Khi nào nên cho trẻ bắt đầu học tiếng Anh?
Ngày càng nhiều phụ huynh nhận thức được việc nên cho con tiếp xúc với tiếng Anh từ sớm. Nhưng “sớm thế nào” và “tiếp xúc ra sao” thì vẫn là những băn khoăn làm biết bao bố mẹ phải đau đầu.
Thời điểm phù hợp nhất cho trẻ đến lớp tiếng Anh là khi lên 4
Theo các giáo sư ngôn ngữ và não bộ từ các trường đại học của Anh và Mỹ, ngưỡng tối ưu của việc thực hành nói song ngữ là từ 9 tháng đến 6 tuổi. Các ghi chép do đại học Harvard thực hiện chứng minh rằng nhóm trẻ đa ngôn ngữ có khả năng ghi nhớ vượt trội và xử lý thông tin tốt hơn.
Vẫn biết rằng nên cho trẻ tiếp xúc tiếng Anh càng sớm càng tốt, nhưng nhiều bậc phụ huynh lo ngại việc cho con đi học tiếng Anh sớm sẽ làm hệ thống hệ thống ngôn ngữ của con bị đảo lộn do phải học tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ cùng một lúc.
Chị Thanh Mai (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ, “Con 2 tuổi nói tiếng Việt chưa sõi, nếu học song song cả tiếng Anh sợ cháu sẽ bị lẫn giữa hai ngôn ngữ, cuối cùng lại chẳng giỏi tiếng nào. Hơn nữa, con quá bé sẽ khó kiểm soát hành vi, dễ tò mò và tiếp xúc những vật dụng nguy hiểm trong lớp.”
Để giải quyết vấn đề này, cha mẹ nên cho trẻ học tiếng Anh ở lớp từ khi lên 4. Khi ấy, trẻ đã có đủ nhận thức về hành vi và tiếng mẹ đẻ, đồng thời vẫn dễ dàng tiếp thu một ngôn ngữ mới.
Lựa chọn phương pháp học phù hợp với tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo
Tâm lý chung của trẻ mẫu giáo là hiếu động, thích được chơi và sức tập trung ngắn. Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và tìm ra phương pháp học ngôn ngữ thích hợp nhất cho lứa tuổi đặc biệt này.
- Học theo phương pháp ghép vần (Phonic):
Video đang HOT
Trẻ học ghép vần cùng giáo viên nước ngoài tại Language Link Academic.
Tiếng Anh cũng có thể đánh vần như tiếng Việt. Phương pháp ghép vần giới thiệu các âm tiết, và cách ghép các âm đó để tạo nên từ. Khi đã thành thạo, trẻ có thể dựa vào các âm tiết đã học để đọc và phát âm những từ hoàn toàn mới.
- Học qua các hoạt động thể chất (TPR – Total Physical Response):
Trẻ thực hành tiếng Anh qua cách nhảy theo nhạc.
Giáo sư tâm lý James Asher nhận ra rằng trẻ học nói bằng cách nghe và bắt chước theo lời của cha mẹ. Kết hợp ngôn ngữ và hành động làm tăng sự tập trung, giúp trẻ nhớ sâu và nhớ lâu hơn.
Trẻ tích lũy tiếng Anh vô thức qua các hành động lặp đi lặp lại. Phương pháp này cũng làm trẻ nhạy cảm hơn với tiếng Anh, tăng tốc độ phản xạ ngôn ngữ, bởi trẻ thực hành các hành động ngay khi nghe được hiệu lệnh.
- Tôn trọng trí thông minh đa dạng của trẻ:
Nhà tâm lý học Howard Gardner chỉ ra 9 loại trí thông minh mà con người sở hữu. Mỗi đứa trẻ đều có thiên hướng về một dạng thông minh khác nhau. Có trẻ học tốt hơn qua các trò chơi thể chất. Có trẻ lại dễ nhớ từ khi được thấy hình ảnh minh họa.
Do đó, cần tạo ra nhiều hoạt động đa dạng trong lớp, để bất cứ đứa trẻ nào cũng tiếp cận được với phương pháp hiệu quả nhất với mình.
Học thử miễn phí lớp Tiếng Anh Mẫu Giáo tại Language Link Academic để trải nghiệm các phương pháp giúp trẻ học tiếng Anh như cách trẻ bản ngữ học tiếng mẹ đẻ.
Đăng ký ngay tại đây hoặc qua hotline: 1900 633 683.
Theo Dân trí
Rào cản khi nghe người bản xứ nói tiếng Anh
Người Mỹ chỉ nói rõ ràng những từ khóa trong câu, thường xuyên nối âm hoặc nuốt âm, khiến người học tiếng Anh gặp nhiều khó khăn.
Thầy giáo Quang Nguyen chia sẻ về vấn đề nhiều người học tiếng Anh mắc phải trong giao tiếp.
Hôm nay, cả nhà mình được mời đi ăn "party" ở nhà một người bạn ở Mỹ. Nói chuyện với một bạn đang học "linguistics" (ngôn ngữ học) tên là Oyebanji, mình được chia sẻ điều rất lý thú và cảm thấy rất đúng với hầu hết người Việt Nam.
Oye người Nigeria, một đất nước đa ngôn ngữ với 4-5 dân tộc chủ yếu, mỗi dân tộc có một ngôn ngữ riêng. Do đó, tiếng Anh giống như cầu nối giữa những nhóm người từ các dân tộc. Khi đến Nigeria, bạn có thể giao tiếp tiếng Anh và về cơ bản không gặp vấn đề gì. Xét trên khía cạnh nào đó, tiếng Anh còn quan trọng hơn tiếng mẹ đẻ, vì bạn có thể dùng để nói với bất kỳ người Nigeria nào.
Tuy nhiên, khi mới sang Mỹ, Oye vẫn gặp vấn đề lớn khi nghe. Lý do là người Mỹ nói nhanh quá. Quả thực, tốc độ nói là rào cản rất lớn của người học tiếng Anh khi giao tiếp với người bản xứ.
Ảnh: Waterford Counseling
Khi học một ngôn ngữ, thông thường bạn sẽ học từng từ. Nhưng khi người bản ngữ nói, họ sẽ nói như nước chảy mây trôi. Không ai nói câu "What is your name?" mà lại đọc rõ cả bốn từ đó cả. Cùng lắm thì bạn nghe rõ được từ "what" với "name" thôi.
Đó là điểm rất khác nhau giữa ngôn ngữ nói và viết. Ngôn ngữ viết rõ ràng từng từ một, ngôn ngữ nói thì không. Người Mỹ chỉ nói những từ khóa rõ ràng, điều này thuật ngữ gọi là "rhythm".
Bên cạnh đó, để đảm bảo độ "flow" cùng một hệ thống âm cuối tương đối phức tạp, người Mỹ hay nối âm, nuốt âm hoặc luyến âm, khiến cho người học không tài nào hiểu họ nói gì. Ví dụ "What'cha wanna learn?" là cách nói của "What do you want to learn?". Bạn thấy không, họ nuốt từ "do" (là từ không quan trọng), nối "what" với "you" thành "what'cha" và biến "want to" thành "wanna".
Đó là lý do một giáo sư hàng đầu về phát âm của Mỹ đã nói trong buổi hội thảo mà mình tham gia: "Tiếng Anh dạy trong trường và tiếng Anh ngoài đời quá khác nhau".
Khi người Mỹ nói quá nhanh và bạn nghe không quen, não thường xử lý không kịp. Bạn nghe được một từ ở câu đầu tiên và đang phân tích thì họ đã nói sang câu thứ tư rồi.
Mình dạy phát âm tiếng Anh nên không gặp nhiều vấn đề ở việc nối âm, nuốt âm, luyến âm. Nhưng đôi khi, mình vẫn xử lý không kịp do tốc độ nói của người Mỹ.
Giải pháp là bạn cần nghe tiếng Anh thực tế (authentic English) thật nhiều. Luyện tập càng nhiều, bạn càng tiệm cận với người bản xứ.
Quang Nguyen
Theo Vnexpress
Nói tiếng Anh có cần hay? Tiếng Anh là công cụ truyền đạt ý tưởng, không nên đặt vấn đề hay dở, hãy xem có hiệu quả hay không. Thầy giáo Quang Nguyễn chia sẻ suy nghĩ về mục đích học tiếng Anh. Nói tiếng Anh không phải là môn nghệ thuật giống như hát, không nên có khái niệm "nói hay" hay "nói dở". Trong giao tiếp, tiếng...