Khi nào cần điều trị vi khuẩn HP?
Vi khuẩn HP rất phổ biến, số lượng người nhiễm cao, chúng dễ dàng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành với nhiều con đường.
Khi nào cần điều trị vi khuẩn HP?
Việc điều trị HP khó khăn, cần được cân nhắc kỹ và đúng chỉ định, không nên lạm dụng.
Vi khuẩn HP trong dạ dày có đặc điểm gì?
Vi khuẩn HP (tên đầy đủ: Helicobacter Pylori) có hình que với nhiều tiêm mao hình xoắn, được phát triển bên trong lớp niêm mạc dạ dày.
Vi khuẩn HP tồn tại bằng cách tiết ra enzyme urease có tác dụng trung hòa acid trong dạ dày.
Vi khuẩn HP rất phổ biến, số lượng người nhiễm cao. Chúng dễ dàng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành với nhiều con đường.
Khi tồn tại trong dạ dày, chúng có thể gây đau dạ dày với nhiều biểu hiện như: Đau và nóng rát vùng thượng vị, khó tiêu, đầy hơi, ợ chua, rối loạn đại tiện,… Vi khuẩn HP cũng có khả năng lây truyền và tái nhiễm rất cao. Nó chủ yếu được lây truyền từ người qua người theo đường miệng – miệng và lây truyền qua phân.
Khi xâm nhập cơ thể, vi khuẩn HP trong dạ dày có thể gây các bệnh như:
Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính
Viêm niêm mạc dạ dày mạn tính
Chứng khó tiêu chức năng
Loét dạ dày – tá tràng
Video đang HOT
U lympho B niêm mạc dạ dày
Dấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn HP
Bất cứ ai cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn HP. Môi trường sống, nguồn nước uống, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, người bệnh có thói quen, biện pháp chăm sóc và chế độ sinh hoạt không hợp cũng sẽ là nguyên nhân gây nhiễm HP.
Một người nhiễm bệnh có thể lây lan cho người thân, kể cả trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh … Triệu chứng do vi khuẩn HP gây ra cũng thầm lặng, khó phát hiện.
Đau bụng nhiều lần
Buồn nôn và nôn
Ợ hơi, có cảm giác no, đầy hơi
Giảm cân không rõ nguyên do
Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Triệu chứng nặng hơn có thể gặp như phân đen, nôn ra máu, đau dạ dày dữ dội, phân có máu tươi,…
Mức độ nguy hiểm khi nhiễm vi khuẩn HP
Thực tế cho thấy hầu hết những ai trên độ tuổi 50 đều có vi khuẩn HP, tình trạng này cũng tương đối phổ biến ở người trẻ tuổi. Mặt khác, chỉ có một số chủng HP có khả năng gây ung thư dạ dày. Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng cần xét loại vi khuẩn này dưới 2 khía cạnh lợi – hại và khi nào cần tiến hành điều trị cũng dựa trên 2 khía cạnh này.
Theo nhiều nghiên cứu, có tới 80% số người bị nhiễm HP không hề bị đau dạ dày. Loại vi khuẩn này chỉ có hại khi chúng gây bệnh dạ dày. Còn với những người không mắc bệnh lý này thì nó lại có một số ưu điểm. Cụ thể, khi điều trị HP sẽ làm tăng nồng độ hormone renin kích thích sự thèm ăn, làm tăng cân không mong muốn (do người bệnh cảm thấy ăn ngon miệng hơn trước đó rất nhiều). Bên cạnh đó, đối với các bệnh tiểu đường và hen phế quản thì nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhóm người nhiễm HP ít mắc các bệnh này hơn so với nhóm người không nhiễm HP.
Để trả lời cho câu hỏi khi nào nên điều trị vi khuẩn HP trong dạ dày thì cần xem xét tới các yếu tố thực tế lâm sàng.
Trường hợp nào nên điều trị vi khuẩn HP?
Để trả lời cho câu hỏi khi nào nên điều trị vi khuẩn HP trong dạ dày thì cần xem xét tới các yếu tố thực tế lâm sàng. Hiện nay, giới y khoa thống nhất rằng chỉ nên điều trị vi khuẩn HP trong các trường hợp:
Loét dạ dày – tá tràng do vi khuẩn HP khiến lớp niêm mạc của dạ dày bị mỏng đi, ổ loét phát triển mạnh hơn
Mắc chứng khó tiêu chức năng
Xuất huyết giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân
Có khối u trong dạ dày: Polyp tăng sản, adenoma, đã cắt hớt niêm mạc,…
Ung thư dạ dày sớm đã được cắt hớt hoặc cắt tách niêm mạc dạ dày qua nội soi
Ung thư dạ dày giai đoạn muộn, đã trải qua phẫu thuật
Tiền sử gia đình (cha mẹ, anh chị em ruột) bị ung thư dạ dày
Viêm teo niêm mạc dạ dày
Trào ngược dạ dày – thực quản trong thời gian dài
Thiếu vitamin B12 hoặc sắt không rõ nguyên nhân
Làm việc ở môi trường có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày như khai thác than, chì,…
Thói quen thêm nước mắm, muối vào thức ăn làm tăng nguy cơ ung thư
Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí y khoa Gastric Cancer, đã phát hiện tác hại chết người của thói quen phổ biến trên bàn ăn, đó là chan thêm nước mắm, thêm muối vào thức ăn. Thói quen này làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra muối có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, làm tăng khả năng dễ nhiễm vi khuẩn Hp và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Từ việc gây nhiễm trùng, cho đến làm tổn thương tế bào biểu mô dạ dày bằng hóa chất gây ung thư và các hợp chất N-nitroso, ăn nhiều muối thực sự làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Thói quen chan thêm nước mắm hoặc rắc thêm muối vào thức ăn tại bàn ăn làm tăng đến 41% nguy cơ ung thư dạ dày. Ảnh Pexels
Giờ đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thói quen chan thêm nước mắm hoặc rắc thêm muối vào thức ăn tại bàn ăn làm tăng đến 41% nguy cơ ung thư dạ dày, theo chuyên trang y tế News Medical.
Nghiên cứu quốc tế do các nhà khoa học từ Đại học Vienna (Áo) và Đại học Queen's Belfast (Anh) phối hợp thực hiện, đã điều tra mối liên hệ giữa việc chan thêm nước mắm hoặc rắc thêm muối vào thức ăn trên bàn ăn và nguy cơ ung thư dạ dày của 471.144 tham gia người từ ngân hàng sinh học của Anh UK Biobank.
Họ đã loại trừ những người có tiền sử ung thư hoặc bệnh thận và những người đã bị nhiễm vi khuẩn Hp vốn là một yếu tố gây ung thư dạ dày.
Trong thời gian theo dõi trung bình 11 năm, đã có 640 trường hợp ung thư dạ dày.
Kết quả đã phát hiện việc chan thêm nước mắm hoặc rắc thêm muối vào thức ăn trên bàn ăn thực sự làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Người dân châu Á có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao do ăn nhiều muối, cá muối, thực phẩm muối chua và thịt chế biến sẵn. Ảnh Pexels
Cụ thể, những người luôn làm điều này có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn 41% so với những người hiếm khi hoặc không bao giờ chan thêm nước mắm hoặc rắc thêm muối vào thức ăn.
Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu gần đây đã nhận thấy người dân châu Á có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao do ăn nhiều muối, cá muối, thực phẩm muối chua và thịt chế biến sẵn.
Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến thứ 5 trên toàn thế giới.
Đồng thời, cơ quan này cũng cho biết chế độ ăn ít trái cây và rau quả hoặc nhiều thực phẩm ủ muối, hun khói hoặc bảo quản kém có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, theo News Medical.
Một hiểu lầm về ung thư dạ dày mà nhiều người trẻ tin sái cổ Ung thư dạ dày có xu hướng trẻ hóa, ngày càng có nhiều người trẻ mắc phải căn bệnh này. Trong quá trình điều trị bệnh dạ dày suốt 30 năm, bác sĩ Điền Diễm Đào - trưởng khoa Phẫu thuật Tụy và Dạ dày tại Bệnh viện Ung bướu, thuộc Học viện Y khoa Trung Quốc chỉ ra một hiểu lầm mà...