Khi nào bệnh viêm gan B chuyển sang giai đoạn mạn tính
Viêm gan B mạn tính rất nguy hiểm với sức khỏe, nguy cơ gây ra biến chứng xơ gan, ung thư gan…
Viêm gan B hay viêm gan siêu vi B là bệnh lý truyền nhiễm ở gan, nguyên nhân do virus hepatitis B (HBV) gây ra. Theo thống kê, ước tính mỗi năm có khoảng 250.000 – 500.000 người trên thế giới tử vong vì căn bệnh này. Virus viêm gan B lây truyền qua nhiều con đường khác nhau: từ mẹ sang con, quan hệ tình dục không an toàn, qua đường máu.
Các giai đoạn của viêm gan B
Viêm gan B trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, có giai đoạn đa phần không cần chữa sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, có giai đoạn không thể chữa khỏi hoàn toàn. Điều quan trọng vẫn là nhận biết bạn đang ở giai đoạn nào để có biện pháp điều trị phù hợp.
Video đang HOT
Viêm gan B cấp tính
Sau khi nhiễm virus HBV, người bệnh bước vào giai đoạn cấp tính. Các triệu chứng của bệnh xảy ra từ 1 – 4 tháng sau khi nhiễm virus HBV. Nhiều người không có triệu chứng nào, trong khi có một số có dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn…
Có tới 90% người bệnh tự chữa khỏi viêm gan B ở giai đoạn này. Hệ miễn dịch của cơ thể đánh bại virus này và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.
Chỉ có khoảng 0,1 – 0,5% bệnh nhân viêm gan B cấp tính phát triển bệnh nặng hơn thành suy gan. Hầu hết bệnh nhân viêm gan B cấp tính đều phục hồi sức khỏe sau 6 tháng, mà không gặp phải bất cứ vấn đề gì.
Viêm gan B mạn tính
Có khoảng 10% người bệnh nhiễm virus HBV sau 6 tháng vẫn không đào thải hết virus ra khỏi cơ thể, bệnh chuyển sang viêm gan B mạn tính.
Ở giai đoạn này, một số người có triệu chứng rõ nét hơn giai đoạn cấp tính và thỉnh thoảng có đợt tăng men gan như triệu chứng cấp tính. Nếu không tuân thủ điều trị, bệnh có thể tiến nặng thành xơ gan, ung thư gan.
Những chỉ số quan trọng bệnh nhân viêm gan B cần biết
Các chỉ số trong xét nghiệm định lượng virus viêm gan B không chỉ đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh mà còn là yếu tố quyết định đến phác đồ điều trị.
Viêm gan B hay còn gọi là viêm gan siêu vi B là bệnh lý ở gan khá phổ biến hiện nay. Nguyên nhân do virus viêm gan B gây ra (kí hiệu HBV). Viêm gan B trải qua hai giai đoạn cấp và mạn tính. Viêm gan B mạn tính rất nguy hiểm với sức khỏe, nguy cơ gây ra biến chứng xơ gan, ung thư gan...
Trên thực tế, có rất nhiều người bệnh không hiểu hết các chỉ số định lượng virus viêm gan B nên điều trị không đúng, coi nhẹ hoặc bỏ dở việc điều trị dẫn đến tình trạng bệnh tiến triển nặng. Vì thế, khi đã được chẩn đoán là mắc bệnh viêm gan B, người bệnh cần nắm rõ các chỉ số, định lượng sau để xác định tính chất nghiêm trọng và ý thức hơn trong việc điều trị bệnh:
- HBV-DNA: Là phần nhân của virus viêm gan B. Xét nghiệm HBV-DNA có ý nghĩa là xem trong máu có mang virus hoàn chỉnh (gồm nhân và vỏ) hay không. HBV-DNA phản ánh sự sao chép của virus và cho biết số lượng hạt virus tồn tại trong máu.
- HBsAg: Là kháng nguyên bề mặt virus HBV. Để kết luận có bị viêm gan B hay không phụ thuộc vào xét nghiệm HBsAg. Bởi không ít người bệnh viêm gan B mạn dù có nồng độ HBV-DNA trong máu thấp, thậm chí dưới ngưỡng phát hiện nhưng vẫn tiến triển thành biến chứng xơ gan, ung thư gan. Nếu HBsAg (dương ) nghĩa là đã mắc viêm gan B, nếu HBsAg (-) là không bị viêm gan B.
- HBeAg: là kháng nguyên nội sinh của virus HBV, là một dạng protein do các HBV tiết ra. Sự có mặt của kháng nguyên này (HBeAg (dương )) chứng tỏ là bạn đang có nồng độ virus trong máu cao và rất dễ lây truyền cho người khác. Nếu HBeAg âm tính (HBeAg (-)) thì nồng độ virus trong máu thấp hoặc virus đang trong giai đoạn nằm yên, không nhân bản sao chép và nguy cơ lây nhiễm cho người khác thấp.
- Các chỉ số men gan: như ALT, AST cho biết mức độ tổn thương gan do virus gây ra.
Đi hiến máu, cô gái trẻ phát hiện mình mang 'sát thủ gây ung thư' Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ người mang vi rút viêm gan B cao. Người mắc bệnh viêm gan B có nguy cơ bị ung thư gan cao gấp 100 lần so với người không mắc. Lây từ mẹ mà không biết Bạn Nguyễn Thanh Nhàn - 21 tuổi, quê Nam Định đang là sinh viên tại Hà Nội phát...