lê Anh (18 tuổi): Giải pháp tốt nhất là thay các "vị lão thành" bằng các thầy cô xì tin. Nói vui thế, nhưng mình mong các thầy cô nên tâm lí với học sinh hơn một chút.
Theo Tiin
Dồn 32 học sinh vào phòng trọ 12 m2 để dạy thêm Vào lúc 16 giờ ngày 4.11, PV Thanh Niên đã chứng kiến tại một phòng trọ 12 m2 trên đường Tuyên Quang, TP.Phan Thiết (Bình Thuận) có đến 32 học sinh khối 9 Trường THCS Nguyễn Trãi (TP.Phan Thiết) đang nghe cô Trần Thị Kim Tuyến (giáo viên chủ nhiệm, dạy môn Toán lớp 9/A7 Trường THCS Nguyễn Trãi) giảng bài. Trong đó,...