Khi lá phiếu không có tên ông Donald Trump…
Trong những ngày căng thẳng trước thềm cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ, người ta nhìn thấy ông Michael Gregoire đi bộ dọc một con đường ở TP Louisville, bang Kentucky, tay giơ tấm biển ghi dòng chữ “Đánh bại các ứng viên đảng Cộng hòa 2018″ mỗi khi có xe cộ chạy qua.
“Sự tồn vong của đất nước sẽ phụ thuộc vào cuộc bầu cử sắp tới” – người đàn ông lớn tuổi ủng hộ đảng Dân chủ này nhấn mạnh khi có một người của đảng Cộng hòa dừng lại để tranh luận với ông.
Cuộc gặp giữa 2 người lạ mặt này nêu bật sự chia rẽ sâu sắc trong lòng nước Mỹ hiện nay. Cả hai người đều tin rằng cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 6-11 thuộc số những sự kiện quan trọng nhất trong cuộc đời họ và họ phải hành động để ngăn đất nước rơi vào tay đối phương.
“Tôi đã bầu cho ông Donald Trump. Ông ấy không có tên trên lá phiếu bây giờ nhưng theo cách nào đó, ông ấy thực sự vẫn có tên trên đó” – ông Stuart Kanter, người dừng lại tranh luận với ông.Gregoire, khẳng định.
Ông Michael Gregoire giơ tấm bảng kêu gọi bỏ phiếu đánh bại đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Ảnh: AP
Tổng thống Donald Trump đang phủ bóng lên cuộc bầu cử được dự báo thu hút số lượng cử tri bỏ phiếu đông kỷ lục và sẽ quyết định xem đảng nào kiểm soát lưỡng viện quốc hội.
Với hai ông Gregoire và Kanter – cũng như nhiều cử tri khắp nước – cuộc bầu cử còn là cuộc trưng cầu ý dân về chính ông chủ Nhà Trắng và “nền văn hóa chính trị độc hại” có thể bị xem là nguyên nhân dẫn đến sự bế tắc tại quốc hội, làn sóng tội ác do thù hằn và các vụ tấn công mang động cơ chính trị xảy ra gần đây.
Những người ủng hộ nhiệt thành nhất vẫn đứng đằng sau ông Trump và dự định bỏ phiếu cho những ứng viên đảng Cộng hòa nào có thể giúp nhà lãnh đạo này thực hiện các cam kết của mình, như thực hiện các chính sách nhập cư cứng rắn hơn.
Video đang HOT
Cử tri Mỹ bỏ phiếu sớm tại TP Omaha, bang Nebraska hôm 2-11. Ảnh: AP
Bản thân ông Trump cũng tăng cường giọng điệu cứng rắn về vấn đề nhập cư trước thềm cuộc bầu cử, tập trung vào đoàn di dân Trung Mỹ đang hướng về phía biên giới nước này.
Ông Trump và những người ủng hộ gọi đây là “cuộc xâm lược” dù hàng ngàn người di cư nói trên vẫn còn cách xa vài trăm km. Bà Julie Hoeppner, một cử tri 67 tuổi tại bang Indiana đã bỏ phiếu cho các ứng viên đảng Cộng hòa và xem vấn đề nhập cư trái phép là nỗi lo hàng đầu của mình.
Bà Rose Cathleen Bagin , 77, đứng trước nhà ở khu Squirrel Hill ở TP Pittsburgh, bang Pennsylvania với tấm biển kêu gọi bỏ phiếu ủng hộ kiểm soát súng đạn. Ảnh: AP
Trong khi đó, tại TP Pittsburgh, bang Pennsylvania, một số cử tri xem quyết định bỏ phiếu của mình là một cách phát đi thông điệp rằng đất nước đang đi trên một con đường tăm tối và nguy hiểm. Địa phương này vừa chứng kiến vụ xả súng tại một giáo đường Do Thái ở khu Squirrel Hill khiến ít nhất 11 người thiệt mạng.
Cũng là một cư dân ở Squirrel Hill, bà Rose Cathleen Bagin, 77 tuổi, đã treo tấm biển trước hiên nhà với dòng chữ: “Hãy bỏ phiếu ủng hộ kiểm soát súng đạn”. Bà cho biết mình không khỏi choáng váng mỗi khi thấy đám đông tại các cuộc tuần hành của ông Trump cổ vũ những lời lẽ gây chia rẽ của ông.
“Tôi cảm thấy hoảng sợ. Chúng ta đang đi về một nơi mà tôi không sao hiểu được” – bà Bagin nhận định và cho biết sẽ bỏ phiếu cho ứng viên đảng Dân chủ.
Theo P.Võ
Người Lao Động
Quan chức Mỹ rò rỉ về sắc lệnh "cứng" của ông Trump trước thềm bầu cử giữa kỳ
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ ký sắc lệnh hành pháp, có thể ngay trong ngày 12-9, để áp lệnh trừng phạt lên bất cứ thực thể hay cá nhân nước ngoài nào can thiệp bầu cử Mỹ, dựa trên các kết luận tình báo.
Theo hãng tin Reuters, quyết định của Tổng thống Trump đưa ra cùng lúc với các cơ quan tình báo, quân sự và thực thi pháp luật đang chuẩn bị bảo vệ cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ ngày 6-11 khỏi các cuộc tấn công nước ngoài, ngay cả khi ông chủ Nhà Trắng chế nhạo cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt đối với nghi án Nga can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Biểu cảm của Tổng thống Donald Trump tại sân bay quận John Murtha Johnstown-Cambria ở Johnstown, khi ông tới bang Pennsylvania để tham dự lễ kỷ niệm ngày 11-9 lần thứ 17 tại Đài tưởng niệm quốc gia Chuyến bay 93 ở quận Somerset, bang Pennsylvania hôm 11-9-2018. Ảnh: Reuters
Theo các nguồn tin, mục tiêu của lệnh trừng phạt nêu trên có thể bao gồm những cá nhân hoặc công ty bị cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ bằng các vụ tấn công mạng hoặc các phương tiện khác.
"Chính quyền mong muốn thiết lập một chuẩn mực mới trong không gian mạng" - nguồn tin cho biết. "Đây là bước đầu tiên trong việc vạch rõ ranh giới và công bố công khai phản ứng của chúng tôi đối với hành vi xấu".
Reuters cho rằng sắc lệnh này là bước đi mới nhất trong những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Trump nhằm tỏ ra cứng rắn hơn đối với an ninh bầu cử trước cuộc bỏ phiếu vào tháng 11 - sẽ quyết định liệu Đảng Cộng hòa có giữ được thế đa số ở cả Hạ viện và Thượng viện hay không.
Theo các nguồn tin, sắc lệnh này cũng sẽ đặt trách nhiệm lên vai một loạt cơ quan trong việc xác định can thiệp có xảy ra hay không, trong đó dẫn đầu là Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia và tiếp đó là các cơ quan như CIA, Cơ quan An ninh Quốc gia và Bộ An ninh nội địa.
Dựa trên dự thảo của sắc lệnh mà nguồn tin quan chức Mỹ nói trên được tiếp cận, nó sẽ đòi hỏi tất cả các cơ quan liên bang biết về can thiệp bầu cử từ nước ngoài cung cấp thông tin cho Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia.
Thêm vào đó, can thiệp bầu cử sẽ được xác định theo thứ tự như các nỗ lực tấn công mạng chống lại "cơ sở hạ tầng bầu cử" và những nỗ lực để gây ảnh hưởng đến ý kiến công chúng thông qua tuyên truyền kỹ thuật số phối hợp hoặc rò rỉ hệ thống thông tin chính trị riêng tư.
Được biết, Quốc hội Mỹ không nằm trong tiến trình soạn thảo sắc lệnh này bởi chính quyền muốn ngăn Hạ viện và Thượng viện xem xét dự luật.
Các nhà lập pháp Mỹ đã đưa ra nhiều dự luật liên quan tới Nga, trong đó có "Deter Act" (đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với can thiệp bầu cử) và một dự luật khác được một nhà lập pháp Mỹ gọi là dự luật trừng phạt "từ địa ngục" để trừng phạt Moscow vì tấn công trên mạng và các hoạt động ở Syria, Ukraine và các nơi khác.
Cả hai đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang tìm cách giải quyết những gì họ cho là lập trường yếu ớt của ông Trump về cáo buộc sự can thiệp của Nga vào bầu cử năm 2016 khi ông gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 7. Tổng thống Trump lúc đó đã khiến cả thế giới sửng sốt khi chấp nhận sự bác bỏ của ông chủ điện Kremlin đối với chính những cáo buộc từ các cơ quan tình báo của Mỹ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin vàTổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc họp báo chung sau cuộc gặp thượng đỉnh ở Helsinki hồi tháng 7. Ảnh: Reuters
Quốc hội Mỹ đã thông qua một dự luật về trừng phạt Nga hơn 1 năm trước. Một số nhà lập pháp, trong đó có cả các đại diện từ đảng Cộng hòa cũng như Dân chủ, đã công kích đối với thái độ mà họ xem là sự miễn cưỡng của chính quyền trong việc triển khai luật đó. Ông Trump đã ký dự luật sau khi Quốc hội thông qua với đa số ủng hộ.
Hành động dựa trên đạo luật này, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt lớn đối với 24 công dân Nga, nhằm vào các đồng minh của Tổng thống Putin trong một trong những động thái gay gắt nhất của Washington nhằm trừng phạt Moscow.
Theo Đỗ Quyên
Người Lao Động
Ông Obama liên hoàn công kích ông Trump hòng lật ngược thế cờ bầu cử Cựu Tổng thống Barack Obama và đương kim Tổng thống Donald Trump tranh thủ ngày vận động cuối cùng hôm 5.11 để lôi kéo cử tri cho 2 Đảng Dân chủ và Cộng hòa tranh giành quyền kiểm soát Thượng viện và Hạ viện trong bầu cử giữa kỳ Mỹ. Ông Donald Trump và Barack Obama ráo riết vận động cho bầu cử...