Khi nào cần tầm soát ung thư cổ tử cung?
Ung thư cổ tử cung có thể gặp ở bất cứ ai, tại bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời. Do đó, phụ nữ cần chủ động tầm soát ung thư cổ tử cung ngay khi đến độ tuổi chỉ định.
Tần suất thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung nên phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh của bản thân. Ảnh: Shutterstock.
Khuyến nghị tầm soát ung thư cổ tử cung ở nữ giới được phát triển bởi một số tổ chức như Cơ quan Y tế Dự phòng Mỹ (USPSTF), Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACCS). Theo đó, tần suất thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung nên phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh của bản thân.
Các độ tuổi được khuyến nghị thực hiện tầm soát bao gồm:
Độ tuổi 21-29
Cơ quan Y tế Dự phòng Mỹ khuyến cáo phụ nữ nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung ở độ tuổi từ 21 đến 29. Nữ giới nên làm xét nghiệm Pap (phết tế bào cổ tử cung) lần đầu tiên khi 21 tuổi, sau đó lặp lại mỗi 3 năm/lần. Ngay cả khi đã có hoạt động tình dục, phụ nữ cũng không cần xét nghiệm Pap trước năm 21 tuổi.
Độ tuổi 30-65
Từ 30 đến 65 tuổi, phụ nữ nên áp dụng các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung sau:
Video đang HOT
Xét nghiệm HPV: Nếu kết quả bình thường, nữ giới có thể đợi 5 năm sau để thực hiện xét nghiệm HPV lần tiếp theo.
Xét nghiệm HPV kết hợp Pap: Nếu hai xét nghiệm cho ra kết quả bình thường, phụ nữ có thể thực hiện đợt xét nghiệm sàng lọc tiếp theo sau 5 năm.
Xét nghiệm Pap: Nếu kết quả bình thường, sẽ thực hiện đợt kiểm tra Pap tiếp theo vào 3 năm sau.
65 tuổi trở lên
Trên 65 tuổi, các xét nghiệm HPV và Pap trước đó đều có kết quả bình thường, bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ về việc có nên tiếp tục thực hiện các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung nữa hay không. Tuy nhiên, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường về sức khỏe, nghi ngờ nguy cơ ung thư cổ tử cung, người phụ nữ vẫn nên tiếp tục tiến hành khám sàng lọc sau tuổi 65.
Những trường hợp ngoại lệ
Nếu thuộc một trong những nhóm đối tượng sau, bác sĩ có thể đề nghị bạn nên tầm soát ung thư cổ tử cung với tần suất thường xuyên hơn:
Người dương tính với HIV
Người suy giảm miễn dịch
Người đã sử dụng thuốc diethylstilbestrol (DES) trước khi sinh
Người có kết quả xét nghiệm sàng lọc cổ tử cung hoặc sinh thiết bất thường vào thời điểm gần đây
Người từng mắc ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi
Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị 'Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến chuyên ngành Sản - phụ khoa Hà Nội lần thứ XII năm 2024' do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức ngày 20-12.
Hội nghị chuyên ngành Sản phụ khoa được tổ chức thường niên nhằm cập nhật nhiều vấn đề mới về thành tựu và thách thức trong lĩnh vực sản phụ khoa.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Thu Trang
Tại hội nghị, Thạc sĩ-bác sĩ Nguyễn Cảnh Chương, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã có bài trình bày về ung thư cổ tử cung - mối nguy hàng đầu đe dọa sức khỏe, tính mạng của phụ nữ trên toàn cầu.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nhiễm HPV (vi rút u nhú ở người) là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới, nhiễm HPV gây ra hơn 569 nghìn ca ung thư cổ tử cung và hơn 311 nghìn ca tử vong mỗi năm. Cứ 2 phút có thêm 1 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung.
Còn tại Việt Nam, HPV gây ra hơn 4.000 ca ung thư cổ tử cung mới và hơn 2.000 ca tử vong mỗi năm. Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15-44.
Ung thư cổ tử cung gây tử vong thứ 7 trong các loại ung thư ở phụ nữ. Mỗi ngày có 7 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung.
Ngoài yếu tố chủ yếu nhiễm HPV, còn phải kể đến các yếu tố nguy cơ gây ra ung thư cổ tử cung như: Hành vi tình dục (phụ nữ sinh hoạt tình dục sớm, nhiều bạn tình), nhiễm trùng, nhiễm Herpes vi rút, tác động của tinh dịch, trạng thái suy giảm miễn dịch, hút thuốc lá, dinh dưỡng...
Bệnh lý ung thư cổ tử cung không có triệu chứng rõ ràng, tiến triển âm thầm nên khó phát hiện và can thiệp kịp thời. Điều đáng nói, ung thư cổ tử cung có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, việc tầm soát bệnh có ý nghĩa quan trọng, giúp phát hiện sớm những nguy cơ, có biện pháp điều trị kịp thời và đúng cách ngay từ giai đoạn khởi phát.
Tư vấn tầm soát ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Các chuyên gia khuyến cáo, thời điểm tốt nhất để thực hiện việc tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ khác nhau ở mỗi người tùy theo sức khỏe, môi trường sống và chế độ sinh hoạt... Tuy nhiên, nhìn chung, chị em phụ nữ từ 21 tuổi trở lên nên thực hiện tầm soát định kỳ theo yêu cầu của từng phương pháp cũng như chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ung thư cổ tử cung, tại hội nghị này, các chuyên gia ngành Sản khoa cũng đã có các bài báo cáo khoa học đề cập đến hội chứng buồng trứng đa nang; phương pháp điều trị u xơ tử cung ít xâm lấn; sàng lọc và quản lý khối u vú; lạc nội mạc tử cung - điều trị bảo tồn hay phẫu thuật...
Phát biểu tại hội nghị, Tiến sĩ Mai Trọng Hưng, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, trong những năm qua, chuyên ngành Sản - phụ khoa đã có bước tiến quan trọng, từ công tác chăm sóc sức khỏe của bà mẹ, thai nhi đến các lĩnh vực chuyên sâu về sàng lọc trước sinh, can thiệp bào thai, ung thư phụ khoa, nội tiết, sinh sản, vô sinh, hiếm muộn... Những thành tựu này có được là nhờ sự đóng góp của các chuyên gia, đồng nghiệp trên cả nước, trong đó vai trò của chỉ đạo tuyến.
Tiến sĩ Mai Trọng Hưng nhấn mạnh, từ năm 2018, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội được Bộ Y tế trao quyết định công nhận bệnh viện tuyến cuối và phân công nhiệm vụ chỉ đạo tuyến chuyên ngành Sản phụ khoa. Hội nghị này là dịp để Bệnh viện Phụ sản Hà Nội với bệnh viện các tuyến của Hà Nội cũng như các tỉnh, thành phố hợp tác, trao đổi nghiệp vụ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiệt chất lượng giống nòi.
Bước tiến mới giúp Việt Nam nhanh chóng chạm đến mục tiêu không còn ung thư cổ tử cung Dự phòng HPV, sàng lọc và điều trị các tổn thương tiền ung thư đều là những hoạt động hiệu quả để các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam tiến đến mục tiêu không còn ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung và những con số đáng quan tâm Ung thư cổ tử cung là loại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông tin về 'ghế' Chủ tịch Fed

Bảng giá điện thoại Vivo tháng 5/2025: Thêm 2 sản phẩm 'hàng hot'

Việt Nam phát triển internet vệ tinh: Khó khăn ở khâu nào?

Nghiên cứu chỉ ra rằng, tắt internet trên điện thoại, não bạn có thể trẻ lại 10 năm

Đừng chỉ ăn ruột, vỏ loại quả này rất tốt cho sức khỏe, nhiều người tiếc hùi hụi vì chưa biết

Vì sao tẩy nhiều lần vẫn không hết giun kim?

Bệnh trầm cảm: Nhận biết sớm để can thiệp sớm

5 loại thực phẩm tuyệt đối không cho trẻ ăn khi đói

Đi bộ hay tập thể dục khi đói gây hại gì?

Bất ngờ với 5 loại thực phẩm giúp kiểm soát cholesterol hiệu quả

Tác động của sơn móng tay đến sức khỏe

Bị chó hoang cắn, bé trai 3 tuổi không qua khỏi
Có thể bạn quan tâm

Nghệ sĩ sở hữu biệt phủ 100 tỷ ở Đồng Nai, resort 10.000 m2 ở Di Linh: "Bị soi quá thì tôi trốn"
Sao việt
23:20:44 05/05/2025
Bức ảnh chụp bóng lưng của cặp đôi bị đồn phim giả tình thật gây kinh ngạc
Hậu trường phim
23:17:56 05/05/2025
Hà Giang lọt top 10 điểm đến đẹp nhất thế giới
Du lịch
22:33:00 05/05/2025
Tom Cruise và Ana de Armas dành thời gian bên nhau
Sao âu mỹ
22:27:21 05/05/2025
Sỹ Luân thay đổi ra sao sau vụ tai nạn kinh hoàng?
Tv show
22:24:57 05/05/2025
Khâu Thục Trinh: Được khao khát nhất Cbiz, 1 idol Kpop mê, Thư Kỳ hại giải nghệ?
Sao châu á
22:14:15 05/05/2025
Loạt bom tấn ngoại đổ bộ rạp Việt tháng 5
Phim âu mỹ
22:07:00 05/05/2025
Phản hồi của Điện Kremlin về khả năng Nga - Mỹ gặp thượng đỉnh
Thế giới
22:04:08 05/05/2025
Đại uý Lào nói tiếng Việt "như gió", vlog tường thuật diễu binh hút 6 triệu view
Netizen
21:33:49 05/05/2025
Casemiro có cơ hội san bằng mức lương của Ronaldo
Sao thể thao
21:23:48 05/05/2025