Khi nào ngứa da là dấu hiệu của bệnh ung thư?
Ngứa da có thể là triệu chứng hoặc thậm chí là dấu hiệu đầu tiên của một số bệnh ung thư.
Ngứa da có thể xảy ra với các tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như phản ứng dị ứng. Tuy nhiên, ngứa da dai dẳng có thể cảnh báo một số bệnh ung thư. Một nghiên cứu trên gần 17.000 người lớn cho thấy những người bị ngứa da có thể có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 5 lần so với những người không bị ngứa da.
Mặc dù có thể khó phân biệt tình trạng ngứa do ung thư với tình trạng ngứa do các nguyên nhân khác, nhưng bạn có thể dự đoán qua một số đặc điểm.
1. Những loại ung thư nào có thể gây ngứa da?
Ngứa da do ung thư thường liên quan đến viêm, sự tích tụ của muối mật, cơ thể giải phóng một số hóa chất để phản ứng với khối u, thay đổi về hormone liên quan đến ung thư, các tế bào mast giải phóng histamine có thể hoạt động quá mức.
Những bệnh ung thư thường gây ngứa da bao gồm:
Thông thường, ung thư da thường có các triệu chứng như xuất hiện đốm mới hoặc thay đổi trên da. Trong một số trường hợp, ngứa có thể là lý do khiến đốm đó được phát hiện.
- Ung thư hạch
Ngứa là triệu chứng phổ biến của u lympho da, u lympho tế bào T và u lympho Hodgkin. Ngứa ít phổ biến hơn ở hầu hết các loại u lympho không Hodgkin. Ngứa có thể do các hóa chất do hệ thống miễn dịch giải phóng để phản ứng với các tế bào u lympho.
- Bệnh đa hồng cầu nguyên phát
Ở bệnh đa hồng cầu nguyên phát, một trong những loại ung thư máu phát triển chậm trong nhóm được gọi là u tân sinh tăng sinh tủy, ngứa có thể là một triệu chứng. Ngứa có thể đặc biệt dễ nhận thấy sau khi tắm nước nóng hoặc ngâm mình trong bồn tắm.
Ngứa da liên quan đến nhiều bệnh ung thư (Ảnh: Internet)
- Ung thư đường tiêu hóa
Ung thư gan, tuyến tụy, mật hoặc ống mật thuộc nhóm ung thư đường tiêu hóa.
Hệ thống tiêu hóa của bạn sử dụng mật để phân hủy thức ăn. Nhưng một khối u trong đường tiêu hóa của bạn có thể chặn các ống ( ống dẫn mật ) dẫn mật từ gan đến túi mật của bạn. Khi điều đó xảy ra, mật có thể tích tụ và làm tăng lượng bilirubin (một chất có trong mật) trong máu của bạn.
Bất kỳ loại ung thư đường tiêu hóa nào chặn đường mật đều có thể làm tăng bilirubin. Điều này có xu hướng xảy ra khi ung thư tiến triển hơn, nhưng không phải là hiếm gặp. Nồng độ bilirubin cao có thể gây ngứa da, vàng ở da và mắt.
- Ung thư vú
Ngứa vú hiếm khi do ung thư gây ra. Nhưng có hai loại ung thư vú có thể liên quan đến phát ban ngứa:
Ung thư vú viêm có thể giống với nhiễm trùng vú ( viêm vú ) hoặc bắt đầu bằng phát ban nhỏ, ngứa.
Bệnh Paget ở vú có thể gây ra tình trạng phát ban khô, có vảy ở núm vú.
Ung thư bắt nguồn từ một nơi khác trong cơ thể và di căn đến da, được gọi là ung thư di căn đến da hoặc di căn da, có thể gây ngứa. Các nguồn di căn da phổ biến bao gồm: ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại tràng.
Di căn gan, hay ung thư bắt đầu từ nơi khác và lan đến gan, cũng có thể dẫn đến ngứa, tương tự như cảm giác ngứa liên quan đến ung thư gan nguyên phát bắt đầu từ gan.
2. Cách nhận biết ngứa da liên quan đến ung thư
Cảm giác ngứa liên quan đến ung thư đôi khi giống hệt với cảm giác ngứa liên quan đến các bệnh lý về da hoặc các nguyên nhân lành tính khác (không phải ung thư), nhưng có một số đặc điểm có thể khác nhau.
Các dấu hiệu ngứa da liên quan đến ung thư có thể bao gồm:
- Ngứa do phản ứng với nước, được gọi là ngứa do nước
- Không có phát ban hoặc nổi mề đay (mặc dù đôi khi phát ban xảy ra do gãi nhiều lần)
Video đang HOT
- Sự xuất hiện của các triệu chứng khác như da đổi màu vàng (vàng da), mệt mỏi, sốt, sụt cân và đổ mồ hôi đêm.
- Cảm giác ngứa liên quan đến ung thư có thể dữ dội nhất ở cẳng chân và ngực và có thể kèm theo cảm giác nóng rát.
Ngứa da do ung thư thường không gây nổi mẩn (Ảnh: Internet)
3. Cách chẩn đoán ngứa da do ung thư
Bước đầu tiên trong chẩn đoán ngứa da do ung thư bao gồm tìm hiểu bệnh sử cẩn thận và khám sức khỏe để tìm kiếm bất kỳ nguyên nhân rõ ràng nào gây ngứa.
Một số xét nghiệm có thể được thực hiện:
- Xét nghiệm máu có thể bao gồm xét nghiệm công thức máu toàn phần để kiểm tra mức độ tế bào máu và xét nghiệm chức năng gan.
- Nếu nghi ngờ mắc bệnh bạch cầu, u lympho hoặc rối loạn tăng sinh tủy, thường cần phải xét nghiệm tủy xương để xác nhận hoặc loại trừ vấn đề.
- Cũng có thể cần xét nghiệm hình ảnh. Các triệu chứng liên quan đến hóa chất do khối u giải phóng hoặc phản ứng với khối u không phải là hiếm gặp ở ung thư phổi. Đánh giá có thể bao gồm chụp CT ngực (chụp X-quang ngực có thể bỏ sót tới 25% ung thư phổi ).
- Nếu có khả năng bị ung thư bụng, có thể cần chụp CT bụng cũng như các xét nghiệm hình ảnh khác.
Để chẩn đoán chính xác ngứa da có phải do ung thư không cần làm một số xét nghiệm (Ảnh: Internet)
Ngay cả khi không phát hiện ung thư, vẫn cần theo dõi cẩn thận. Ngứa có thể xảy ra nhiều tuần đến nhiều tháng trước khi các triệu chứng khác của ung thư phổi xuất hiện và như đã lưu ý, ngứa có thể xuất hiện nhiều năm trước khi chẩn đoán u lympho tế bào T được đưa ra.
Nếu không xác định được nguyên nhân bệnh lý tiềm ẩn rõ ràng (lành tính hoặc ung thư), việc theo dõi các triệu chứng khác là điều cần thiết để có thể phát hiện kịp thời nếu mắc ung thư.
4. Điều trị ngứa da do ung thư
Kiểm soát ngứa trong ung thư rất quan trọng để cải thiện chất lượng cuộc sống, đặc biệt là khi ngứa dữ dội.
Thông thường, điều trị ung thư tiềm ẩn sẽ làm giảm ngứa. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng khả thi, chẳng hạn như với ung thư tiến triển, bạn có thể mất một thời gian để giải quyết tình trạng ngứa.
Một số biện pháp giúp giảm ngứa da do ung thư có thể bao gồm:
- Thay đổi lối sống
Giữ đủ nước
Thoa kem dưỡng tránh có mùi thơm
Thoa baking soda hoặc yến mạch lên da
Sử dụng máy tạo độ ẩm nếu không khí trong nhà bạn khô
Tránh cạo râu
Tắm bằng nước ấm thay vì nước nóng
Cố gắng giới hạn việc tắm chỉ vài ngày một lần thay vì hàng ngày và tránh ngồi trong bồn tắm quá 30 phút.
Để da khô tự nhiên sau khi tắm thay vì chà xát da bằng khăn.
Mặc quần áo thoải mái và rộng rãi.
Tránh mặc quần áo tạo ra ma sát hoặc thô ráp như len. Vải cotton và vải lanh được ưa chuộng hơn vải tổng hợp.
GIữ cho cơ thể tránh đổ mồ hôi quá nhiều
Sử dụng các biện pháp gây xao nhãng như trò chuyện, âm nhạc hoặc bất cứ thứ gì giúp bạn quên đi cơn ngứa.
Cắt ngắn móng tay để tránh gãi khi ngủ.
Sử dụng thuốc xịt côn trùng khi ra ngoài để tránh bị côn trùng cắn.
Tránh các tác nhân gây dị ứng
Cố gắng giảm căng thẳng nếu có thể, vì căng thẳng về mặt cảm xúc có thể khiến tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng hơn.
Thoa bột yến mạch lên da có thể giúp giảm ngứa (Ảnh: Internet)
- Sử dụng thuốc
Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn để giảm ngứa. Tuy nhiên, dù sử dụng bất kể loại thuốc gì đều cần tham khảo ý kiến của bác sĩ vì một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị ung thư.
5. Ngứa da khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Nếu bạn không biết rõ chính xác nguyên nhân gây ngứa da, bạn nên đến gặp bác sĩ. Đặc biệt, nếu bạn nhận thấy các triệu chứng:
- Tình trạng ngứa kéo dài nhiều ngày không thuyên giảm
- Nước tiểu sẫm màu như màu trà
- Da chuyển sang màu vàng
- Phát ban trở nên trầm trọng hơn khi bôi thuốc mỡ hoặc kem
- Da đỏ tươi hoặc có mụn nước hoặc vảy
- Da có mủ hoặc dịch chảy ra có mùi khó chịu
- Không thể ngủ suốt đêm vì ngứa
- Có dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng như khó thở, nổi mề đay hoặc sưng mặt hoặc cổ họng.
Nhìn chung, ngứa da là dấu hiệu của nhiều tình trạng, không hẳn là ung thư. Tuy nhiên, đây cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do vậy, khi bị ngứa da không rõ nguyên nhân, bạn nên thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
5 yếu tố dinh dưỡng quan trọng với người bệnh ung thư
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trước, trong và sau điều trị ung thư. Nuôi dưỡng cơ thể bằng các loại thực phẩm phù hợp sẽ cung cấp sức mạnh cần thiết và giúp người bệnh ung thư cảm thấy khỏe hơn.
Một số lưu ý trong chế độ ăn của người bệnh ung thư.
1. Lợi ích của dinh dưỡng tốt
Bệnh ung thư và quá trình điều trị sẽ ảnh hưởng đến cách cơ thể dung nạp, hấp thụ một số loại thực phẩm và chất dinh dưỡng.
TS.BS. Phạm Thị Việt Hương, chuyên khoa ung thư, Bệnh viện Quốc tế Vinmec cho biết: Đáp ứng đủ dinh dưỡng khi điều trị ung thư sẽ mang lại lợi ích như duy trì được sức khỏe để theo đuổi quá trình điều trị, hạn chế được độc tính và tác dụng phụ của thuốc hóa trị, xạ trị, nhanh chóng làm lành vết mổ, phục hồi sức khỏe nhanh sau phẫu thuật, cải thiện tâm trạng người bệnh.
Người bệnh ung thư cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
Cụ thể chế độ ăn uống lành mạnh mang lại những lợi ích quan trọng cho bệnh nhân ung thư như:
Người bệnh cảm thấy tốt hơn.
Cung cấp sức đề kháng và năng lượng cần thiết.
Giúp duy trì trọng lượng cơ thể để lưu trữ chất dinh dưỡng.
Cho phép cơ thể chịu đựng tốt hơn các tác dụng phụ của điều trị.
Giảm nguy cơ nhiễm trùng (giúp duy trì khả năng miễn dịch).
Chữa lành và phục hồi nhanh hơn.
Ăn uống lành mạnh có nghĩa là phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như carbohydrate, chất béo, protein, vitamin, khoáng chất và chủ yếu là nước vào chế độ ăn. Điều quan trọng người bệnh cần nhớ là mình ăn vì sức khỏe chứ không phải ăn để lấp đầy dạ dày.
2. Một số yếu tố dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn cho người bệnh ung thư
GS.TS. Lê Thị Hương, Viện trưởng Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng; Phụ trách Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K; Trưởng bộ môn Dinh dưỡng An toàn thực phẩm (Trường Đại học Y Hà Nội) cho biết: Mỗi người bệnh có thể trạng khác nhau, quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể hay tiêu hao năng lượng cũng khác nhau, đặc biệt là với bệnh ung thư, do đó bệnh nhân ung thư nên đến gặp bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ dinh dưỡng để thiết lập cho mình chế độ ăn phù hợp, hiệu quả.
Chế độ ăn của bệnh nhân ung thư hay bất cứ trường hợp nào khác đều cần phải đảm bảo sự cân bằng và đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng.
3. Lời khuyên để chuyển sang chế độ ăn uống lành mạnh
Ung thư và các phương pháp điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của người bệnh như chán ăn, thay đổi vị giác hoặc khứu giác, buồn nôn, nôn. Sự căng thẳng, lo lắng, các loại thuốc khác và phương pháp điều trị như xạ trị có thể gây mất vị giác tạm thời, trong khi hóa trị có thể làm cho thực phẩm có mùi vị khác nhau...
Vì vậy nếu gặp tình trạng buồn nôn và nôn mửa do hóa trị và xạ trị gây ra hãy thông báo cho bác sĩ khi có triệu chứng buồn nôn đầu tiên vì thuốc chống nôn có thể phù hợp.
Trái cây nhiều màu sắc có lợi cho sức khỏe.
Lưu ý về chế độ ăn
GS.TS. Lê Thị Hương cho biết, dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong chăm sóc người bệnh ung thư. Người bệnh đang điều trị không cần kiêng khem nghiêm ngặt nhưng nên lưu ý một số điều dưới dây:
Ăn ít nhưng đủ dinh dưỡng, giàu năng lượng và giàu đạm.
Bổ sung thêm các sản phẩm giàu dinh dưỡng (sữa dinh dưỡng).
Kiểm soát được lượng thức ăn mà người bệnh ăn vào.
Nên uống nước trước hoặc sau bữa ăn 30 phút. Tránh uống nước trong khi ăn vì điều này có thể làm giảm sự ngon miệng.
Không nên ăn uống đồ có đường, nước ngọt, thức ăn nhiều chất béo.
Thường xuyên thay đổi cách chế biến và màu sắc của thức ăn để tăng sự hấp dẫn. Tránh ngửi mùi thức ăn khi đang chế biến.
Giữ vệ sinh răng, miệng.
Nếu không ăn được thức ăn thông thường thì chuyển sang chế độ ăn nhỏ, mềm, nhuyễn (cháo, súp...)
Khi người bệnh không ăn được hoặc chế độ ăn uống thông thường không đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng thì phải có các phương pháp hỗ trợ nuôi dưỡng hoặc nuôi dưỡng thay thế.
Tham khảo chế độ ăn lành mạnh
Tăng lượng trái cây và rau quả, ưu tiên chế độ ăn cầu vồng (kết hợp các loại trái cây, rau củ quả với nhiều màu sắc khác nhau) hàng ngày hoặc hàng tuần.
Ăn nhẹ bằng các thực phẩm lành mạnh, chẳng hạn như trái cây, rau, quả hạch, các loại hạt. Thay đổi bữa ăn nhẹ là một cách đơn giản để hướng tới việc ăn uống lành mạnh.
Giảm lượng thịt đỏ và thịt chế biến sẵn bằng cách chọn cá, hải sản hoặc thịt gia cầm; hạn chế ăn thịt đỏ thường xuyên hơn. Có rất nhiều lựa chọn tuyệt vời về protein từ thực vật như ăn đậu, đậu lăng, đậu Hà Lan và đậu phụ một vài lần mỗi tuần.
Chọn ngũ cốc nguyên hạt hoặc carbohydrate nguyên chất khác thay vì carbohydrate đã qua chế biến trong bữa ăn. Hãy thử mì spaghetti bí hoặc mì chay thay vì mì ống. Chuyển sang gạo lứt hoặc quinoa thay vì gạo trắng.
Ăn salad, bổ sung thêm các loại hạt, hạt hoặc đậu làm nguồn protein; Ăn trái cây để tráng miệng.
Các dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư dạ dày Hầu hết trường hợp mắc bệnh ung thư dạ dày đều được phát hiện khi tế bào ung thư đã di căn ra các cơ quan khác. Theo Bệnh viện K, giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày có thể không xuất hiện triệu chứng hoặc có một số biểu hiện nhưng thường không rõ ràng. Bạn nên để ý 7...