Khi nào nên dừng uống cà phê?
Cà phê là đồ uống được nhiều người yêu thích bởi vị thơm ngon và kích thích sự tỉnh táo, nhưng những người có dấu hiệu này cần dừng uống cà phê để đảm bảo sức khỏe.
Dù bạn là nhân viên văn phòng tất bật với công việc hay sinh viên đang đắm mình trong bài vở thì một ly cà phê mỗi sáng cũng giúp ích rất nhiều trong việc kích thích sự tỉnh táo để làm việc và học tập hiệu quả.
Duy trì thói quen uống cà phê mỗi ngày đem lại một số lợi ích với cơ thể:
Cung cấp năng lượng và cải thiện khả năng tư duy
Hỗ trợ đốt cháy chất béo
Chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu: Vitamin B2, vitamin B5, mangan và kali, magie và vitamin B3Bảo vệ gan Phòng ngừa bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ .
Chống trầm cảm và cải thiện tâm trạng .
Khi nào nên dừng uống cà phê?
Theo chia sẻ của bài đăng trên báo VnExpress, một số người có những triệu chứng sau đây nên dừng ngay việc uống cà phê lại, bởi ngoài lợi ích thì cà phê có một số tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Video đang HOT
Cà phê có một số tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khoẻ (Ảnh: Istock)
Sử dụng cà phê trong một thời gian có thể làm tăng huyết áp. Huyết áp cao là yếu tố gây nên các cơn đau tim, đột quỵ vì có thể làm hỏng các động mạch theo thời gian, hạn chế lưu lượng máu đến tim.
Vì vậy, khi có dấu hiệu về việc tăng huyết áp hay có tiền sử về bệnh tăng huyết áp, bạn không nên sử dụng cà phê.
Người bị rối loạn giấc ngủ
Cảm giác buồn ngủ nảy sinh khi trong não tích tụ adenosine, caffein lại trực tiếp ngăn chặn chất này để ngăn chặn cơn buồn ngủ, kéo dài sự tỉnh táo.
Vì vậy, nếu bạn là người có giấc ngủ không sâu, dễ bị tỉnh giấc hoặc thiếu ngủ thì nên ngưng sử dụng cà phê.
Nếu không thể từ bỏ thói quen uống cà phê, hãy uống cà phê vào buổi sáng với liều lượng vừa phải và uống đủ lượng nước lọc mà cơ thể cần trong một ngày.
Người bị rối loạn lo âu
Nếu sử dụng lưu lượng cà phê cao hoặc với những người không quen uống cà phê, sau khi sử dụng có thể xuất hiện cảm giác lo lắng và hồi hộp.
Uống quá nhiều cà phê hay uống cà phê quá đặc có thể khiên tim đập nhanh, tay chân run, nhức đầu và mất ngủ.
Những người mắc chứng rối loạn lo âu lại càng nhạy cảm với tác động của caffein.
Người bị trào ngược axit
Caffein trong cà phê có thể gây ra các triệu chứng trào ngược axit do có tác dụng làm giãn cơ thắt thực quản dưới, gây trào ngược axit.
Việc sử dụng các loại đồ uống chứa caffein có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Dung nạp liều lượng lớn caffein có thể gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá.
Người bị tăng cân
Một số người sau khi sử dụng cà phê có cảm giác no nên muốn bỏ bữa hoặc chỉ ăn nhẹ trong bữa chính. Tuy nhiên, khi cảm giác no biến mất, dạ dày trống rỗng, cảm thấy đói nhanh nên nhiều người sẽ tiêu thụ lượng thức ăn nhiều hơn mức thông thường.
Điều này có thể là nguyên nhân dẫn tới sự tăng cân, thậm chí là tăng cân mất kiểm soát.
Uống cà phê thế nào mới là đúng và tốt cho sức khoẻ?
Không nên uống quá nhiều cà phê trong một ngày Hạn chế pha nhiều đường, sữa vào cà phêKhông uống cà phê khi bụng rỗng Không nên uống cà phê vào tầm chiều tối
Những người không nên uống cà phê
Cà phê là một thức uống được chứng minh là có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng nên uống cà phê.
Cà phê được chứng minh là có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp chúng ta giúp tỉnh táo hơn, bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh, giảm cân... Tuy nhiên, với một số người, cà phê có nhiều tác dụng phụ tiêu cực hơn là tích cực.
Người bị rối loạn giấc ngủ: Uống một tách cà phê (hoặc nhiều hơn) sau một đêm ngủ không ngon giấc giúp bạn tỉnh táo. Nhưng thói quen này có thể kéo dài chu kỳ khó ngủ và mệt mỏi, do đó, nên tránh hấp thụ caffeine ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ. Đặc biệt, với người bị rối loạn giấc ngủ cần chú ý giảm lượng cà phê tiêu thụ.
Người hay lo lắng: Caffeine là một chất kích thích, có thể làm trầm trọng thêm sự căng thẳng ở một số người, do đó những người hay lo lắng nên tránh cà phê.
Ảnh minh họa.
Người bị trào ngược dạ dày thực quản: Caffeine có thể nới lỏng cơ thắt thực quản dưới là van giữa thực quản và dạ dày, làm các chất axit trong dạ dày xâm nhập vào thực quản, dẫn đến các triệu chứng trào ngược khó chịu như khó thở, ho, buồn nôn.
Người bị bệnh tim: Caffeine trong cà phê có thể gây tăng huyết áp và nhịp tim tạm thời. Người có bệnh tim phải tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng nên uống bao nhiêu cà phê là an toàn.
Người bị hội chứng ruột kích thích: Caffeine có thể tăng cường hoạt động đường ruột, trong đó có nguy cơ tiêu chảy (một trong những biểu hiện của hội chứng ruột kích thích).
Người bị glaucoma (cườm nước): Áp lực nội nhãn tăng lên đối với những người bị bệnh tăng nhãn áp khi uống cà phê.
Người bị động kinh: Uống nhiều cà phê có liên quan đến việc tăng tần suất co giật, gây nguy hiểm tới tính mạng.
Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai nên hạn chế caffeine ở mức 200 mg (khoảng 2 tách cà phê) mỗi ngày để giảm thiểu nguy cơ sẩy thai, chuyển dạ sinh non và con nhẹ cân.
Mẹ cho con bú: Vì caffeine là chất kích thích và lợi tiểu nên người mẹ đang cho con bú có nguy cơ bị mất nước. Nên tránh caffeine càng nhiều càng tốt trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
Trẻ em dưới 12 tuổi: Caffeine dễ khiến chúng ta bồn chồn, có khả năng làm tăng nhịp tim ở trẻ nhỏ, tăng cảm giác lo lắng, khó tập trung và đau bụng. Ngoài ra cà phê có tính axit khá cao, do đó nguy cơ làm hỏng men, sâu răng.
Chuyên gia: Đừng bao giờ đánh răng ngay sau khi uống 3 thứ này Một nha sĩ đã cảnh báo rằng đánh răng là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm cho sức khỏe nhưng thời điểm làm việc này khá quan trọng. Mặc dù đánh răng là việc quá đơn giản nhưng có thể có những chi tiết nhỏ cần phải chú ý, theo tờ Express. Tiến sĩ Payal Bhalla, Nha sĩ trưởng...