Khi kiểm tra bằng hình thức trực tuyến thì bài thi của học trò sẽ lưu trữ ở đâu?
Nghiên cứu Thông tư 26, nhiều giáo viên đã không khỏi lo lắng rằng, liệu hình thức kiểm tra trên hệ thống máy tính có thật sự khả thi hay không?
Theo Thông tư số 26 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 26/8/2020, có hiệu lực từ ngày 11/10/2020, các bài kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ được thực hiện bằng một trong hai hình thức: truyền thống (trên giấy) hoặc trực tuyến (trên hệ thống máy tính).
Hình thức kiểm tra, đánh giá này sẽ được áp dụng cho cả kiểm tra 15 phút, thi Giữa kỳ và thi Cuối kỳ.
Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá trên giấy hoặc trên máy tính từ 45 phút đến 90 phút hoặc 120 phút (đối với môn chuyên).
Đề kiểm tra phải được xây dựng dựa trên ma trận cho trước nhằm đáp ứng yêu cầu, mức độ cần đạt của từng môn học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Nghiên cứu thông tư này, nhiều giáo viên đã không khỏi lo lắng rằng, liệu hình thức kiểm tra trên hệ thống máy tính có thật sự khả thi hay không? Bài làm của học sinh sẽ lưu trữ ở đâu, như thế nào? Nếu trong quá trình kiểm tra mà máy tính hư thì bài làm của học sinh có phải cũng mất theo?…
Nền tảng học và thi 789.vn đặt mục tiêu phải giải quyết tốt nhất các vấn đề này để cả Nhà trường và học sinh an tâm khi sử dụng hệ thống này để thi.
Nắm bắt được tình hình này, nền tảng học và thi 789.vn đặt mục tiêu phải giải quyết tốt nhất các vấn đề này để cả Nhà trường và học sinh an tâm khi sử dụng hệ thống này để thi.
Video đang HOT
Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Quang Trung – Giám đốc Công nghệ của 789.vn cho biết, nền tảng học và thi trực tuyến này đã hoàn thiện và đưa vào vận hành công nghệ đồng bộ hoá dữ liệu theo thời gian thực nhằm đảm bảo khi thí sinh thi sẽ không bị mất hay sai điểm nếu có sự cố bất ngờ xảy ra trong quá trình làm bài.
Theo công nghệ này, dữ liệu đồng thời lưu trên ứng dụng của học sinh tham gia thi và hệ thống máy chủ sau đó, sẽ liên tục kiểm tra, đối chiếu, đồng bộ nhằm đảm bảo dữ liệu được lưu và đồng bộ hoá đầy đủ, tránh mất dữ liệu cũng như điểm thi.
Tất cả bài làm của các em học sinh khi khảo thí trực tuyến đều được lưu trữ vĩnh viễn trên hệ thống của 789.vn. Các thầy/cô có thể tìm thấy bất cứ lúc nào cũng như dễ dàng in ra giấy chỉ với một thao tác đơn giản.
Được biết, hệ thống 789.vn vốn được xây dựng dựa trên trải nghiệm của người dùng, có sẵn nhiều phương án xử lý khi xảy ra các sự cố như mất điện, mất kết nối mạng Internet,… trong quá trình học sinh làm khảo thí trực tuyến ngay từ đầu.
Cứ mỗi 30 giây sẽ cập nhật kết quả bài làm của các em học sinh, việc thực hiện được sao lưu đa điểm và đồng bộ hoá dữ liệu theo thời gian thực là một bước tiến nhằm hoàn chỉnh các biện pháp đảm bảo dữ liệu và điểm thi cho hệ thống này.
Đặc biệt, 789.vn là hệ thống đã tổ chức thành công nhiều kỳ thi trực tuyến trước đây ví như đã từng triển khai khảo thí trực tuyến trên diện rộng các kỳ kiểm tra, thi Giữa kỳ, thi Học kỳ… cho nhiều trường cụ thể là các trường trung học phổ thông Nguyễn Du ( Thành phố Hồ Chí Minh), Trung học phổ thông Trần Hữu Trang (Thành phố Hồ Chí Minh), Trung học phổ thông Nguyễn Huệ (Ninh Bình),..
Học sinh dùng điện thoại trong lớp: Chưa phải thời điểm thích hợp!
Một chính sách ban hành phải đi kèm với đánh giá tính khả thi, cụ thể là thuyết minh được mục đích sử dụng và phương pháp quản lý hiệu quả
Đại biểu Quốc hội PHẠM THỊ MINH HIỀN: Chỉ áp dụng khi đã chuẩn bị thật kỹ
Tôi không phản đối thái quá việc cho học sinh (HS) sử dụng điện thoại trong lớp học bởi chương trình giáo dục phổ thông hiện nay rất cần chú trọng đến trang bị kỹ năng số cho HS. Giáo dục và rèn luyện HS "sử dụng điện thoại thông minh một cách thông minh" là việc mà người lớn cần quan tâm và cũng đã đến lúc phải có những hành động cụ thể. Tuy nhiên, điều quan trọng là nếu cho HS sử dụng điện thoại trong thời điểm này thì công tác quản lý đã đủ chặt chẽ để giám sát, giúp các em phòng tránh hệ lụy hay chưa?
Một chính sách được ban hành phải đi kèm với đánh giá tính khả thi của nó, cụ thể là thuyết minh được mục đích sử dụng và phương pháp quản lý hiệu quả. Trong khi đó, không phải giáo viên (GV) nào cũng đủ khả năng và được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng để làm tốt việc này trong lớp học.
Cho học sinh đem điện thoại đi học sẽ có nhiều hệ lụy đáng tiếc xảy ra mà cha mẹ, thầy cô không lường trước được. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: THIÊN THẢO
Nếu mục đích sử dụng điện thoại chỉ để tra cứu thông tin thì có nhiều cách khác tốt hơn như trang bị một máy tính để bàn hay tivi kết nối với iPad dùng chung trong lớp học. Nếu quy định này nhằm hướng đến phương pháp giáo dục bằng tư duy mở, hướng đến phát triển con người, lấy người học làm trọng tâm thì cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng và khi chắc chắn về hiệu quả của chính sách, có phương pháp quản lý khoa học thì mới áp dụng. Việc này cũng giúp tránh tạo thêm quá nhiều áp lực, gánh nặng cho GV trên lớp trong khi họ chưa được hỗ trợ và trang bị kỹ lưỡng.
Hơn nữa, quy định này chưa chắc đã có thể áp dụng và triển khai đồng bộ được bởi đâu phải gia đình nào cũng đủ điều kiện để trang bị cho con em một chiếc điện thoại thông minh hoặc trẻ sẽ có sự phân bì khi có bạn sử dụng điện thoại mắc tiền hơn. Như vậy, nếu chưa đánh giá tác động của chính sách một cách toàn diện, thấu đáo, rất dễ dẫn đến sự phân hóa vô hình trong tâm lý của HS.
Tôi cho rằng không nên xem quy định này như một sự thử nghiệm, nhất là những thử nghiệm có liên quan đến điều kiện, hoàn cảnh của HS và gia đình HS. Chưa kể, việc này rất dễ dẫn đến việc dư luận e ngại về tính khả thi và đặt ra nghi vấn sẽ có những cú "bắt tay" với các công ty sân sau để cung ứng điện thoại thông minh.
Tóm lại, theo tôi, chưa đến thời điểm phù hợp để triển khai chính sách và nên cân nhắc vào thời điểm khác.
Thầy NGUYỄN ĐÌNH ĐỘ, Hiệu trưởng Trường THPT Thành Nhân (TP HCM): Phải có cách quản lý tối ưu
Ý tưởng sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) phục vụ việc học trên lớp rất hiện đại, bởi không thể phủ nhận ĐTDĐ giúp HS trong học tập rất nhiều: truy cập thông tin, tải bài tập về làm, tra cứu bài học... Vấn đề khó khăn nhất là giải pháp quản lý. HS được sử dụng ĐTDĐ trên lớp khi GV cho phép nghe rất hợp lý nhưng một khi được mang ĐTDĐ vào lớp thì ngay cả lúc GV không cho phép sử dụng, HS vẫn dùng lén, rất khó để kiểm soát.
Có thể sử dụng những thiết bị khác như tivi thông minh, laptop, máy chiếu có kết nối mạng... để tra cứu tài liệu, không nhất thiết phải có ĐTDĐ. Nếu cho phép HS mang ĐTDĐ vào lớp thì phải có hướng dẫn cụ thể cách để quản lý tối ưu.
Thầy VÕ THIỆN CANG, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Hữu Trang (quận 5, TP HCM): Nghiêm cấm HS dùng ĐTDĐ ngoài thời gian cho phép
Thật ra lâu nay, những trường đẩy mạnh công nghệ thông tin trong giảng dạy đã cho phép HS sử dụng ĐTDĐ nhưng trong khuôn khổ, thời gian nhất định, những tiết học cần đến sự hỗ trợ của ĐTDĐ. Ví dụ đầu giờ học 5-10 phút hoặc trong quá trình giảng bài có phần nghiên cứu bài học, thực hiện kiểm tra trắc nghiệm trên các ứng dụng (app), tra cứu thông tin..., sau đó GV thu lại ĐTDĐ. Tuy nhiên, nhà trường sẽ nghiêm cấm HS sử dụng ĐTDĐ ngoài khoản thời gian cho phép đã được quy định, như vậy mới có thể quản lý nổi HS.
Ngoài ra, nếu dùng từ cho phép sử dụng ĐTDĐ thì chưa khoa học. Theo tôi, nên nêu cụ thể là cho phép dùng thiết bị thông minh phục vụ việc học, bởi không chỉ sử dụng ĐTDĐ, các lớp cũng có thể sử dụng tivi thông minh, máy tính bảng để tra cứu thông tin. Chứ ĐTDĐ ngoài chức năng thông minh còn nghe, gọi, chơi game, giải trí..., GV quản lý rất khó.
Học sinh tiểu học cũng biết xem "phim đen"
Theo tôi, phải cấm HS sử dụng ĐTDĐ khi đi học, dù là HS cấp tiểu học chứ đừng nói đến HS cấp THCS, THPT vì nhiều hệ lụy đáng tiếc xảy ra mà cha mẹ, thầy cô không lường trước được.
Tôi kể câu chuyện xảy ra 5 năm trước, tại trường tôi. Giờ ra chơi, cô giáo dạy lớp 3 thấy nhóm 3-4 HS lớp mình đang tụm lại dưới góc phòng học mải mê xem gì đó, thỉnh thoảng cười nói rôm rả. Cô tiến đến gần, các em giật mình đứng lên tỏ vẻ lo lắng, sợ sệt rồi tự động giải tán, còn một em là chủ nhân chiếc ĐTDĐ trả lời: "Các bạn đang xem phim trong điện thoại đó cô". Cô giáo cầm ĐTDĐ lên xem thử và hốt hoảng khi thấy trong đó đang chiếu cảnh phim sex. Cô vội tắt nguồn máy, truy hỏi thì được biết ĐTDĐ của phụ huynh. Sáng đó, ba của em vội đi làm, bỏ quên ĐTDĐ trên bàn nên em lấy bỏ vào cặp đem đi học.
Cô giáo cầm ĐTDĐ và dẫn HS lên văn phòng gặp tôi trình bày sự việc. Tôi hỏi thăm thì được biết em đã xem nhiều lần ở nhà, còn đây là lần đầu em mang vào trường cho bạn bè cùng xem. Tôi giữ chiếc ĐTDĐ và mời phụ huynh lên trao đổi sự việc. Ba em nghe xong chỉ biết xin lỗi vì lý do bất cẩn mà để xảy ra sự việc, anh hứa không rầy rà hay đánh con mà để ý đến việc học và vui chơi của con nhiều hơn.
Trần Văn Tám (huyện Củ Chi, TP HCM)
Thi tốt nghiệp THPT trên máy tính liệu có khả thi? Theo Bộ GD&ĐT, kỳ thi tốt nghiệp năm 2021 sẽ giữ hình thức thi trên giấy giống như năm 2020, chú trọng phát triển ngân hàng câu hỏi phù hợp với lộ trình đổi mới giáo dục phổ thông. Thí điểm, tiến tới mở rộng hình thức thi trên máy tính. Chuẩn bị thí điểm thi trên máy tính Dự kiến, đầu tháng...