Khi nước Mỹ không còn John McCain
Nước Mỹ sẽ thay đổi sau sự ra đi của ông McCain vì không còn ai trên chính trường, trong mọi đảng phái chính trị, có đủ tầm vóc và đặc biệt có đủ bản lĩnh chính trị để kiềm chế sự manh động thái quá của ông Trump trong cầm quyền, vì Đảng Cộng hoà đã và đang tiếp tục buông rơi những hệ quan điểm và giá trị tạo nên bản sắc chính trị cho nó để trở thành con rối trong tay ông Trump.
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain qua đời hôm 25.8.
Với thời gian 4 năm là Hạ nghị sỹ và 31 năm là Thượng nghị sỹ, ông John McCain chưa phải là dân biểu hiện diện lâu nhất trong lưỡng viện lập pháp Mỹ. Nhưng với những gì đã làm trên cả hai cương vị ấy kể từ khi bước đi trên con đường hoạt động chính trị trong khoảng thời gian ấy, ông McCain đã khắc đậm dấu ấn riêng trên chính trường và trong xã hội nước Mỹ. Nhìn vào cuộc đời của ông McCain có thể thấy được bóng dáng của lịch sử nước Mỹ và đặc biệt là diện mạo cũng như bản chất nền chính trị ở nước Mỹ.
Ông McCain đã từng tham gia cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam và cuộc chiến tranh này có tác động vô cùng mạnh mẽ và sâu sắc nhất tới nước Mỹ ở nửa sau của thế kỷ 20. Ông McCain là người cổ suý cho vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới, cho việc phổ cập hệ giá trị dân chủ của Mỹ trên thế giới và đấy cũng là những gì các thời chính quyền ở Mỹ theo đuổi, chỉ từ khi ông Donald Trump lên cầm quyền ở Mỹ thì có phần khác. Ông McCain trung thành với nguyên tắc và tiêu chí truyền thống ở Mỹ về văn hoá chính trị và văn hoá dân chủ thì đấy cũng chính là những gì khiến cả chính trường lẫn xã hội Mỹ bị phân hoá sâu sắc suốt nhiều thập kỷ nay. Ông McCain được coi là chuẩn mực cho văn hoá ấy và cho đạo đức chính trị ở Mỹ. Một khi tượng đài chính trị không còn nữa, một khi cây đại thụ trên chính trường không còn sống nữa và một khi vị lão làng từ nay vắng bóng thì nền chính trị và xã hội nước Mỹ cũng sẽ không còn có thể cứ như trước được nữa.
Video đang HOT
Với sự ra đi của ông McCain, thời đại của những chính trị gia ở Mỹ thuộc thế hệ tham gia chiến tranh ở Việt Nam và tham gia chính trường ở thời hậu chiến tranh Việt Nam như các ông McCain, John Kerry hay Chuck Hagel…. đã chấm dứt đối với nước Mỹ.
Nước Mỹ kể từ khi ông Trump cầm quyền đã thay đổi rất cơ bản so với trước. Những chuyển biến này tích cực hay tiêu cực, tốt hay xấu đối với nước Mỹ là câu hỏi được trả lời từ nhiều giác độ khác nhau và người Mỹ sẽ trả lời khác với thế giới bên ngoài nước Mỹ. Nhưng điều đã có thể thấy được rất rõ là ông McCain trở thành người phê bình ông Trump quyết liệt nhất và đối thủ chính trị đáng gờm nhất của ông Trump ở nước Mỹ. Sự khác biệt không thể khắc phục được giữa hai người này phản ánh bản chất cuộc giằng co hiện tạo ở nước Mỹ về văn hoá và đạo đức chính trị. Ông McCain theo đuổi lý tưởng phục vụ đất nước trong khi ông Trump chẳng khác gì chủ ý dùng quyền lực của đất nước để phục vụ mình. Ông McCain coi chính trị là một nghề nghiệp cao quý thì ông Trump coi chính trị chỉ là một công cụ phục vụ cho lợi ích của mình.
Nước Mỹ sẽ thay đổi sau sự ra đi của ông McCain vì không còn ai trên chính trường, trong mọi đảng phái chính trị, có đủ tầm vóc và đặc biệt có đủ bản lĩnh chính trị để kiềm chế sự manh động thái quá của ông Trump trong cầm quyền, vì Đảng Cộng hoà đã và đang tiếp tục buông rơi những hệ quan điểm và giá trị tạo nên bản sắc chính trị cho nó để trở thành con rối trong tay ông Trump. Nước Mỹ sẽ thay đổi bởi sự phân rẽ giữa Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ đã biến dạng thành sự thù địch chính trị. Ông McCain đã nỗ lực ngăn cản chuyện này nhưng chưa thành công và giờ chưa thấy ai ở Mỹ có thể làm nổi. Nước Mỹ sẽ thay đổi bởi từ nay không còn được nghe mà chỉ thấy vọng những lời nói cảnh tỉnh của ông McCain.
Theo Danviet
Thượng nghị sĩ John McCain qua đời
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa John McCain qua đời hôm 25.8 ở tuổi 81 - theo thông báo ngắn gọn của văn phòng ông.
Thượng nghị sĩ John McCain. Ảnh: People
John McCain được chẩn đoán mắc ung thư não vào tháng 7.2017 và đã được điều trị y tế. Tuy nhiên, gia đình thượng nghị sĩ thông báo ông quyết định ngừng điều trị hôm 24.8.
John McCain là thượng nghị sĩ 6 nhiệm kỳ và là ứng viên Đảng Cộng hòa chạy đua chức Tổng thống Mỹ năm 2008. Ông được các bác sĩ chẩn đoán mắc u tế bào thần kinh đệm, một loại ung thư não ác tính nhất, sau khi được phẫu thuật cắt bỏ một cục máu đông phía trên mắt trái vào tháng 7.2017.
Ông nội và cha của John McCain đều từng là đô đốc Hải quân Mỹ. Bản thân ông McCain cũng đã học tại Học viện Hải quân Mỹ và tốt nghiệp vào năm 1958. Ông trở thành phi công hải quân lái máy bay cường kích từ hàng không mẫu hạm.
Trong thời gian tham chiến trong Chiến tranh Việt Nam, ông thoát chết trong gang tấc tại vụ cháy trên hàng không mẫu hạm USS Forrestal năm 1967. Cùng năm, máy bay của ông bị bắn rơi ở miền bắc Việt Nam khiến ông bị thương nghiêm trọng và bị bắt làm tù binh chiến tranh.
Tuy nhiên sau chiến tranh, John McCain cùng John Kerry là hai nhân vật năng nổ và có vai trò quan trọng trong việc hối thúc và vận động chính phủ Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
NGỌC VÂN
Theo Laodong
Chuyện ít biết về hành trình ông John McCain hàn gắn quan hệ Mỹ-Việt Một trong những di sản mà Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain để lại đó là những nỗ lực hàn gắn và bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ, đưa hai cựu thù trở thành đối tác. Ông McCain (phải) và ông Kerry có đóng góp quan trọng nhằm bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt. (Ảnh: AP) Theo NBC, hành trình hàn gắn này...