Khi nhiều đối tác Huawei lo sợ vì lệnh cấm của Mỹ, công ty Nhật Bản này tự tin nói chẳng cần Trung Quốc vẫn khỏe
Khi nhu cầu đối với tụ điện của Taiyo Yuden đang cao vượt quá khả năng cung ứng, công ty có thể dễ dàng tìm người mua thay thế cho Huawei trong thời gian tới.
Trong số hàng nghìn đối tác cung cấp cho người khổng lồ viễn thông của Trung Quốc Huawei Technologies, có một công ty gần như vô danh của Nhật Bản có tên Taiyo Yuden. Khi tổng thống Donald Trump cấm vận Huawei vào ngày 16 tháng Năm, cổ phiếu công ty giảm mạnh đến 10%, xóa sạch đà tăng có được từ mức báo cáo thu nhập kỷ lục và đợt mua lại cổ phiếu.
Giám đốc công ty Shoichi Tosaka tất nhiên không vui vì điều này: ông cho rằng các nhà đầu tư đã quá bi quan về họ. Trong cuộc phỏng vấn tại Tokyo, ông giải thích rằng chỉ có chưa đến 10% doanh thu của Taiyo Yuden đến từ Huawei và công ty có thể dễ dàng thay thế bất kỳ khoản thiếu hụt doanh thu nào nhờ vào nhu cầu đối với các tụ điện của họ.
Các tụ điện siêu nhỏ của Taiyo Yuden.
Các tụ điện siêu nhỏ của họ đang được sử dụng trong hàng trăm thiết bị điện tử và lượng cung đang bị thiếu hụt nên họ sẽ không gặp vấn đề gì trong việc tìm người mua khác.
Video đang HOT
Ông Tosaka cho biết: “ Ngay cả khi chúng tôi mất các đơn hàng từ Huawei dành cho các trạm phát sóng và smartphone, một công ty khác cũng sẽ làm các thiết bị đó và chúng tôi sẽ có được việc kinh doanh đó. Cổ phiếu dường như đang không có kết nối với thu nhập của chúng tôi.”
Ông cũng đã xây dựng nên một công ty có thể tránh né được các đòn trừng phạt từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Ông có thể thoát khỏi thuế quan của Mỹ giáng vào hàng hóa từ Trung Quốc khi công ty có hàng loạt cơ sở sản xuất tại Malaysia, Philippines, Hàn Quốc và Nhật Bản, chứ không chỉ Trung Quốc.
Các tụ điện do Taiyo Yuden làm ra đang trở thành các viên gạch xây nên thế giới hiện đại ngày nay. Được làm từ các tấm kim loại và những chất cách điện, các tụ điện được sử dụng trong các mạch điện tử để ổn định điện thế và cường độ dòng điện và hiện nay chúng đã có mặt trong tất cả các thiết bị điện, từ smartphone, TV, tủ lạnh cho đến cả xe điện. Theo ông Tosaka, một chiếc xe điện với chế độ tự lái như của Tesla sử dụng khoảng 10.000 tụ điện.
Nhu cầu đối với tụ điện tăng cao và loại bỏ được tác động từ Huawei là nguyên nhân làm 16 trên 21 nhà phân tích được Bloomberg liên hệ đưa ra khuyến cáo mua cổ phiếu Taiyo Yuden, sau khi cổ phiếu công ty giảm 6% vào ngày 13 tháng Năm.
Hiện Taiyo Yuden đã thành công trong việc giảm lệ thuộc vào smartphone, khi mở rộng khả năng cung ứng sang cả ô tô và các ngành công nghiệp khác. Hiện tại, doanh thu từ việc cung cấp cho ô tô và các ứng dụng công nghiệp khác chiếm 39% tổng doanh thu của họ, giúp công ty đạt được thu nhập cao kỷ lục ngay cả khi nhu cầu smartphone suy thoái.
Hiện các nhà máy của Taiyo Yuden đang phải chạy gần như hết công suất để đáp ứng nhu cầu cho các tu điện gốm đa lớp của họ. Việc thiếu hụt nguồn cung đã làm GoPro không thể đạt được mục tiêu sản lượng và kéo theo hãng Murata tăng giá linh kiện của mình lên thêm 30% vào năm ngoái. Taiyo sẽ chi ra 150 tỷ Yên (khoảng 1,3 tỷ USD) trong 3 năm tới để tăng cường sản lượng, nhưng trong tương lai gần, ông Tosaka dự kiến nguồn cung vẫn bị thắt chặt.
Công ty dự kiến doanh thu sẽ tăng 6% trong năm nay lên 290 tỷ Yên, một kỷ lục mới. Lợi nhuận hoạt động sẽ tăng 8% lên 38 tỷ Yên, nhờ vào nhu cầu gia tăng cho các linh kiện trên ô tô, trạm phát sóng và trung tâm dữ liệu. Công ty cũng đang thúc đẩy đầu tư tới 45 tỷ Yên để xây dựng hai nhà máy mới ở Niigata, phía bắc Nhật Bản.
Theo GenK
Huawei ngưng một vài dây chuyền sản xuất điện thoại vì bị Mỹ cấm vận
Huawei phải cắt giảm sản lượng điện thoại thông minh để nỗ lực vượt qua các thách thức sau khi bị Mỹ cho vào danh sách đen, cấm dùng công nghệ Mỹ.
Mẫu P30 của Huawei tại một cửa hàng ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Theo một nguồn tin giấu tên tiết lộ cho tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), công ty chế tạo linh kiện điện tử Foxconn có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc) phụ trách gia công điện thoại cho các thương hiệu lớn như Apple và Xiaomi đã tạm thời ngưng một số dây chuyền sản xuất cho điện thoại Huawei vì công ty có trụ sở ở Thâm Quyến này đã cắt giảm đơn đặt hàng.
Huawei phải cắt giảm sản lượng điện thoại thông minh để nỗ lực vượt qua các thách thức sau khi các công ty đối tác của Mỹ như Google, Microsoft cùng một số nhà sản xuất chất bán dẫn, bao gồm Intel, Qualcomm, Xilinx và Broadcom quyết định chấm dứt quan hệ hợp tác với Huawei.
Theo các phương tiện truyền thông, lệnh cấm chuyển giao công nghệ Mỹ cho công ty châu Á khiến Huawei bị mất nguồn cung quan trọng cho sản phẩm quốc tế, trong đó có chip Intel và hệ điều hành Android của Google.
Lệnh cấm vận gần đây của Mỹ buộc Huawei phải đánh giá lại mục tiêu của mình trên đấu trường điện thoại thông minh quốc tế với tham vọng trở thành nhà cung cấp lớn nhất vào năm 2020.
Zhao Ming, Chủ tịch một trong các thương hiệu đuện thoại của Huawei, phát biểu tại một sự kiện giới thiệu sản phẩm Honor: "Khi diễn biến mới xuất hiện, vẫn còn quá sớm để nói rằng liệu chúng tôi có thể đạt được mục tiêu hay không. Tất cả những khó khăn sẽ làm chúng tôi mạnh mẽ hơn, cả về tinh thần lẫn hành động".
Bộ Thương mại Mỹ ngày 16/5 đã đưa công ty Huawei và các chi nhánh vào danh sách đen, đồng nghĩa với việc cấm công ty mua các bộ phận và linh kiện từ công ty Mỹ. Danh sách đen "Entity List" của Bộ thương mại Mỹ bao gồm các cá nhân, công ty và tổ chức bị nghi ngờ có khả năng gây hại tới an ninh quốc gia Mỹ. Huawei nhiều lần bị Chính phủ Mỹ cáo buộc cài đặt "sân sau" trên các sản phẩm của mình, từ đó hỗ trợ Chính phủ Trung Quốc thu thập thông tin được gửi và nhận trên thiết bị Huawei. Tuy nhiên, Huawei đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc này.
Theo ICTNews
Rắc rối với Huawei làm 'tổn thương' toàn ngành công nghiệp smartphone Hãng nghiên cứu thị trường Canalys đã đưa ra nhận xét rằng toàn bộ ngành công nghiệp smartphone sẽ bị tổn thương, bởi những gì mà Huawei đang phải gánh chịu từ lệnh cấm từ phía Mỹ. Doanh số smartphone toàn cầu bị ảnh hưởng vì lệnh cấm của Mỹ nhắm vào Huawei - Ảnh: AFP Theo PhoneArena, Canalys cho rằng điều này...