Khí thải nhà kính sẽ phải giảm 4 lần để tránh “thảm họa khí hậu”
Kết luận nghiên cứu của Liên Hợp Quốc cho thấy lượng khí thải nhà kính hàng năm trên toàn cầu tăng 14% trong giai đoạn 2008-2018.
Như vậy cần “một thập kỷ không hoạt động” gây tác hại phát khí thải, có nghĩa là các quốc gia trên toàn thế giới phải nỗ lực phi thường để tránh “thảm họa khí hậu”. Tuyên bố của Lien Hợp Quốc đã nhấn mạnh như vậy.
“Năm 2010, thế giới nghĩ rằng chúng ta có 30 năm để giảm một nửa lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Ngày nay, chúng ta biết điều này phải xảy ra trong 10 năm để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu”, nghiên cứu được công bố hôm thứ Tư trên tạp chí Nature.
Báo cáo tuyên bố rằng nếu hành động “quyết liệt” chống lại biến đổi khí hậu bắt đầu vào năm 2010, thì việc cắt giảm khí thải cần thiết sẽ là khoảng 2% mỗi năm cho đến năm 2030.
Nhà máy nhiệt điện than Dave Johnson được chiếu sáng dưới ánh mặt trời buổi sáng ở Glenrock, Wyo, ngày 27 tháng 7 năm 2018.
“Thay vào đó, khí thải tăng lên, và do đó mức cắt giảm yêu cầu từ năm 2020 hiện nay trung bình hơn 7% mỗi năm trong 1,5 C – gần 3% cho 2 C”, báo cáo cho biết. “Mục tiêu này là khá lớn đối với chính phủ, khu vực tư nhân và cộng đồng cần chuyển sang chế độ mới để thay đổi tình hình biến đổi khí hậu và tập trung vào hành động sớm và tích cực hơn.”
Video đang HOT
Báo cáo lưu ý rằng 7 nhà phát điện hàng đầu trên toàn cầu là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Ấn Độ, Nga, Indonesia và Brazil.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý tiến trình đang được thực hiện bởi một số quốc gia và khuyến nghị tăng quy mô nhanh nhất có thể: Ví dụ, 53 quốc gia và 31 tiểu bang hoặc khu vực đã cam kết cho ngành điện không có khí thải; thêm 7 quốc gia đã nhắm đến phát thải khí nhà kính bằng 0. Ngoài ra, 21 quốc gia và 52 thành phố đã cam kết làm cho tất cả các phương tiện không có khí thải.
“Chúng ta không có thêm 10 năm nữa”, báo cáo cảnh báo “Thập kỷ thất bại chính trị về biến đổi khí hậu đã khiến chúng ta phải trả giá đắt”.
Kim Quyền
Theo dantri.com.vn/Foxnews
Nữ sinh Greta Thunberg phản đối Luật khí hậu vừa được EC thông qua
Nữ sinh người Thụy Điển cho rằng mục tiêu giảm khí thải của EC quá khiêm tốn, thế giới không chỉ cần những mục tiêu của năm 2030 hay 2050 mà cần hành động ngay từ năm 2020.
Khí thải phát ra từ một nhà máy thép ở Sofia, Bulgaria. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 4/3, Ủy ban châu Âu (EC) công bố " luật khí hậu" để tạo tính ràng buộc pháp lý cho mục tiêu loại bỏ toàn bộ khí gây hiệu ứng nhà kính do con người thải ra trong bầu khí quyển vào năm 2050.
Theo luật khí hậu mới được EC thông qua trong cuộc họp diễn ra cùng ngày, EU, gồm 27 quốc gia thành viên, cam kết đưa mức khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong bầu khí quyển về 0 vào năm 2050.
Theo quy định, mốc 2050 là mốc chung cho toàn EU và bao gồm khả năng rằng một số thành viên có thể lùi thời hạn đạt mục tiêu này nếu các quốc gia khác đạt mục tiêu sớm hơn.
Luật này sẽ cần phải được Nghị viện châu Âu (EP) và các quốc gia thành viên thông qua mới có hiệu lực.
Luật cũng có điều khoản nêu rõ EC có thể tiến hành đánh giá mục tiêu khí thải 2030 vào tháng Chín tới, tức là chỉ 2 tháng trước khi Hội nghị khí hậu Liên hợp quốc diễn ra tại Glasgow, Anh.
EC mong muốn siết chặt mục tiêu giảm khí phát thải trong bầu khí quyển năm 2030 xuống mức 50% hoặc 55% so với mức của năm 1990.
Từ năm 2030, luật mới trao cho Brussels quyền áp những mục tiêu tạm thời cao hơn trong mỗi 5 năm để giúp khối đạt mục tiêu loại bỏ hoàn toàn khí thải nhà kính do con người gây ra trong bầu khí quyển vào năm 2050.
EC sẽ áp dụng những mục tiêu mới thông qua hình thức được ủy thác, trong đó, một đa số cụ thể các thành viên EP hoặc các quốc gia thành viên có thể bác bỏ đề xuất nhưng không có quyền đưa đề xuất thay thế.
Các quốc gia thành viên được cho là có thể sẽ không dễ dàng chấp nhận những mục tiêu mà EC áp đặt.
Tuy nhiên, luật này vấp phải chỉ trích của nhà hoạt động môi trường trẻ tuổi Greta Thunberg, người cũng tham gia cuộc họp của EC, và các tổ chức phi chính phủ đang kêu gọi hành động khẩn cấp để ứng phó với cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu.
Nữ sinh người Thụy Điển cho rằng mục tiêu trên là quá khiêm tốn, thế giới không chỉ cần những mục tiêu của năm 2030 hay 2050 mà cần hành động ngay từ năm 2020 và sau đó.
Các tổ chức vận động vì môi trường cũng kêu gọi EC đẩy khung thời gian đánh giá mục tiêu khí thải 2030 lên sớm hơn trong khi 12 quốc gia thành viên EU, trong đó có Pháp, Italy và Hà Lan, kêu gọi đánh giá mục tiêu khí thải 2030 vào tháng Sáu tới, để có đủ thời gian cho EU áp dụng mục tiêu mới và tạo sức ép cho các quốc gia phát thải hàng đầu thế giới như Trung Quốc cũng phải tăng cam kết khí hậu trước khi hội nghị của Liên hợp quốc diễn ra./.
Theo Lê Ánh (TTXVN/Vietnamplus.vn )
'Siêu thứ Ba' bầu cử Tổng thống Mỹ: Covid-19 chi phối mạnh phiếu bầu Covid-19 là yếu tố chi phối phiếu bầu của khoảng 3/4 số cử tri trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ tại 4 tiểu bang lớn. Theo thăm dò được Edison Research phân tích, nhiều cử tri tại bang California, Texas, Virginia và North Carolina xem xét dịch bệnh Covid-19 là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến phiếu...