Khi teen 12 làm thầy cô… bực mình
Nghe thì có vẻ lạ, nhưng thực ra không lạ chút nào nếu bạn biết được những điều sau.
Về học hành
Năm học lớp 12 sự phân ban là rất rõ ràng, đặc biệt là các lớp phân ban ngay từ khi mới lên lớp 10. Mỗi người đều xác định cho mình một khối để thi đại học. Vậy nên việc học sinh chỉ tập trung vào những môn đó là rất phổ biến. Chính việc này đã làm cho các thầy cô giáo bộ môn khác cảm thấy vô cùng bực mình, thậm chí là ức chế trong mỗi tiết lên lớp của mình.
Những môn học được các bạn liệt vào danh sách không thi tốt nghiệp và thi đại học thì cũng đồng nghĩa bị xóa khỏi danh sách các môn tập trung học (để thi đại học) và để ý (để thi tốt nghiệp). Kiểm tra bài thường xuyên không học bài, trong lớp thì không chú ý nghe giảng, ai chăm thì còn chịu khó chép bài chứ ai lười thì việc này cũng làm rất sơ sài. Có những bạn vô tâm, mang bài của môn khác ra học hoặc làm bài tập. Dường như những tiết học rất ít có cánh tay nào giơ lên phát biểu xây dựng bài. Thái độ đó của teen khiến các thầy cô giáo cảm thấy rất phiền lòng, buồn và cả bực mình nữa.
Môn nào trong nhà trường cũng đều quan trọng như nhau cả. Muốn hoàn thiện bản thân thì bạn cần phải trang bị đầy đủ hành trang vào đời. Mỗi môn học lại cung cấp cho ta một kiến thức cần thiết khác nhau, đừng xem nhẹ môn nào cả. Bạn cần tập trung nhiều cho những môn thi đại học không phải là sai, nhưng cũng cần phân bố thời gian để dành cho những môn học khác nữa chứ!
Video đang HOT
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Quậy phá
Phương châm của teen 12 là: năm học này sẽ là năm cuối cùng của đời học sinh, phải quậy phá hết mình. Vậy nên những giờ ra chơi chúng ta có thể chứng kiến rất nhiều trò nghịch ngợm của teen 12 như lén lút mang điện thoại, máy ảnh đến trường để tranh thủ chụp ảnh cùng nhau làm kỉ niệm mặc kệ quy định không được mang di động đến trường. Những chiếc túi nilông được trưng dụng, đựng đầy nước và dùng để… ném nhau. Với lí do nghịch như vậy sẽ để lại kỉ niệm rất đáng nhớ trong lòng nạn nhân, sau này tha hồ có chuyện để nhắc lại với nhau. Rồi những hôm trời mưa, những cô cậu học sinh trong trường ngồi trong lớp ngán ngẩm nhìn mưa rơi thì teen 12 rủ nhau ra ngoài, kéo nhau xuống… nghịch mưa. Nhà trường đã nhiều lần nhắc nhở cộng kiểm điểm, nhưng trò này bị “dập tắt” thì một trò mới lại được thay thế với độ quậy chẳng kém trò trước là bao, thậm chí còn hơn.
Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò. Nhưng dù có quậy phá đến đâu thì các teen 12 hãy biết chừng mực, và còn phải tôn trọng nội quy của trường, của lớp. Đừng để cho thầy cô buồn lòng và phải đưa ra những hình thức kỉ luật mạnh tay, teen nhé!
Chuyện tình cảm
Đây là một vấn đề hết sức tế nhị, teen 12 thường có xu hướng công khai chuyện tình yêu của mình vào năm cuối cùng của đời học sinh này. Mặc dù thầy cô cũng biết tình yêu học trò không phải là xấu, ngược lại nó vô cùng trong sáng, đẹp đẽ và sẽ là động lực để học trò cố gắng, phấn đấu trong học tập và rèn luyện. Nhưng việc chấp nhận học sinh của mình thể hiện tình cảm thái quá, không tế nhị ngay trong trường thì với thầy cô là rất khó khăn. Như việc chấp nhận hình ảnh hai cô cậu học sinh diện 2 chiếc áo đôi màu mè đến trường cho dù quy định là phải mặc đồng phục đến trường.
Tình yêu học trò không ai có thể ngăn cấm nếu nó trong sáng và lành mạnh, và cũng không ai có thể phủ nhận nét đẹp của nó. Nhưng hãy thể hiện nó ở một giới hạn nào đó thôi teen à.
Kết
Teen 12 vẫn làm phiền lòng thầy cô đó đúng không? Hãy ra trường và để lại một ấn tượng thật sâu sắc trong lòng thầy cô. Nhưng không phải là để lại ấn tượng theo cách “khủng bố” tinh thần như vậy đâu.
Theo Mực tím
Teen 12 và năm học mới
Áp lực và dư chấn từ đề thi đại học của các anh chị khóa trước có sức ảnh hưởng khá nặng đối với các teen cuối cấp.
Thay đổi mục tiêu:
Nguyễn.T (Trường M) ban đầu ấp ủ dự định thi vào trường X, nhưng khi thấy điểm chuẩn của trường này năm vừa rồi quá cao, T đã e dè và từ bỏ ý định thi vào trường ấy dù trước đây T rất thích và chuẩn bị trước những kĩ năng cần thiết cho phân ngành ấy.
Minh Hằng, học lớp chuyên Văn (trường K), ban đầu đã chọn khối D là khối thi mình theo đuổi. Nhưng qua kì thi vừa rồi, sau khi nghía qua bộ đề khối D của các sĩ tử đi trước, Hằng đã "choáng" trước kiến thức bao la của môn Anh văn, và quay ngược 180 độ, quyết định năm cuối này sẽ dùi mài kinh sử khối C.
Chạy đua học thêm
Các teen 12 nghe "lờ mờ" về đề thi năm vừa rồi quá khó nên tâm lí "tự tin" về kiến thức của mình không còn nữa. Trước những tin đồn kiểu như: "Biết chị C, lớp chuyên Toán không? Chị ấy học giỏi lắm, vậy mà thi toán chỉ có 5 điểm đó!" teen thường hoang mang và đối phó bằng cách dốc toàn lực để học thêm, có khi 1 môn học đến 3,4 thầy. Vừa tốn kém tiền bạc, lại vừa hao mòn sức khỏe, không đủ minh mẫn để học tập nữa.
Sự thật là:
Không cần phải thay đổi mục tiêu chỉ vì những thông tin bên ngoài, bởi đề thi dù khó nhưng trên thực tế điểm chuẩn của các trường phần lớn vẫn giữ nguyên, không chênh lệch bao nhiêu. Nghĩa là sĩ tử vẫn dư sức "xơi" đề thi ấy.
Còn cả một năm để teen mình học tập, cố gắng trau dồi và ôn luyện, đừng vì "chột dạ" mà thay đổi mục tiêu đề ra một cách quá vội vã.
Hãy tự tin vào chính bản thân mình. Nếu đã trang bị đầy đủ kiến thức thì đâu phải ai cũng "học giỏi mà điểm thấp", đó chỉ là một số ít. Các teen đừng vội tin và lấy số ít làm gương để mà chùn bước.
Năm học mới đã bắt đầu, hãy luôn mỉm cười và cố gắng hết sức mình để chiến thắng trong kì vượt "vũ môn", teen 12 nhé! Áp lực và sự tự ti chỉ làm chùn bước ta mà thôi!
Theo Mực tím
Teen 12 mong gì khi là sinh viên? Bước chân vào giảng đường ĐH cũng là lúc teen phải thay đổi chính mình. Đây là ngưỡng cửa quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Bước chân ra khỏi mái trường cấp 3 cũng là lúc teen có sự thay đổi rõ rệt về cách sống và tính cách. Hầu như teen 12 nào cũng mong mình sẽ trở thành một sinh...