Khi phụ huynh tham gia lựa chọn sách giáo khoa
Ghi nhận từ thực tế cho thấy, theo yêu cầu đến cuối tháng 3 các nhà trường phải báo cáo bộ sách lựa chọn, nhưng hiện tại không ít trường chưa được tiếp cận đầy đủ các bản mẫu SGK để mua rồi phát cho giáo viên và các thành viên có trong Hội đồng.
Theo thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT) do Bộ GDĐT đã ban hành, thành phần Hội đồng lựa chọn SGK bao gồm: Người đứng đầu cơ sở giáo dục, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục (gọi chung là môn học) có SGK được lựa chọn, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh (phụ huynh).
Nên đa dạng thành phần lựa chọn SGK.
GS.TS Đinh Quang Báo – nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội khẳng định sự xuất hiện của Ban đại diện cha mẹ học sinh là cần thiết. Bởi phụ huynh ngày nay khá gắn bó với việc hướng dẫn, dạy con học tại nhà, như vậy họ cũng cần biết SGK ra sao để hướng dẫn con học. Mặt khác, các vấn đề liên quan đến kiến thức lịch sử, địa lý, văn hóa, phong tục tập quán… địa phương, chắc chắn phụ huynh có sự am hiểu nhất định. Với những kiến thức, hiểu biết của mình, họ hoàn toàn có thể đóng góp tốt cho việc lựa chọn SGK.
Ghi nhận từ thực tế cho thấy, theo yêu cầu đến cuối tháng 3 các nhà trường phải báo cáo bộ sách lựa chọn, nhưng hiện tại không ít trường chưa được tiếp cận đầy đủ các bản mẫu SGK để mua rồi phát cho giáo viên và các thành viên có trong Hội đồng. Theo chia sẻ của những người trong nghề: Giáo viên đọc SGK mà có chi tiết phải nghiên cứu đi nghiên cứu lại, huống chi đại diện phụ huynh học sinh không phải ai cũng có đủ chuyên môn, thời gian để đọc, so sánh các sách rồi đưa ra lựa chọn… Chưa kể, có một cái khó khác đó là hiện tại, các trường chưa tuyển sinh nên không thể cử đại diện phụ huynh là cha mẹ học sinh lớp 1 sắp tới.
Video đang HOT
Trước những băn khoăn về việc nếu các thành viên của Hội đồng không đạt quá 50% khi đồng ý lựa chọn SGK, tại điểm 2- Điều 8 của Thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK cũng đã quy định rõ: Trường hợp SGK không được trên 1/2 số thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn, Hội đồng thảo luận, phân tích các SGK với các tiêu chí lựa chọn SGK và bỏ phiếu lựa chọn lại. Sau lần bỏ phiếu thứ hai, nếu vẫn không được trên 1/2 số thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn thì Hội đồng quyết định lựa chọn SGK có số phiếu đồng ý cao nhất trong danh mục SGK do tổ chuyên môn báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này. Hội đồng tổng hợp kết quả lựa chọn SGK thành biên bản, có chữ ký của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các Ủy viên tham dự.
Theo GS Đinh Quang Báo: Hội đồng chọn lựa SGK phải tạo điều kiện để phụ huynh được tiếp cận với bản mẫu SGK mới để họ cùng tìm hiểu, nghiên cứu và đóng góp ý kiến, quan điểm của mình. Hội đồng lựa chọn SGK cũng có trách nhiệm giải thích, tập huấn, thảo luận… để phụ huynh học sinh tham gia lựa chọn SGK có được hướng tiếp cận, định hướng khoa học, đúng hướng. Từ đó, sẽ có sự lựa chọn đúng đắn.
Minh Quang
Theo daidoanket
Giáo viên tham gia chọn SGK mới: "Có khác nào cưỡi ngựa xem hoa"?
Đầu tháng 2/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong các cơ sở giáo dục phổ thông, khiến các nhà trường chỉ có khoảng hơn một tháng để thực hiện việc lựa chọn SGK.
Như vậy, từ nay đến khi chốt phương án chọn SGK lớp 1 vào cuối tháng 3/2020, các nhà trường sẽ có khoảng hơn một tháng để thực hiện việc lựa chọn SGK.
Cũng theo thông tư này, người đứng đầu các cơ sở giáo dục phổ thông (hiệu trưởng) sẽ phải thành lập hội đồng chọn SGK và mỗi trường sẽ thành lập một hội đồng.
Hội đồng bao gồm: người đứng đầu; tổ trưởng tổ chuyên môn; đại diện giáo viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) có SGK được lựa chọn; đại diện Ban phụ huynh học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông.
Có thể thấy, thời gian mà giáo viên đọc và đưa ra ý kiến cũng như bảo vệ ý kiến cho việc chọn SGK cho học sinh trường mình cũng không còn quá nhiều. Thời gian gấp gáp là thế nhưng theo ghi nhận của PV Infonet, hiện nay rất nhiều giáo viên ở địa phương cũng còn chưa nhìn thấy bộ SGK cho chương trình mới.
Bộ SGK mới mà giáo viên phải đưa ra lựa chọn.
"Đọc và đưa ra ý kiến với gần 40 quyển SGK ở các môn là điều không hề đơn giản. Thế nhưng đến giờ, chúng tôi vẫn chưa được tận mắt nhìn thấy cuốn sách hay dở ra sao.
Đó là chưa kể, SGK đó không có sách giáo viên hướng dẫn nên không biết bộ nào phù hợp và không phù hợp. Chỉ riêng việc đọc cũng làm sao giáo viên hiểu hết. Theo chúng tôi phải dạy qua một năm rồi mới biết cái ưu điểm với nhược điểm, chứ giờ yêu cầu giáo viên chọn bộ SGK nào thì thực sự là không khả thi", một giáo viên tiểu học tại Ý Yên (Nam Định) cho hay.
Cũng theo giáo viên này, có những chỗ (kiến thức trong SGK) chỉ khi bắt tay vào nghiên cứu, giảng dạy thực tế mới lộ ra bất cập. Trong khi chỉ còn hơn 1 tháng là phải chốt việc lựa chọn SGK. "Nếu cứ bắt buộc phải chọn SGK theo đúng tiến độ yêu cầu như hiện nay có khác nào "cưỡi ngựa xem hoa". Nhiều đồng nghiệp của tôi ở các tỉnh khác như Bình Thuận, Hải Dương, SGK còn chưa đến tay giáo viên thì sao mà chúng tôi lựa chọn được" - cô giáo này thắc mắc.
Cùng quan điểm, Thạc sĩ Vũ Hoàng Sơn - Giáo viên trường Tiểu học Bình Hòa (quận Bình Thạnh - TP.HCM) cho hay: "Cá nhân tôi thấy việc lựa chọn SGK hiện nay cũng chỉ dựa trên sự nhận định một cách cảm tính của giáo viên. Trong khoảng thời gian eo hẹp như hiện nay, giáo viên phải đọc 38 cuốn SGK và yêu cầu chọn khó tránh khỏi kiểu "cưỡi ngựa xem hoa".
Bởi lẽ, để chọn được SGK tối ưu, tôi nghĩ giáo viên, học sinh phải được dạy thử, học thử... Nhiều cuốn sách khi đưa vào dạy học mới bộc lộ những bất cập, những "hạt sạn". Lúc đó, giáo viên muốn kiến nghị đổi SGK thì các cở sở giáo dục sẽ phải ra sao? Tất nhiên, nếu làm tốt thì việc chọn SGK cũng sẽ là cơ hội để các trường khẳng định thương hiệu của mình".
Cũng theo thầy Sơn, việc giao quyền tự chủ lựa chọn SGK cho các cơ sở giáo dục phổ thông là hợp lý. Việc này sẽ giảm áp lực chọn SGK sử dụng chung trong phạm vi cả nước, vừa phù hợp với tình hình thực tế tại các đơn vị, địa phương. Mỗi địa phương sẽ có bộ SGK mang nét "đặc trưng riêng", có tính vùng miền và phù hợp với trình độ của học sinh.
"Để lựa chọn được bộ SGK sử dụng trong nhà trường của mình, các thành viên phải đọc kĩ về nội dung kiến thức và so sánh với chương trình môn học đã được công bố. Mỗi thầy cô được nhà trường cơ cấu trong Hội đồng lựa chọn SGK phải đọc, phải mở từng trang, đọc từng dòng của mỗi cuốn SGK.
Sự cẩn trọng, tỉ mỉ khi thẩm định là yêu cầu không thể thiếu khi đánh giá mỗi một cuốn sách SGK. Nhưng với thời gian ít ỏi của mình, sẽ có rất ít giáo viên thực hiện được điều này. Đó cũng là điều rất đáng tiếc, chưa nói tới trình độ của người được chọn để thẩm định SGK có đủ tiêu chuẩn", Thạc sĩ Vũ Hoàng Sơn trăn trở.
Theo infonet
Nếu vì học sinh thì trong cùng một địa bàn nên thống nhất một bộ sách giáo khoa Học sinh đến nơi học mới với bộ sách giáo khoa mới sẽ khó có thể tiếp cận ngay, khó có thể kết nối những kiến thức đã học và sẽ học một cách logic. Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư Hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông,...