Khi người học thiếu thông tin
Tại Hội nghị tiếp xúc cử tri mới đây của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, chuyên đề về “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn hiện nay”, có những con số đã được đưa ra: Công tác hướng nghiệp và phân luồng trong học sinh trên địa bản vẫn còn những hạn chế, chỉ đạt 7-8%, trong khi mục tiêu chung là 30%.
Ảnh minh họa
Theo phân tích, khó khăn do xu hướng nhận thức của phụ huynh học sinh và trong xã hội vẫn cứ muốn học càng cao càng tốt. Nhưng thực tế cho thấy, không phải phụ huynh và học sinh nào cũng có thông tin về hướng nghiệp, về các cơ sở đào tạo nghề ngay tại Hà Nội. Thậm chí nhiều phụ huynh hiện cũng không có chút thông tin nào về mô hình đào tạo thí điểm 9 , tức là học sinh học xong THCS có thể vào học ngay hệ CĐ đã và đang được triển khai. Khi biết về mô hình này, không ít người đã bày tỏ tiếc nuối rằng, nếu biết sớm họ đã cho con theo học nghề chứ không ép con thi vào lớp 10 THPT năm học trước bằng mọi giá…
Trở lại với vấn đề hướng nghiệp trong nhà trường cho học sinh phổ thông, đứng trước nhiều ngã rẽ vào đời, với những cơ hội rộng mở, nhưng không phải học sinh nào cũng biết đến. Thậm chí có các thầy cô giáo nếu không theo sát việc hướng nghiệp cho các em thì cũng chưa chắc có thể biết hết để tư vấn cho học sinh của mình. Chính vì vậy, việc tổ chức các buổi tọa đàm, tư vấn hướng nghiệp trực tiếp cho học sinh cuối cấp, với sự tham gia tư vấn của các trường ĐH, CĐ, TC và các doanh nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp… là cần thiết để học sinh có những định hướng đúng đắn cho tương lai sau này.
Tại Hội nghị tiếp xúc cử tri vừa rồi, nhiều đại biểu kiến nghị cần tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền sâu rộng về giáo dục hướng nghiệp nhằm thay đổi nhận thức của phụ huynh học sinh cũng như đổi mới công tác giáo dục trong mỗi nhà trường, để tạo nội lực ngay từ bên trong. Trong đó, phải định hướng nghề nghiệp theo trình độ, năng lực của học sinh chứ không phải là hướng nghiệp chung chung.
Video đang HOT
Và tâm lý chung của những gia đình quyết tâm/ hoặc tình nguyện cho con theo học nghề, đó là học sinh phải được tạo điều kiện tốt nhất để học văn hóa. Cùng với đó là cam kết của cơ sở đào tạo sau khi học xong sẽ tạo điều kiện về đầu ra, tạo cơ hội về việc làm cho người học…
Vi Cầm
Theo daidoanket
Gắn định hướng nghề nghiệp, đào tạo nghề với tạo việc làm
Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề về "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn hiện nay; góp ý vào một số nội dung lớn trong dự án Luật giáo dục (sửa đổi)".
Chỉ thị 10-CT/TƯ ngày 5-12-2011 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở tham gia hệ thống giáo dục nghề nghiệp đạt 30%. Tuy nhiên, tỷ lệ này hiện vẫn ở mức khá khiêm tốn.
Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, học sinh sau khi tốt nghiệp THCS trên địa bàn Hà Nội được phân chia theo 4 luồng khác nhau.
Cụ thể: tiếp tục thi và học tại các trường THPT; học sinh không thi đỗ các trường THPT tham gia học tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên để lấy bằng bổ túc THPT; học sinh được xét tuyển vào các trường đào tạo nghề; học sinh tham gia lực lượng lao động sản xuất mà chưa qua đào tạo.
Các đại biểu tham dự hội nghị tiếp xúc cử tri, góp ý về giáo dục hướng nghiệp và Dự án Luật giáo dục sửa đổi
Đáng quan tâm, số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở theo học nghề mới dừng ở mức từ 5,8% đến 7,2% trong tổng số học sinh được xét tuyển vào các trường nghề giai đoạn từ 2011-2015; năm học 2018-2019 tăng lên 11,8%.
Tại hội nghị, các cử tri đã kiến nghị nhiều nội dung về hoạt động hướng nghiệp, như: Sớm ban hành tiêu chí cụ thể để tuyển được học sinh học nghề; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp tuyển dụng lao động sau đào tạo của các trường; miễn giảm học phí cho học sinh học nghề.
Đồng thời, có cơ chế đánh giá năng lực học sinh bảo đảm chính xác và phân luồng được học sinh từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông. Nhiều đại biểu kiến nghị cần tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền sâu rộng về giáo dục hướng nghiệp nhằm thay đổi nhận thức của phụ huynh, học sinh về học nghề.
Góp ý về Luật Giáo dục (sửa đổi), một số cử tri cho rằng, cần bổ sung nội dung phát triển bền vững và bảo vệ môi trường là yêu cầu bắt buộc trong giáo dục. Bên cạnh đó, Luật Giáo dục (sửa đổi) cần đưa nội dung tự chủ vào trong các nhà trường; có sách giáo khoa chung của bậc phổ thông trung học và nghiên cứu kỹ việc xã hội hóa; bổ sung quy định người dạy học được bảo vệ quyền lợi, nhân phẩm...
Phát biểu tiếp thu các ý kiến, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết, năm 2019, thành phố giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn các trường nghề trên địa bàn xây dựng danh mục các ngành nghề, nội dung, định hướng công tác tuyển sinh để tập hợp thành tập thông tin cung cấp cho học sinh, phụ huynh.
Đồng thời, giao Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù của Hà Nội. Ngoài việc hỗ trợ học sinh học nghề, cần xây dựng chính sách hấp dẫn, chính sách hỗ trợ liên thông; bổ sung dạy thêm 2 môn ngoại ngữ và tin học trong đào tạo nghề...
Kết luận tại buổi tiếp xúc cử tri, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc co biết Đoàn sẽ tiếp thu cao nhất những kiến nghị của cử tri để đánh giá kỹ hơn thực trạng, giải pháp, đề xuất cho vấn đề này. Trong đó, cần gắn định hướng nghề nghiệp, đào tạo nghề với tạo việc làm./.
Theo Pháp luật Xã hội
Học trò hào hứng trải nghiệm "một ngày làm giáo viên" Ngày 20/3, gần 240 học sinh của Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP.HCM) đã có một ngày tràn niềm vui khi vào vai các thầy cô đứng trên bục giảng trong chương trình "Một ngày làm giáo viên" do nhà trường tổ chức. Các học sinh đại diện cho các tổ bộ môn lên nhận hoa từ Ban giám hiệu nhà trường...