6 nguyên nhân gây đau thận bên phải và những điều cần lưu ý
Đau thận là cơn đau bắt nguồn từ một hay hai khu vực nằm ở dưới mạn sườn và có cảm giác từ sâu bên trong cơ thể.
Đau thận bên phải có thể hình thành do đau tại thận phải hoặc đau các mô, cơ quan xung quanh thận phải.
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây đau thận bên phải cũng như mức độ đau mà bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị khác nhau.
1. Thận nằm ở đâu?
Thận là cơ quan trong cơ thể có chức năng lọc máu, loại bỏ chất thải và cân bằng nước, muối và các chất điện giải trong cơ thể. Thận cũng sản xuất các hormone quan trọng và điều chỉnh huyết áp.
Vậy thận nằm ở đâu? Trong cơ thể người, thận nằm ở phía sau của khoang bụng trên, dưới lớp phúc mạc bụng và trong khoang sau màng bụng (khu vực nằm ở sau dạ dày), đối xứng nhau qua cột sống, ngang đốt sống ngực T11 đến đốt thắt lưng L3. Thận phải nằm hơi thấp hơn thận trái khoảng 1 đốt sống, mặt trước thận nhẵn bóng, mặt sau sần sùi.
Người bị đau thận sẽ cảm thấy cơn đau lan sang các bộ phận khác trên cơ thể như đùi, háng và bụng (Ảnh: Internet)
2. Nguyên nhân gây đau thận bên phải là gì?
Nguyên nhân gây đau thận bên phải được chia thành nguyên nhân phổ biến ( nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận) và nguyên nhân ít phổ biến (chấn thương tại thận, bệnh thận đa nang, huyết khối tĩnh mạch thận, ung thư thận). Cụ thể:
2.1. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
Nhiễm trùng đường tiết niệu là một bệnh nhiễm trùng phổ biến thường là do vi khuẩn gây ra, đôi khi có thể do virus hoặc nấm. Các dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến bao gồm: Nóng rát khi đi tiểu, tiểu nhiều nhưng lượng nước tiểu ít, tiểu gấp, tiểu có lẫn máu, nước tiểu đục, nước tiểu nặng mùi, đau vùng chậu ở nữ giới và đau trực tràng ở nam giới, đau bụng.
Nếu thận bị ảnh hưởng, các triệu chứng sẽ bao gồm: Sốt cao, đau hông và lưng trên, ớn lạnh và run rẩy, đi tiểu thường xuyên hơn, nhu cầu đi tiểu gấp hơn, có lẫn máu hoặc mủ trong nước tiểu kèm theo buồn nôn và nôn mửa.
Nhiễm trùng đường tiết niệu là một bệnh nhiễm trùng phổ biến thường là do vi khuẩn gây ra có thể gây đau thận bên phải hoặc cả hai bên thận (Ảnh: Internet)
Video đang HOT
Điều trị:
Để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ sẽ chỉ định đơn thuốc kháng sinh và trong trường hợp biến chứng gây viêm bể thận, một đơn thuốc fluoroquinolone có thể cần thiết. Nhiễm trùng đường tiết niệu gây viêm thận nghiêm trọng có thể cần điều trị tại bệnh viện.
2.2. Sỏi thận
Sỏi thận là một tình trạng có các tinh thể cứng xuất hiện ở nhiều vị trí trong bể thận, đài thận… của một người. Điều này xảy ra do nước tiểu bị cô đặc lại kết hợp với các khoáng chất chẳng hạn như axit uric, canxi, natri, oxalat… không hòa tan từ đó tạo thành sỏi với các kích cỡ và chủng loại khác nhau.
Các triệu chứng của sỏi thận có thể bao gồm: Đau hông và đau lưng, tiểu nhiều, đau khi đi tiểu, lượng nước tiểu ít, nước tiểu có lẫn máu hoặc có màu đục, buồn nôn và nôn mửa.
Điều trị:
Với các viên sỏi thận nhỏ, chúng có thể tự đào thải ra ngoài thông qua đường tiểu. Bác sĩ có thể kê các điều trị hỗ trợ bao gồm thuốc giảm đau, uống từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày hoặc dùng thuocosc hẹn alpha giúp thư giãn niệu quản và giúp viên sỏi đi qua dễ dàng cũng như ít đau hơn.
Với những viên sỏi lớn hơn, gây đau đớn và tổn thương thận thì các thủ thuật xâm lấn có thể được chỉ định như tán sỏi, phẫu thuật lấy sỏi qua da…
Sỏi thận gây ra các cơn đau quặn cực kì khó chịu (Ảnh: Internet)
2.3. Các chấn thương thận
Các chấn thương thận do tác động vật lý từ bên ngoài chẳng hạn như vật thể đâm vào cơ thể dẫn tới đau thận hay đau thận bên phải với các triệu chứng như tiểu ra máu, bầm tím vùng thận cùng các vết thương ngoài da.
Chấn thương thận kín là tình trạng tổn thương thận nhưng thành bụng hay thành lưng không bị thủng, nguyên nhân thường gặp nhất là tai nạn giao thông, té, tai nạn thể thao và bị tấn công hành hung.
Theo Healthline, tùy theo từng mức độ chấn thương mà chấn thương thận được chia theo thang đánh giá từ 1 đến 5, trong đó 1 là chấn thương ở mức độ nhẹ gây tụ máu dưới bao, dập thận; độ 2 là vết rách sâu 1 cm không thoát nước tiểu; vết rách> 1 cm không thoát nước tiểu; rách liên quan đến hệ thống ống góp có thoát nước tiểu, bất kỳ tổn thương mạch máu thận nào, nhồi máu thận, rách bể thận và/hoặc vỡ niệu quản và độ 5 là thận bị vỡ khiến nguồn cung cấp máu bị cắt đứt.
Điều trị:
Hầu hết các chấn thương thận có thể được điều trị mà không cần phẫu thuật. Trong trường hợp có biến chứng áp xe hố thận, sốt kéo dài không hồi phục, vùng thận căng gồ kèm đau tăng lên có thể cần phải phẫu thuật.
2.4. Bệnh thận đa nang (PKD)
Bệnh thận đa năng là một rối loạn di truyền liên quan tới sự hình thành nang thận gây ra sự tăng kích thước dần dần của cả hai bên thận và đôi khi có thể kèm theo sự tiến triển dẫn tới suy giảm chức năng thận theo thời gian.
Bệnh thận đa năng là một rối loạn di truyền liên quan tới sự hình thành nang thận (Ảnh: Internet)
U nang này là những túi tròn không phải ung thư có chứa các chất lỏng. Các khối u nang lớn có thể gây hỏng thận.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thận đa nang có thể bao gồm: Đau lưng và đau hông, tiểu ra máu, sỏi thận, bất thường tại van tim, huyết áp cao.
Điều trị:
Vì không có biện pháp điều trị chữa khỏi bệnh thận đa nang nên bác sĩ có thể giúp kiểm soát tình trạng bệnh bằng cách điều trị các triệu chứng. Chẳng hạn nếu triệu chứng là huyết áp cao, bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc chẹn thụ thể angiotensin II hoặc thuốc ức chế men chuyển ACE cùng điều chỉnh chế độ ăn uống. Thuốc kháng sinh được kê trong trường hợp nhiễm trùng thận.
2.5. Huyết khối tĩnh mạch thận
Bệnh huyết khối tĩnh mạch thận là sự tắc một hoặc hai tĩnh mạch thận chính do huyết khối dẫn đến tổn thương thận cấp hoặc bệnh thận mạn. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm hội chứng thận hư, các rối loạn tăng đông tiên phát, u thận ác tính, chèn ép từ bên ngoài, chấn thương và bệnh viêm ruột hiếm gặp.
Tình trạng này khá hiếm gặp và các triệu chứng có thể bao gồm: Đau lưng dưới, nước tiểu lẫn máu, lượng nước tiểu giảm, buồn nôn và nôn mửa.
Điều trị:
Điều trị huyết khối tĩnh mạch thận cần phải sử dụng thuốc chống đông kéo dài của với heparin trọng lượng phân tử thấp hoặc bắt đầu dùng thuốc chống đông nếu không có kế hoạch can thiệp xâm lấn. Các biện pháp điều trị khác bao gồm: Lấy huyết khối qua catheter qua da hoặc dùng thuốc tiêu huyết khối, phẫu thuật cắt thận điều trị huyết khối tĩnh mạch thận tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Tùy từng nguyên nhân gây đau thận bên phải là gì mà chỉ định điều trị cũng khác nhau (Ảnh: Internet)
2.6. Ung thư thận
Ung thư thận thường không có triệu chứng dễ nhận biết cho tới giai đoạn muộn của bệnh. Ở giai đoạn sau, các triệu chứng ở người bệnh có thể gặp bao gồm: Đau lưng và đau hông dai dẳng, tiểu ra máu, mệt mỏi, chán ăn, tụt cân bất thường, sốt từng cơn.
Điều trị:
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho hầu hết các trường hợp ung thư thận, phẫu thuật có thể là cắt bỏ toàn bộ thận hoặc một phần khối u tùy giai đoạn bệnh và sự phát triển của khối su. Các điều trị khác có thể là liệu pháp miễn dịch, liệu pháp nhắm mục tiêu và xạ trị.
3. Khi nào đau thận bên phải cần thăm khám bác sĩ?
Nếu bạn bị đau liên tục ở vùng giữa lưng trên hoặc cả hai bên, điều này cho thấy bạn cần được thăm khám bác sĩ sớm để loại bỏ các vấn đề về thận. Bệnh thận không được điều trị sớm có thể gây các tổn thương thận vĩnh viễn hay nhiễm trùng thận có thể dẫn tới các biến chứng đe dọa tính mạng.
Bác sĩ cảnh báo: Nếu bạn mắc lỗi này khi đi tiểu, hãy bỏ ngay!
Một bác sĩ cảnh báo những dấu hiệu tinh tế cho thấy bạn chưa làm trống bàng quang hoàn toàn khi đi tiểu, và những tác dụng phụ nguy hiểm từ việc này.
Nếu nước tiểu vẫn còn trong bàng quang sau khi đi tiểu, nó có thể dễ gây nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát và gây ra một số dạng tiểu không tự chủ. Một chuyên gia đã đưa ra các bước giúp bạn cải thiện việc làm trống bàng quang và giảm thiểu những rủi ro này.
Bạn có thể không biết rằng mình chưa đi tiểu hết hoàn toàn vì các triệu chứng bí tiểu không rõ ràng. Ảnh Pexels
Bác sĩ Mary Garthwaite, Mary Garthwaite, chuyên về tư vấn phẫu thuật tiết niệu, Chủ tịch Hiệp hội tiết niệu The Urology Foundation (Anh), cho biết bàng quang thường được đánh giá thấp nhất trong cơ thể. Nhưng đó là cơ quan rất phức tạp, đảm nhận chức năng quan trọng là lưu trữ an toàn rồi bài tiết hiệu quả các chất thải ra khỏi cơ thể, dưới dạng nước tiểu.
Mọi người ít xem trọng bàng quang, nhưng khi nó không hoạt động bình thường, có thể gây ra những tác động đáng kể về thể chất, xã hội và tâm lý.
Dấu hiệu để nhận biết bàng quang chưa trống hoàn toàn
Không có nhiều triệu chứng rõ ràng cho thấy bàng quang vẫn còn nước tiểu, nhưng có một số dấu hiệu tinh tế sau:
Đi vệ sinh thường xuyên hơn bình thường. Điều này có thể là bạn đã không đi hết nước tiểu.
Cảm thấy như thể cần đi tiểu lại ngay. Sau khi vừa mới đi tiểu đã cảm thấy muốn đi tiếp hoặc rỉ nước tiểu sau khi đi vệ sinh.
Nhiễm trùng tiểu thường xuyên, theo chuyên gia, bệnh này khá phổ biến, gần một nửa phụ nữ từng mắc phải bệnh này. Nam giới ít gặp hơn.
Suy thận cấp vì làm việc dưới trời nắng nóng Người đàn ông 46 tuổi được đưa vào cấp cứu trong tình trạng co rút các cơ toàn thân, máu cô đặc, tăng men gan, suy thận cấp. Bệnh nhân rối loạn điện giải, suy thận cấp do làm việc ngoài trời nắng nóng kéo dài. Ảnh: BVCC. Các bác sĩ khoa Thận - Lọc máu, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho...