Khi nào tay run mới là cảnh báo bệnh tật?
Đôi khi tay run khi pha nước hoặc cố giữ một thứ gì đó ổn định khiến bạn cảm thấy hoài nghi về bệnh tật mình đang mắc phải.
Shutterstock
Nếu bạn đang rơi vào tình huống này, thì dưới đây là thông tin hữu ích, theo Medical News Today.
Sự run rẩy hoặc run rẩy không kềm được gọi là những cơn run. Triệu chứng run tay trong các hoạt động tinh vi được coi là khá phổ biến.
Một số cơn run trong quá trình vận động là điều bình thường đối với tất cả mọi người, theo trang web của Hiệp hội Bác sĩ Đại học Washington (Mỹ).
Sự run rẩy hiện diện trong mọi người được gọi là run động sinh lý, thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố về lối sống.
Các yếu tố đó là gì? Và điều gì sẽ xảy ra nếu các cơn run rẩy vẫn tồn tại ngay cả khi các yếu tố này đã được kiểm soát?
Bạn không nghỉ ngơi ban đêm? Mệt mỏi, thiếu ngủ hoặc giảm chất lượng nghỉ ngơi cũng có thể là những lý do khiến tay run.
Video đang HOT
Uống quá nhiều rượu hoặc tiêu thụ trên 300 mg caffein cũng có thể là nguyên nhân gây run tay.
Những căng thẳng tổng quát và các tình huống gây lo lắng có thể gây ra cơn run về sinh lý.
Dùng thuốc như amphetamine, hoóc môn tuyến giáp, lithium, thuốc chống trầm cảm… cũng có thể gây ra cơn run.
Nhưng nếu các cơn run tiếp tục ngay cả khi đã giảm căng thẳng, nó có thể là biểu hiện của run rẩy thiết yếu, là hội chứng run động phổ biến nhất ở người lớn, thường xảy ra sau tuổi 50.
Tiến sĩ Lauren Schrock, nhà thần kinh học thuộc Đại học Utah, nói: “Nếu bạn đang nghỉ ngơi và không làm gì cả, bàn tay bạn vẫn run trong khi đang cố gắng làm một cái gì đó bằng tay, chẳng hạn như viết hay thậm chí cầm tách cà phê”.
Cơn run thế nào gọi là nguy hiểm?
Các chuyên gia đã xác định nó như là kiểu rối loạn thần kinh vĩnh viễn ảnh hưởng đến khoảng 1/25 người. Tình trạng này thường xảy ra ở người lớn tuổi và trầm trọng hơn theo tuổi tác. Sự run rẩy xảy ra không thường xuyên và không ảnh hưởng gì ngoài sự chuyển động và giọng nói. Các triệu chứng bao gồm từ nhẹ hoặc trung bình, do đó các cơn run cơ bản không được coi là nguy hiểm đến tính mạng hoặc nguy hiểm. Những bệnh nhân lớn tuổi có thể cảm thấy khó ăn, viết, trang điểm, cạo râu…
Chẩn đoán bệnh này rất quan trọng để loại trừ bệnh Parkinson, đây là một nguyên nhân hiếm gặp nhưng trầm trọng nhất.
Hầu hết những người lần đầu tiên nhận thấy tay run đều lo lắng về bệnh Parkinson. Những dấu hiệu nào cho thấy ai đó có thể bị Parkinson?
Đối với những người có thể bị Parkinson, run nặng hơn khi bàn tay nghỉ ngơi, không hoạt động, không giống như một cơn run rẩy thường thấy.
Tiến sĩ Gathline Etienne, nhà thần kinh học tại Piedmont Healthcare ở Georgia, giải thích: “Một dấu hiệu khác cần chú ý, tay run với bệnh Parkinson còn có thay đổi kiểu nói và biểu hiện trên khuôn mặt. Giọng nói có thể mềm hoặc khàn, trong khi khuôn mặt có thể xuất hiện “xụ xuống” do các cơ mặt nhỏ không thể di chuyển được. Hơn nữa, bạn có thể bị mất cảm nhận mùi và khó viết tay”.
Theo thanhnien.vn
6 điều cần lưu ý khi uống sữa đậu nành để cơ thể luôn khỏe mạnh
Sữa đậu nành là thực phẩm giàu protein, tuy nhiên có một số lưu ý cần tránh khi uống sữa đậu nành mà bạn nên để tâm để tránh gây hại cho cơ thể.
1. Không chế biến chung sữa đậu nành với trứng
Một quan niệm sai lầm rằng đánh chung sữa đậu nành với trứng có thể tăng cường dinh dưỡng, tuy nhiên quan niệm này hết sức nguy hiểm cho sức khỏe. Vì lòng trắng trứng sẽ phản ứng với chất trypsin có trong sữa đậu nành, tạo nên hợp chất kết tủa trong đường ruột. Điều này không những làm mất đi dinh dưỡng vốn có của hai loại thực phẩm mà còn khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa.
2. Không nên uống sữa đậu nành cùng thuốc của bạn
Sữa đậu nành có thể mất đi dinh dưỡng nếu bạn uống cùng một số loại thuốc, đặc biệt là những loại thuốc kháng sinh như erythromycine hay tetracycline. Tốt nhất là bạn nên uống thuốc với nước lọc ấm chứ đừng nên uống với bất kỳ loại nước nào khác để đảm bảo thuốc phát huy tác dụngcũng như an toàn cho sức khỏe nhé.
3. Không nên uống sữa đậu nành với đường đỏ
Một lưu ý khi uống sữa đậu nành quan trọng đó là: Hệ tiêu hóa của bạn có thể bị "xáo trộn" nếu bạn kết hợp đường đỏ với sữa đậu nành, trong thành phần của đường đỏ có các acid hữu cơ như acid axetic, acid lactic,... sẽ kết hợp với protid và canxi trong sữa đậu nành làm mất đi những chất dinh dưỡng quý, thậm chí nó còn ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
4. Không nên dùng bình giữ nhiệt để đựng sữa đậu nành
Trong môi trường kín như bình giữ nhiệt, các vi khuẩn rất dễ sinh trưởng nếu bạn đựng sữa đậu nành trong đó. Ngoài ra, nếu bạn pha sữa đậu nành mà chưa uống ngay trong khoảng 3-4 giờ tiếp theo thì sữa sẽ bị biến chất và trở thành thức uống có hại cho cơ thể. Chúng tôi cũng khuyên các bạn không nên pha và đựng sữa bột trong bình giữ nhiệt và để quá 3 tiếng. Nên uống ngay để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.
5. Không dùng sữa đậu nành thay sữa mẹ khi nuôi con
Tuy sữa đậu nành tốt cho cơ thể nhưng với trẻ sơ sinh thì không gì quý bằng sữa mẹ. Đối với trẻ, những chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ hoàn toàn là nguồn dinh dưỡng quý báu cho sự phát triển của con.
Nhu cầu của trẻ sơ sinh về dinh dưỡng rất nhiều, mẹ cần bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác nhau để cung cấp nguồn sữa cho con chứ không nên sử dụng sữa đậu nành nhé.
6. Nếu đói bạn không nên uống sữa đậu nành
Đây là lời khuyên từ các chuyên gia tới các bạn, khi bụng đói nhiều người có thói quen uống sữa, trong đó có sữa đậu nành. Tuy nhiên nếu bụng đói thì protein trong đậu nành sẽ biến thành nhiệt và tiêu thụ rất nhanh mà chưa kịp hấp thu chất dinh dưỡng. Do vậy bạn nên ăn các thực phẩm như bánh ngọt, bánh mì,... vào lúc đói chứ không phải sữa đậu nành nhé.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về lưu ý khi uống sữa đậu nành tới các bạn đọc, tất cả trường hợp nêu trên chưa hoàn toàn bao quát toàn bộ các trường hợp cần tránh khi sử dụng sữa. Nếu bạn đã, đang mắc một căn bệnh nào đó thì nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng sữa đậu nành để đảm bảo an toàn nhất nhé. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!
Theo www.phunutoday.vn
Bộ Y tế ra thông tư quy định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc Bộ trưởng Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư quy định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Theo Thông tư nhãn bao bì ngoài của thuốc phải thể hiện các nội dung: Tên thuốc; Dạng bào chế; Thành phần, hàm lượng, khối lượng hoặc nồng độ của dược chất, dược liệu trong công thức...