Khi nào tập luyện thể dục có thể gây nguy hiểm với người bệnh tim mạch?
Bệnh nhân mắc tim mạch tập thể dục như nào, khi nào nguy hiểm?
Theo khuyến cáo, tất cả bệnh nhân mắc tim mạch như: nhồi máu cơ tim, phẫu thuật tim, can thiệp động mạch vành hay bệnh tim hoặc mạch máu khác nên thường quy tham gia chương trình phục hồi chức năng tim và phòng bệnh phù hợp. Điều này sẽ giúp cho hầu hết các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim giảm được nguy cơ tái phát các bệnh tim do mạch vành.
Lợi ích của hoạt động thể dục đối với người bệnh mắc tim mạch
Những lợi ích của hoạt động thể dục thì ai cũng biết, ngay cả với những người mắc bệnh tim mạch nói chung đều có lợi, cụ thể hoạt động thể dục giúp cải thiện tuần hoàn, cải thiện trao đổi khí, cải thiện chuyển hóa, giúp đào thải độc chất, giúp tinh thần tỉnh táo, cân bằng và lạc quan hơn. Điều quan trọng hoạt động thể dục còn giúp hồi phục tốt hơn sau bệnh lý tim mạch, ổn định huyết áp và tần số tim…
Người bệnh nên hoạt động thể lực ở mức độ trung bình một cách đều đặn.
Vậy, khi nào bắt đầu tập luyện thì an toàn đối với bệnh nhân mắc tim mạch. Theo các khuyến cáo thì việc tập luyện thể dục tùy thuộc vào mỗi cá nhân cụ thể, mắc giai đoạn bệnh cụ thể. Tuy nhiên, việc khuyến cáo chung cho hoạt động thể dục là người bệnh nên hoạt động thể lực ở mức độ trung bình một cách đều đặn là một yếu tố sống còn để đưa người bệnh trở lại cuộc sống thường ngày như trước khi bị bệnh
Cần tập luyện đều đặn hằng ngày, tăng dần mức độ hoạt động thể lực một cách từ từ theo lời khuyên của thầy thuốc, nếu là đi bộ thì đặc biệt chú ý bảng hướng dẫn đi bộ.
Khi nào tập luyện thể dục có thể gây nguy hiểm với người bệnh tim mạch?
Khá nhiều người bệnh lo sợ rằng khi mắc tim mạch không được tập luyện thể dục, điều này chưa hẳn đúng. Ngay cả với người mắc bệnh tim mạch thì việc luyện tập vẫn là cần thiết, bởi cuộc sống tĩnh tại nguy hiểm hơn một cuộc sống hoạt động thể lực đều đặn.
Tuy vậy, người bệnh tim mạch cần tập luyện vừa sức, tập luyện theo khuyến cáo của các bác sĩ cho phù hợp với thể tạng của mình. Trên thực tế, đã có những người bề ngoài khỏe mạnh bị tử vong vì nhồi máu cơ tim trong khi tập luyện thể thao. Thường thì những người này không nhận thức đúng đắn về tình trạng bệnh tim của mình và tập luyện quá mức.
Nếu tập luyện thể dục không đúng, cơ và khớp có thể bị chấn thương do các hoạt động thể lực. Vì vậy, để tránh nguy hiểm việc tập luyện vừa sức là vô cùng quan trọng. Có thể phòng tránh được bằng cách lựa chọn đúng loại hoạt động thể lực và không tập luyện quá mức.
Cần theo dõi chặt chẽ các thông số tim mạch, hô hấp và hướng dẫn bệnh nhân tập phục hồi chức năng tim mạch.
Những bộ môn thể thao nào phù hợp với người bệnh tim mạch?
Có nhiều bộ môn thể thao để người bệnh tim mạch lựa chọn, hãy thực hiện các hoạt động mà người bệnh thấy hứng thú và tiến hành một cách đều đặn.
Video đang HOT
Thông thường đơn giản dễ thực hiện nhất là nên đi bộ một cách nhẹ nhàng. Có thể đi bộ bước ngắn, khoan thai rồi chuyển sang đi bộ nhanh… Người bệnh cũng nên xây dựng một kế hoạch đi xe đạp, bơi lội, hay các công việc hằng ngày và làm vườn vài tuần sau đó nếu sức khỏe cho phép. Hãy vận động cơ thể từ từ từng ngày để biết được cơ thể có thể thích nghi với bộ môn nào và tần suất ra sao.
Tuy nhiên, tốt nhất người bệnh tim mạch trước khi tập luyện nên tham vấn ý kiến của bác sĩ.
Như trường hợp sau khi phẫu thuật tim mở ít nhất 6 – 8 tuần người bệnh mới nên tập vận động thể lực ở các chi trên ví dụ như bơi lội, vì đây là thời gian cần thiết để làm liền vết thương ở xương ức.
Tương tự, việc tập luyện thể dục thế nào là vừa sức với từng bệnh nhân cụ thể không phải ai cũng biết. Người bệnh nên lắng nghe chính cơ thể của mình, cảm giác của mình chính là hướng dẫn tốt nhất cho mức độ hoạt động thể lực để có thể tập luyện một cách an toàn.
Người bệnh tim khi tập thể dục phải luôn có cảm giác an toàn, thoải mái trong khi tập luyện; nếu các hoạt động thể lực của ngày hôm trước làm người bệnh bị mệt và đau đớn, hãy nghỉ 1 ngày để hồi phục lại sức khỏe hoàn toàn.
Nếu bị chóng mặt, thở gấp, nhịp tim không đều, hay đau ngực hãy đi chậm lại hoặc dừng hẳn lại cho đến khi các dấu hiệu trên qua đi.
Nếu người bệnh được kê đơn thuốc chống đau thắt ngực, hãy mang các thuốc đó theo khi tập luyện các hoạt động thể lực, và hãy thực hiện theo chỉ dẫn của các bác sĩ khi sử dụng các thuốc đó.
Nếu các dấu hiệu trên lại xuất hiện, hãy liên lạc với bác sĩ vì người bệnh có thể cần lời khuyên về mức độ hoạt động thể lực và những điều trị cần thiết. Nếu đau ngực hay cảm giác khó chịu ở ngực không đỡ trong vòng 10 – 15′ sau khi đã nghỉ ngơi và dùng thuốc, có thể đã bị nhồi máu cơ tim tái phát hãy đến trung tâm y tế hay bác sĩ gần nhất để có lời khuyên.
Nói tóm lại, tập môn thể dục nào, tập ra sao, tập luyện khi nào rất cần sự tư vấn của các bác sĩ sẽ thích hợp với từng người bệnh cụ thể. Đặc biệt người mắc bệnh tim cần tập thể dục vừa sức, phù hợp với sức khỏe của mình.
7 dấu hiệu phát hiện bệnh tim mạch sớm
Bệnh tim mạch là do các rối loạn liên quan đến sức khỏe của trái tim và mạch máu gây suy yếu khả năng làm việc của tim.
Bệnh thường không thể chữa khỏi hoàn toàn, đòi hỏi sự điều trị và theo dõi cẩn thận, thậm chí là suốt đời, tốn kém nhiều chi phí.
Chính vì vậy, việc phát hiện sớm căn bệnh này là vô cùng quan trọng. Dưới đây là các dấu hiệu bệnh tim mạch sớm.
- Nhịp tim nhanh, mạch không đều
Đây là một trong triệu chứng thường gặp do tim đập nhanh hơn để bù trừ khả năng suy yếu cung lượng tim. Tình trạng có thể là do rối loạn nhịp tim xảy ra do sự bất thường của nhịp tim - quá nhanh hoặc quá chậm. Bệnh lý này đang ngày càng phổ biến và trẻ hóa trong cộng đồng. Loạn nhịp tim có thể gây khó chịu nhẹ cho người bệnh, nhưng cũng có thể là biểu hiện của một tình trạng bệnh lý nặng.
- Khó thở
Người mắc bệnh tim thường xuất hiện triệu chứng khó thở kể cả khi không hoặc phải gắng sức. Tình trạng khó thở này xảy ra ngay khi bạn nằm hoặc đi ngủ, thường tăng lên về đêm. Tuy nhiên, khó thở cũng có thể là do các nguyên nhân do phổi như hen suyễn và dù vậy, khi khó thở cần phải được chẩn đoán và can thiệp sớm.
- Cảm giác bị đè nặng trong ngực, đau tức ngực
Đây là triệu chứng thường gặp của bệnh tim, tuy nhiên cũng xuất hiện ở các bệnh lý khác như hô hấp, thần kinh.
- Thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức
Người bệnh tim thường mệt mỏi mọi lúc và gặp khó khăn với hầu hết các hoạt động hàng ngày. Nguyên nhân do tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, tình trạng mệt mỏi, kiệt sức có thể gây ra bởi các yếu tố thường gặp như cảm lạnh hoặc cảm cúm hoặc do tim mạch cần đi khám.
- Ho dai dẳng, khò khè
Tim bơm máu không đủ để cung cấp cho cơ thể khiến máu bị ứ lại. Dịch ứ ở phổi lâu ngày gây tình trạng ho mạn tính, thở khò khè.
Người mắc bệnh tim thường xuất hiện triệu chứng khó thở kể cả khi không hoặc phải gắng sức.
- Phù
Triệu chứng này do suy tim hay xuất hiện về chiều, khi người bệnh đứng lâu và sẽ giảm bớt khi nằm xuống nghỉ ngơi hoặc vào lúc sáng sớm khi người bệnh mới ngủ dậy. Khi suy tim nặng hơn, phù sẽ rõ ràng hơn, phù nhiều hơn, đôi khi phù toàn thân và xuất hiện suốt cả ngày, không giảm nếu không được điều trị.
- Chóng mặt, ngất xỉu
Khi người bệnh bị rối loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền, máu đến não bị gián đoạn hoặc khi thay đổi huyết áp bất thường khi gắng sức có thể gây nên triệu chứng ngất, chóng mặt, sa sút trí tuệ.
Ngoài các biểu hiện trên có nhiều trường hợp có các biểu hiện khác như: Chán ăn, buồn nôn hoặc tiểu đêm. Những bệnh nhân suy tim hệ thống tiêu hóa nhận được ít máu hơn hoặc máu tích tụ ở gan, khiến người bệnh chán ăn, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa và buồn nôn. Người bệnh suy tim sẽ đi tiểu thường xuyên vào ban đêm do sự chuyển dịch lượng nước tích tụ trong cơ thể gây phù ở nhiều bộ phận đến thận thông qua các mạch máu.
Chẩn đoán bệnh mạch
Khi có các biểu hiện trên bác sĩ sẽ khám và nghi ngờ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm để xác định chẩn đoán bệnh. Các chỉ định thường xét nghiệm thể chất, xét nghiệm máu, chụp X-quang.
Khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh tim các bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm tim để xác định chẩn đoán bệnh.
Ngoài ra, một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tim mạch gồm có:
Chụp cộng hưởng từ tim (MRI).
Điện tâm đồ (ECG)
Máy theo dõi Holter.
Siêu âm tim - Doppler tim.
Chụp cắt lớp vi tính tim (CT scan).
Ngoài ra, các bác sĩ sẽ đánh giá trên các yếu tố nguy cơ tim mạch dựa trên tiểu sử bệnh của gia đình; các yếu tố nguy cơ như hút thuốc, tiểu đường, béo phì, căng thẳng...;
Phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả
Bệnh tim do dị tật thì không thể ngăn chặn, còn với các loại bệnh tim mạch khác việc ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ là hoàn toàn có thể, cụ thể:
Cần theo dõi và kiểm soát tốt hàm lượng Cholesterol trong máu.
Kiểm soát huyết áp, bệnh tiểu đường.
Không hút thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích gây hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
Giữ cân nặng luôn ổn định, tránh béo phì.
Luyện tập thể dục thể thao điều độ.
Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng.
Kiểm tra sức khỏe theo định kỳ để phát hiện và tầm soát bệnh sớm nhất.
Đề phòng đột quỵ não và các bệnh tim mạch khi trời trở lạnh Những ngày qua, khi thời tiết chuyển lạnh sâu, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện E liên tiếp tiếp nhận nhiều ca đột quỵ não và các bệnh tim mạch cả ở người trẻ và người cao tuổi. Bác sĩ Khoa Cấp cứu, Bệnh viện E thăm khám cho bệnh nhân đột quỵ não. Người mắc bệnh tim mạch cần thận trọng Các bác...