Khi teen liên tục đòi đổi chỗ học thêm
Đang học chỗ này lại đòi nhảy sang chỗ khác chẳng khác gì “đứng núi này trông núi nọ”. Thậm chí, nhiều bạn còn tỏ ý chống đối, biểu tình với bố mẹ xin chuyển chỗ học thêm liên tục vì cho rằng… càng học chỗ đắt thì chất lượng càng cao.
Học thêm ảnh hưởng đến chất lượng học?
Hiện nay, không ít bạn suy nghĩ theo kiểu: “Hàng hóa, đồ càng đắt thì chất lượng càng tốt”. Thế nên trong việc chọn chỗ học cũng khá kén cá chọn canh. Trong thời điểm học kỳ 2 bắt đầu, để lấy lại sức học của mình, không ít teen vòi ba mẹ tìm những chỗ học “tiền tỉ lệ thuận với chất lượng”. Nhiều bạn chẳng ngại đóng học phí cả mấy tháng liền nhưng vẫn bỏ để tìm chỗ học tốt hơn.
Thanh Phong (sinh năm 1993) chia sẻ: “Tớ đang học thêm ở trung tâm A, đã đóng học phí khóa 03 tháng. Thế nhưng tớ đang định bỏ vì học được mấy buổi, thấy chất lượng học kém quá. Mấy đứa bạn tớ cũng bảo học trung tâm, đóng có vài chục, hay một, hai trăm nghìn/ môn nên chất lượng cũng chỉ… đến thế. Thế nên học kỳ này, tớ định xin bố mẹ “đầu tư”, tìm hẳn gia sư nổi tiếng về dạy để chuẩn bị thi tốt nghiệp lớp 12 cho thật tốt”.
Không chỉ vướng vào hoàn cảnh như T.Phong. Nhiều bạn có kiểu học chỗ này trông chỗ nọ. Thấy bạn mình “bỗng chốc khá lên” thì cho rằng do chỗ học thêm tốt hơn liền nhảy sang. Nhiều bạn đang học ở các trung tâm, hay thầy cô trong lớp cũng xin nghỉ để đầu tư… chen chân vào các lớp học giá cắt cổ. Điều đó xuất phát từ suy nghĩ chung: “Giá cả tỉ lệ với chất lượng dạy và học”.
Gần đây, suy nghĩ này phổ biến trong thế giới học đường “kinh khủng”. Chẳng thế mà các lò luyện nổi tiếng, giá cao của các thầy cô nổi tiếng cứ ngày một đông đúc, chen chúc. Chẳng thiếu những lớp học mức giá trên trời, lớp học đông đến chẳng còn chỗ, thế mà nhiều người cứ ùn ùn đăng kí xin… “đứng để học”.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Rủ nhau “nhảy” chỗ học thêm…
Không an tâm về chất lượng học của mình, nhiều bạn liên tục thay đổi chỗ học thêm. Không ít bạn đã đóng học phí 03-04 tháng liền trong các trung tâm thế mà đành bỏ liều đi học chỗ mới. Thêm chuyện nhiều bạn đưa ra ý kiến yêu cầu phụ huynh cho học ở những nhóm “cao cấp”, bị phụ huynh phản đối kịch liệt thì bắt đầu “làm ầm làm ĩ” đổ thừa trách nhiệm việc học cho người lớn.
Chuyện buồn như của cậu bạn Hữu Minh (trường THPT Nguyễn Khuyến). Hữu Minh vốn là một học sinh khá của lớp, gia cảnh khá, nhưng nhiều năm liền, gia đình không thuê gia sư riêng mà cho Minh trung thành học thêm ở gần nhà. Chẳng hiểu sang học kỳ, nghe bạn bè rủ rê, Minh quyết nằng nặc đòi học thêm chung với nhóm bạn “quý-sờ-tộc” với mức học phí đắt cắt cổ – gấp ba lần chỗ cũ.
Thế nhưng tiền tăng không có nghĩa kết quả cũng tăng. Một tháng học đầu tiên Minh tụt đến hơn mười hạng. Nguyên nhân do những buổi học thêm của cậu bạn không còn tập trung như trước. Giờ đây, những tiết học thêm của Minh biến thành những ngày vui chơi, và “show hàng hiệu”. Tiền vẫn đóng, kết quả chẳng tăng, thế nên khi phát phiếu điểm cuối tháng, Minh chẳng còn dám đem về cho bố mẹ.
Không ít bạn rơi vào hoàn cảnh như Minh, khi kết quả tỉ lệ nghịch với số tiền bỏ ra thì… chẳng còn dám đem về cho bố mẹ. Nhiều bạn “bí thế”, còn nghĩ ra đủ cách chống đối tạm thời và rất khó chấp nhận được như: giấu sổ điểm, giả chữ kí, đổ thừa cho giáo viên… Thế nhưng, đó chỉ là những biện pháp ngắn hạn và khó lòng chấp nhận được. Đó là chưa nói đến hậu quả khi chúng bị phanh phui.
Kiến thức chẳng mua được bằng tiền…
Nói cho cùng, chuyện đi học thêm đắt hay rẻ chẳng mấy liên quan đến chất lượng học. Nhiều thầy cô nhiều năm kinh nghiệm, vẫn chỉ thu mức học phí rất thấp. Ngược lại, không ít những sinh viên mới ra trường lại “chém” mức học phí cao. Chúng ta khó lòng có thể “cân đo đong đến” chất lượng học và dạy ở nhà bằng học phí.
Thế nhưng, việc học và kinh nghiệm thầy cô giảng dạy cũng chưa phải yếu tố quyết định hoàn toàn kết quả học của bạn. Thử nghĩ, thầy cô giỏi, giảng dạy chuyên sâu, nhưng bạn chẳng chịu cố gắng học và tập trung “thu nhận” kiến thức thì cũng chẳng ích gì. Không ít thầy cô giảng dạy rất tận tâm, chuyên nghiệp, nhưng một khi học trò chẳng màn tới việc học, thì kết quả vẫn cứ… lẹt đẹt đấy thôi!
Theo PLXH
Gian nan việc chọn gia sư năm cuối cấp
Không phải ai cũng may mắn tìm được cho mình một người gia sư thích hợp...Chúng ta đều biết năm cuối cấp cực kì quan trọng. Chính vì thế mà việc lựa chọn chỗ học thêm thích hợp và tìm cho mình một người giáo viên dạy tốt là việc không thể xem thường. Học kì 1 đã kết thúc và thời gian thì không còn nhiều nữa, lúc này teen mới sốt sắng lên đi tìm thầy cô dạy. Tuy nhiên, không phải bất kì ai cũng may mắn tìm được cho mình một người gia sư thích hợp...Khi gia sư là sinh viên Có khá nhiều ý kiến phản đối việc chọn sinh viên dạy cho teen năm cuối. Hầu hết các bậc phụ huynh đều cho rằng sinh viên năm 3, 4 chưa đủ trình độ và kinh nghiệm dạy học. Năm cuối lại cực kì quan trọng nên không thể phó thác việc học của con mình cho những sinh viên chưa có tay nghề sư phạm. Phụ huynh cho rằng, sinh viên chưa thể phân dạng và nắm bắt được tình hình thi cử như các giáo viên được.Thật ra công bằng mà nói thì những điều mà các bậc phụ huynh lo lắng như trên đều hoàn toàn có cơ sở nhưng không phải bất kì sinh viên nào cũng đều không có kinh nghiệm. Thực tế có khá nhiều sinh viên giỏi và có năng lực đảm bảo dạy chất lượng cho các teen năm cuối.V.Anh (teen 12 THPT KT) chia sẻ: "Mình biết một anh làm gia sư môn Toán, anh ấy học rất giỏi... lúc thi ĐH anh ấy là Á khoa nên mình quyết định chọn anh ấy làm gia sư cho mình. Lúc trước mình cũng rất lo lắng khi tại sao ba mẹ lại bảo anh ấy dạy mình học... Nhưng sau khi học được một thời gian, mình thấy cách dạy rất dễ hiểu, khiến mình nắm vững kiến thức, cộng thêm sự nhiệt tình của anh ấy khi dạy học làm điểm số của mình cải thiện đáng kể. Không phải bất cứ sinh viên nào cũng dạy qua loa đâu".Đầu quân cho các trung tâm
Nhắc đến trung tâm nhiều teen nghĩ đến viễn cảnh phải ngồi chen chúc trong một phòng học chật chội, là phải học đại trà, là giá thành rẻ... bất đắc dĩ mới phải học như vậy. Nhưng nếu teen sáng suốt và lựa chọn kĩ những trung tâm có uy tín thì sẽ tránh được những tình trạng trên. Có nhiều trung tâm rất coi trọng đến chất lượng dạy và học, luôn để ý đến kết quả của từng học sinh. Vì thế học sinh theo học ở những nơi này có khi còn đông hơn khi học tại nhà.
K.Tuyền (teen 12 THPT LQĐ) nói rằng: "Mình chọn trung tâm học trước hết là chú ý đến người thầy dạy học của mình là ai, dạy có tốt không, chất lượng dạy như thế nào? Mình đang theo học một lớp Anh, sỉ số gần 100 người nhưng học rất tốt và rất dễ hiểu bài, thầy dạy chất lượng".
Một số phụ huynh cho rằng học tại trung tâm thì sẽ tiện cho việc quản lý con mình hơn. Thế nhưng tốt hơn hết là teen nên chọn thầy dạy tốt trước khi chọn trung tâm để học.
Khi gia sư là chính bản thân mình
Ở đây ta muốn nói đến ý thức tự giác và tinh thần tự học ở bản thân mỗi người. Với những môn "ruột" thì teen có thể không cần thiết phải tìm cho mình một gia sư mà có thể tự ở nhà ôn thi được. Vì đó là môn mình thích nên dễ học và có hứng thú hơn. Suy ra hiệu quả cũng ngang ngửa với việc đi học thêm. Năm cuối ta cũng không nên quá đặt nặng vấn đề học thêm lên hàng đầu, không nên học nhồi học nhét mà cần có những khoảng thời gian thích hợp và ý thức học tập thì mới mau tiến bộ lên được.
H.Châu (teen 12 THPT NT) nói rằng: "Thật ra thì việc tìm người gia sư cũng tốt nhưng nếu thấy không cần thiết lắm thì ta cũng không nên cần gia sư làm gì. Với tớ thì môn Văn là môn yêu thích nên chỉ cần học bài và nghe giảng trên lớp cộng với việc lên mạng tìm tài liệu và tham khảo cách hành văn của người khác để lấy ý về bài của mình là đủ. Chăm chỉ và tự giác chút là ta sẽ tiến bộ rất nhanh. Internet là kho tài liệu bao la mà bất cứ ai cũng đều có thể tìm thấy những bài học mà mình cần, không nhất thiết phải đi học thêm là có thể giỏi".
Tạm kết
Dù gia sư có là ai đi chăng nữa thì teen cũng không nên đặt nặng vấn đề quá. Cái quan trọng là do bản thân của mỗi người, nếu teen ý thức được tầm quan trọng của năm cuối này thì teen sẽ học hành chăm chỉ hơn. Gia sư chỉ là một phần trong quá trình học của chúng ta mà thôi.
Theo PLXH
Vì sao sinh viên luôn "thiếu" thời gian học"? Vậy ngoài giờ lên lớp, thời gian của sinh viên được dùng vào những việc gì? Hiện nay thời gian lên lớp của sinh viên ( bao gồm cả những sinh viên học liên chế và học tín chỉ) không quá nhiều, trung bình thường chỉ chiếm 5 buổi/1 tuần. Còn lại là thời gian rảnh rỗi của sinh viên. Ngoại trừ một...