Khi nào trẻ Việt mới thoát ‘cực hình’ bị ép ăn?
Không chỉ do phụ huynh quan niệm sai lầm, nhiều người Việt cứ nghĩ trẻ phải béo, phải mập mới tốt, dẫn đến trẻ bị ép ăn không thương tiếc.
Trẻ em, nhất là trẻ thành thị, cần được vận động nhiều hơn để có những bữa ăn “tình nguyện” – Ảnh: H.HG.
Các bà mẹ nuôi con hãy nghĩ đến sức khỏe và tương lai của con mình. Tôi biết nhiều trường hợp cha mẹ khổ sở với quan niệm cũ nhưng chúng ta cần có bản lĩnh của người làm cha, làm mẹ
TS Phan Thị Thu Hiền
“Cha mẹ Việt rất thương con, sẵn sàng hi sinh tất cả vì con nhưng cách nuôi dạy con của phụ huynh chúng ta đang có nhiều vấn đề cần xem xét lại, trong đó có việc cho con ăn uống” – TS Phan Thị Thu Hiền, trưởng khoa giáo dục mầm non Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, chia sẻ.
Theo TS Thu Hiền, việc bạo hành trẻ mầm non là không thể chấp nhận, cần được xử lý thích đáng. Tuy nhiên, cần phải mổ xẻ nguyên nhân sâu xa của nó khi hầu hết các vụ bạo hành trẻ thường xảy ra vào thời điểm trẻ ăn uống.
TS Thu Hiền phân tích: Hiện nay ở nước ta đang tồn tại một thực trạng: nhiều phụ huynh quan niệm rằng trẻ phải béo, phải mập mới tốt. Việc “nhồi” cho trẻ ăn khiến trẻ có tâm thế, phản xạ tiêu cực trong ăn uống. Con trẻ đến trường mang theo sự biếng ăn có sẵn.
Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh lạm dụng “máy xay thức ăn” xay quá kỹ, không tập cho trẻ làm quen dần với thức ăn “lợn cợn”, trẻ được cha mẹ nuông chiều, luôn cho ăn những gì trẻ thích, không được tập thói quen tự lập trong ăn uống…
Do đó khi đến trường, các bé không ăn được nhiều món, thường ngậm thức ăn, bị ói và chờ đợi cô giáo “phục vụ”. Tóm lại, ở trong gia đình, trẻ không được chuẩn bị tốt về một thói quen ăn uống khoa học và tích cực.
Nhiều trường, nhóm, lớp mầm non thường lấy tiêu chí “trẻ sẽ tăng cân” mỗi tháng để thu hút học sinh. Hậu quả: giáo viên, bảo mẫu phải quát nạt, phải ép trẻ ăn bằng đủ mọi cách.
Cũng cần nói thêm rằng: trong chuẩn đầu ra của Trường ĐH Sư phạm thì phẩm chất yêu nghề, thương trẻ là phẩm chất hàng đầu và được học nhiều kỹ năng khác. Tuy nhiên, việc học và thấu hiểu, học và thực thi vẫn có khoảng cách.
* Nhưng phụ huynh sẽ đặt câu hỏi căn cứ vào đâu để biết trẻ có phát triển hay không?
- Cân nặng tốt nhất là không vượt ngưỡng dưới (suy dinh dưỡng) và ngưỡng trên (béo phì). Cân nặng là con dao hai lưỡi.
Muốn biết con mình có phát triển bình thường không, phụ huynh nên đưa con đi khám dinh dưỡng định kỳ hoặc dựa vào bảng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế giới, biểu đồ này thường được in trong cuốn sổ khám sức khỏe của trẻ em dưới 6 tuổi.
Video đang HOT
Nói như thế không phải tất cả phụ huynh đều dở, hiện nay ở nước ta có nhiều phụ huynh nuôi và dạy con rất tốt. Nhiều bà mẹ đã đọc và áp dụng cách cho trẻ ăn giặm tự chỉ huy, ăn giặm theo kiểu Nhật… rất hiệu quả.
Có người còn rất dũng cảm khuyến khích trẻ ăn theo nhu cầu của bản thân và tự lập trong ăn uống.
TS Phan Thị Thu Hiền – Ảnh: NVCC
* Đối với những trẻ biếng ăn và suy dinh dưỡng thì phải làm sao, thưa bà?
- Một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn là do người lớn cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn bổ dưỡng. Có trường hợp, phụ huynh lên tâm sự với cô giáo rằng: “Cô giỏi quá, ở nhà bé không chịu ăn mà lên lớp bé lại tự xúc ăn ngon lành…”.
Đó là vì ở trường các cô cho bé chạy, nhảy, ra sân chơi vận động liên tục khiến bé cảm thấy đói, có nhu cầu ăn và ăn ngon miệng. Ở nhà thì khác.
Một số trường mầm non cũng vậy, do thiếu sân chơi hoặc do giáo viên không tổ chức cho trẻ vận động.
Bản năng tự nhiên của trẻ là không thể nhịn đói và không thể nhịn ngủ. Khi bé đói, mình không cho bé cũng sẽ đòi ăn. Khi bé đã buồn ngủ thì giữa đường xe cộ ồn ào vẫn lăn ra ngủ. Nếu buổi trưa bé ăn ít chắc chắn buổi chiều bé sẽ ăn bù lại, đừng quá lo lắng.
* Xin phép hỏi, trước đây bà đã nuôi con như thế nào?
- Tôi sinh con khi đang học ở nước ngoài. Từ lúc mang thai cho đến khi sinh cháu đều được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Lúc mang thai, tôi không được ăn nhiều tinh bột mà phải chọn những thực phẩm để con mình có đầy đủ dưỡng chất cần thiết.
Mùa đông ở Nga rất lạnh nhưng bác sĩ khuyên tôi nên cho bé ngủ ở ngoài trời (nằm trên xe đẩy và để bé ngủ ở bancông, dưới gốc cây…) mặc dù bé mới ra đời được hơn 1 tháng. Nhưng đúng là ra ngoài trời bé ngủ rất ngon (dĩ nhiên phải mặc ấm).
Khi bé lớn lên một chút thì cho bé ra ngoài đi dạo, lăn lê bò toài, chạy nhảy… bổ sung tiền sinh tố D để hấp thụ canxi vào cơ thể đồng thời tạo cảm giác đói và thèm ăn cho trẻ.
Tôi không đút cho con ăn mà hồi bé 7, 8 tháng, tôi cho bé những mẩu bánh quy hoặc rau, củ luộc kỹ để bé tự cầm và đưa vào miệng. Con tôi được cái dọn gì ăn nấy, tôi cũng không bao giờ hỏi: con có ăn được cái này không?
Tôi cho rằng: điều quan trọng nhất là tạo tâm thế tích cực trong ăn uống cho trẻ – để bữa ăn trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ. Đừng ép trẻ ăn khiến bữa ăn là cực hình đối với cả trẻ và người lớn.
Nhưng để thay đổi hoàn toàn gốc rễ của vấn đề thì cả xã hội phải thay đổi chứ không chỉ một mình phụ huynh hoặc giáo viên.
Biếng ăn vì bị… ép ăn
Theo BS chuyên khoa 2 Hoàng Thị Tín – trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM, trẻ biếng ăn có thể nguyên nhân từ 2 phía. Nguyên nhân từ trẻ có thể do trẻ bệnh, ham chơi, trẻ không cảm nhận được đói, thức ăn không hợp khẩu vị… Từ phía người cho ăn có thể do quá nghiêm khắc, dùng bạo lực ép bé ăn loại và lượng thức ăn mình không muốn, hoặc cho trẻ ăn liên tục nên trẻ không cảm nhận được cảm giác đói…
Trong quá trình phát triển của trẻ, có những giai đoạn cần dinh dưỡng đúng cách nhằm phòng ngừa những biến chứng về sức khỏe sau này như giai đoạn từ lúc trẻ được mang thai cho đến khi tròn 24 tháng tuổi. Trẻ tăng cân nhanh trong giai đoạn này có thể đưa đến nguy cơ những bệnh mãn tính không lây như béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, dậy thì sớm sau này…
Theo tuoitre.vn
4 sai lầm tai hại có thể "bóp chết" sự tự tin của trẻ, bố mẹ yêu con cần đọc luôn và ngay
Có thể chỉ là do bố mẹ vô tâm nên mới phạm phải 4 sai lầm này, nhưng hậu quả mà con gánh chịu lại vô cùng lớn...
Mỗi bậc cha mẹ luôn mong muốn con mình có thể phát triển thông minh lanh lợi, trở thành một người phát triển và thành công trên đường đời sau này. Chính vì vậy, trong các bài học đầu tiên về dạy con, không ít bậc bố mẹ đều nóng lòng học cách củng cố sự tự tin ở trẻ.
Tuy nhiên, trên thực tế có một số ông bố bà mẹ thường ngày vẫn vô tình phạm phải một số sai lầm cơ bản trong việc kìm hãm sự tự tin của con trẻ. Đây là những hoạt động hoặc câu nói gần gũi với đời thường nên người ta không kịp nhận ra, nhưng sức ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển của trẻ lại không hề nhỏ chút nào.
Dưới đây là 4 sai lầm thường gặp của các bố mẹ, bố mẹ cùng chiêm nghiệm để khắc phục nếu có nhé!
1. Chăm chăm chỉ trích nhược diểm của con
(Ảnh minh họa)
Bố mẹ sinh ra con nên thừa hiểu tính con, đồng thời cũng biết được rằng con mình có những nhược điểm nào. Tuy nhiên nhiều bố mẹ thay vì củng cố tinh thần con và cùng con khắc phục nhược điểm đó, họ lại chọn cách phơi bày nhược điểm của con và chấp nhận như thể nhược điểm đó không bao giờ có thể biến mất được.
Thực tế là khi có sự giúp đỡ tận tình của bố mẹ, con cái có thể sẽ phát triển theo một hướng khác, giảm thiểu tối đa hoặc làm triệt tiêu những khiếm khuyết của mình. Vậy nên thay vì lo lắng con mình "nhát quà", "ồn ào quá", "lười biếng quá"... hãy cùng con nhìn ra điểm yếu và từng ngày từng ngày khắc phục các điểm yếu đó.
2. Thường xuyên mỉa mai con trước mặt người khác
(Ảnh minh họa)
Bố mẹ đừng nhầm lẫn giữa việc mỉa mai con và khiêm tốn. Trẻ em không phải là không biết gì, chúng sẽ biết chạnh lòng nếu như liên tục nghe bố mẹ cười chê, chế giễu mình trước người lạ. Những câu mỉa mai hoặc thách thức tương tự như "dễ thế mà con không làm được à?", "sao con lại kém thế nhỉ?" sẽ khiến bé chùn lòng, dần dần chẳng những mất tự tin vào bản thân mà còn bắt đầu tin rằng mình thực sự xấu xa, thực sự vô dụng như lời bố mẹ vẫn nói.
3. Giải quyết khó khăn thay trẻ quá nhanh chóng
(Ảnh minh họa)
Khá nhiều người có thói quen "xót con" nên chỉ cần nhìn thấy con loay hoay một chút thôi đã lập tức đưa ra lời đề nghị sẽ giúp đỡ. Tuy nhiên việc giúp đỡ trẻ quá sớm chẳng những không thể làm cho bé phát triển mà còn dễ tạo cho bé thói quen dựa dẫm. Kể từ những lần sau, thay vì động não suy nghĩ thì bé sẽ chủ quan rằng có bố mẹ hậu thuẫn từ phía sau nên chẳng cần phải tìm cách vượt khó làm gì nữa.
4. Không bao giờ khen ngợi trẻ
(Ảnh minh họa)
Đến người lớn còn muốn được ngh enhững lời khen ngợi chứ đừng nói gì trẻ nhỏ. Khi một đứa trẻ hoàn thành bài tập, chinh phục được một khó khăn nào đó (dù rất nhỏ thôi), trẻ cũng khao khát được nhận về những lời khen ngợi xứng đáng với công sức đã bỏ ra.
Bố mẹ có thể lo lắng rằng lời khen làm con trở nên tự mãn, nhưng sự thực không phải vậy. Lời khen đúng lúc sẽ giúp con biết được rằng công sức con bỏ ra được nhìn nhận và trân trọng. Từ đó, bé sẽ cố gắng phát huy hơn nữa trong tương lai.
Theo Helino
Chủ tịch TP. Đà Nẵng: Làm rõ trách nhiệm vụ bảo mẫu tát trẻ dã man Ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng vừa có công văn chỉ đạo các đơn vị liên quan xử lý thông tin bảo mẫu tát trẻ, ép ăn ở nhóm trẻ Mẹ Mười ở quận Thanh Khê (Đà Nẵng) được phản ánh qua mạng xã hội. Công an vào cuộc điều tra làm rõ vụ bạo hành trẻ mầm...