Khi khoa học không xa lạ với sinh viên
Nghiên cứu khoa học vẫn đầy sức hút với không ít sinh viên TP.HCM khi nhiều bạn đã phát triển ý tưởng nghiên cứu thành sản phẩm khởi nghiệp ngay khi còn đang học.
Sinh viên tham quan gian hàng với các sản phẩm sáng tạo trong Ngày sinh viên sáng tạo năm 2020 mới đây – Ảnh: Q.NG.
Có thể nhắc ngay đến Phạm Mạnh Đình, hiện là sinh viên năm cuối Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM nhưng đã thành lập công ty với sản phẩm khởi nghiệp được hiện thực hóa từ ý tưởng nghiên cứu đã theo đuổi gần ba năm qua: gạch lát nền và ngói lợp từ rác thải nhựa tái chế và cát.
Khoa học là niềm vui
Mạnh Đình bắt đầu ý tưởng từ câu hỏi có cách nào tái sử dụng lượng rác thải bao nilông, vỏ chai nhựa thải ra môi trường rất lớn hiện nay nhưng không dễ phân rã.
Anh chàng cùng một bạn học khác mày mò suốt nhiều tháng trời để tìm ra tỉ lệ hợp lý pha trộn giữa bao nilông nung chảy với cát và cho ra sản phẩm đầu tiên: gạch lát nền.
Thành quả của gần ba năm đeo đuổi nghiên cứu, đến nay Đình đã hoàn thiện gạch và ra đời thêm sản phẩm mới là ngói lợp từ nguyên liệu tương tự. “Nếu không được TS Lê Anh Thắng hướng dẫn, sự hỗ trợ của các thầy cô khác và tạo điều kiện của trường, có lẽ mình và các bạn đã không thể hiện thực hóa ý tưởng thành sản phẩm như hiện tại” – Đình thổ lộ.
Tương tự, Huỳnh Thị Thúy Ngân (vừa tốt nghiệp dược sĩ) cùng các bạn khoa dược Trường ĐH Y dược TP.HCM sau nhiều ngày mất ăn mất ngủ đã mỉm cười với sản phẩm viên nang có công dụng giảm cân, giảm mỡ bụng, mỡ máu, mỡ gan cao từ nguyên liệu là quả bưởi non vốn bị nông dân tỉa bớt và bỏ đi.
Quả bưởi non xanh rì, đắng nghét, qua nhiều công đoạn thử nghiệm với những thông số về nhiệt độ sấy, độ mịn, độ ẩm khác nhau đã tạo ra bột bưởi non. Đó là nguyên liệu chính trộn với tá dược theo tỉ lệ hợp lý qua quy trình bào chế cho ra viên nang với công dụng kể trên.
Video đang HOT
Bạn Quang Trọng Minh (Trường ĐH Mở TP.HCM) nói dấn thân vào nghiên cứu không chỉ thỏa đam mê mà còn giúp sinh viên mở mang kiến thức. Minh đã có bốn bài báo công bố quốc tế, trong đó một bài là tác giả chính, hai bài công bố hội nghị khoa học trong nước mà một bài là tác giả chính, còn lại là đồng tác giả.
“Có lợi nhiều thứ lắm, đọc tài liệu giúp bạn cập nhật cái mới, bổ sung điều còn thiếu. Mình thích không chỉ tính logic mà còn là mối liên kết cùng nhau một cách tử tế, làm việc nghiêm túc trong khoa học” – Minh chia sẻ.
Khởi nghiệp từ ý tưởng sinh viên
Mạnh Đình đã thành lập công ty để phát triển dòng sản phẩm gạch, ngói và lấy tên là Pando mà anh chàng trong vai trò tổng giám đốc.
Công ty hiện có vài chục nhân viên, trong đó tám thành viên nòng cốt đến từ nhiều trường khác nhau, có bạn đã tốt nghiệp mà nói theo cách của anh chàng là “mỗi bạn từng chuyên ngành phù hợp để vận hành và phát triển công ty chuyên nghiệp hơn”.
Điều đáng quý, các bạn hướng đến mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ với sản phẩm làm ra trước tiên phải đảm bảo mang lại giá trị cho cộng đồng xã hội, góp phần giải quyết bài toán rác thải nhựa đang làm đau đầu nhà quản lý.
“Tụi mình sẽ phát triển theo hướng nhượng quyền thương mại, chuyển giao công nghệ với kỳ vọng cách này có thể mang thương hiệu đi xa, nhiều người biết tới để cùng chung tay giải quyết bài toán môi trường trước hết” – Đình phân tích.
Trong khi đó, Huỳnh Thị Thúy Ngân cùng nhóm bạn Trường ĐH Y dược TP.HCM tính toán đăng ký kết quả nghiên cứu sản xuất viên nang bưởi non lưu hành như một loại thực phẩm chức năng.
Quá trình này sẽ giúp thu thập dữ liệu, ghi nhận thông tin của người dùng về các chỉ số y học chứng cứ xem thay đổi thế nào, so sánh giữa lúc dùng và không dùng sản phẩm.
Đó cũng là mẫu thử, căn cứ quan trọng để sản phẩm đăng ký thẩm định với cơ quan quản lý trước khi đảm bảo đủ chứng nhận về một loại thuốc có giá trị lưu hành, điều trị cho người béo phì, mỡ bụng, mỡ máu, mỡ gan cao… vì thành phần hoạt chất, tác dụng của nguyên liệu quả bưởi non đã được ghi nhận rồi.
Các bạn kỳ vọng sẽ nhận được hỗ trợ, cả tài chính để nghiên cứu sâu hơn, hoàn thiện và nâng cao tính an toàn của sản phẩm cho người dùng.
24.564
Đây là con số đề tài nghiên cứu khoa học các cấp của sinh viên TP.HCM được tổng hợp từ các trường trong nhiệm kỳ 2015-2020. Trong đó, giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka đã mở rộng quy mô cho sinh viên toàn quốc, trở thành sân chơi khoa học thu hút mỗi năm cả nghìn đề tài của sinh viên cả nước được các trường tuyển chọn gửi dự giải.
Cũng vậy, Ngày sinh viên sáng tạo hằng năm đã mở rộng cho sinh viên phía Nam, kết nối và triển lãm nhiều mô hình, sản phẩm sáng tạo của sinh viên. Chưa kể hiện có 412 câu lạc bộ học thuật với đa dạng mô hình, cách làm khác nhau, thu hút đông đảo sinh viên các trường đến với hoạt động học thuật, nghiên cứu khoa học.
"Nguồn lực lớn nhất khi khởi nghiệp là chất xám, ý tưởng độc quyền"
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, nguồn lực lớn nhất khi tham gia khởi nghiệp là chất xám, ý tưởng và sự độc quyền. Sinh viên muốn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trước tiên cần đổi mới tư duy.
Sáng nay (22/12), tại ĐH Thủy Lợi, diễn ra Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2020.
Đây là sự kiện thường niên, nhằm tạo cơ hội cho học sinh, sinh viên thể hiện ý tưởng, tìm kiếm cơ hội, biến ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thành hiện thực. Đồng thời, cũng là cơ hội, môi trường quan trọng để kết nối 3 nhà: nhà nước - nhà trường - nhà doanh nghiệp. Tham quan các không gian trưng bày ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên năm nay tập trung vào 8 lĩnh vực: khoa học, công nghệ, công nghiệp, chế tạo sản phẩm, nông, lâm, ngư nghiệp, giáo dục tế, dịch vụ, du lịch, tài chính, ngân hàng, kinh doanh tạo tác động xã hội, các ngành nghề khác và lĩnh vực kinh doanh khác. Chương trình có tổng số khoảng 80 không gian trưng bày được lựa chọn từ gần 600 ý tưởng dự án gửi đến ban Tổ chức, từ gần 50 trường đại học và 22 Sở GD-ĐT trên cả nước.
Các đại biểu ấn nút khai mạc Ngày hội khởi nghiệp học sinh, sinh viên.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh cho rằng, đổi mới sáng tạo là yêu cầu đặt ra cho tất cả các quốc gia trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 và công nghệ số. Nếu không tích cực đổi mới sáng tạo thì lực lượng lao động của sẽ gặp nhiều khó khăn và rất dễ bị đào thải trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.
Mặt khác, việc gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, các công ty, các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội nhằm tăng tính thực hành và trải nghiệm thực tiễn cho học sinh, sinh viên, kết nối nguồn lực, đổi mới sáng tạo giúp học sinh, sinh viên khởi nghiệp là trách nhiệm rất lớn của các trường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục phổ thông.
Từ những suy nghĩ đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 về việc phê duyệt Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025", Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm triển khai.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh phát biểu tại hội nghị.
Bà Ngô Thị Minh cho biết, năm 2018, sau khi Bộ GD-ĐT tổ chức cuộc thi lần đầu, đã có hơn 200 ý tưởng, dự án của học sinh, sinh viên tham dự. Năm 2019, cuộc thi thu hút gần 400 ý tưởng, dự án. Đặc biệt, năm 2020, sau gần 5 tháng phát động, cuộc thi đã có hơn 600 ý tưởng, dự án của các bạn trẻ đăng ký tham gia.
Thứ trưởng Bộ GD- ĐT cũng cho rằng, một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo, cần rất nhiều yếu tố như: thị trường, nguồn lực tài chính - vốn, nguồn lực con người, hệ thống hỗ trợ - cố vấn, khung pháp lý, cơ sở hạ tầng triển khai ý tưởng/dự án... Trước khi xây dựng và ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới, ngành giáo dục đã chuẩn bị mạnh mẽ, dạy tích hợp liên môn trong nhà trường, đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tiếp cận phát triển năng lực. Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT đang thực hiện Đề án Tri thức Việt số hóa; thực hiện mục tiêu đào tạo công dân toàn cầu thông qua hoạt động triển khai chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo...
Bộ GD-ĐT đã, đang và sẽ tiếp tục tạo nền tảng căn bản cho học sinh, sinh viên về tư duy, phương pháp một cách toàn diện qua các hoạt động chính sách. Đây là một yếu tố mang tính căn bản, bởi muốn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thì đầu tiên tư duy, phương pháp của học sinh, sinh viên phải đổi mới. Ngành Giáo dục xác định đây là trách nhiệm, là sứ mệnh của ngành, của các nhà giáo.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh cũng nhấn mạnh khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phải là kết quả của một tiến trình đổi mới giáo dục đào tạo từ phổ thông đến cao đẳng đại học, chứ không chỉ đơn thuần là tên gọi của một đề án hay một phong trào. Có vậy, hoạt động này mới giữ được nguyên vẹn ý nghĩa.
Tại chương trình, đại diện Bộ GD-ĐT cũng nhắn nhủ tới các học sinh, sinh viên rằng: "Nguồn lực lớn nhất khi tham gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chính là ý tưởng mới, chất xám, là cái riêng có, "độc quyền". Đây chính là lợi thế to lớn nhất. Do đó, điều cần nhất chính là "cơ hội" để biến ước mơ thành hiện thực. Vì vậy, việc tích cực, chủ động tìm hiểu thông tin, nhất là tham gia các cuộc thi sẽ mang lại nhiều cơ hội để cọ sát với những người có chung đam mê, với các doanh nghiệp và trường đại học, viện nghiên cứu.
Một ý tưởng/dự án khởi nghiệp của các em lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư, khi đó cơ hội thành công lớn hơn rất nhiều so với việc chỉ tập trung vào nguồn vốn. Hãy chăm chút cho ý tưởng/dự án/ sản phẩm của mình và tích hợp tìm hiểu, tham gia cuộc thi khởi nghiệp", Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh nhắn nhủ./.
10 tài năng trẻ nhận Giải thưởng Quả cầu vàng năm 2020 Tối 12-12, tại Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội được Trung ương Đoàn giao đăng cai tổ chức chương trình giao lưu "Khát vọng Việt Nam", Lễ trao Giải thưởng khoa học - công nghệ thanh niên Quả cầu vàng và phần thưởng Nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học - công nghệ năm 2020. Bí thư Thường trực Trung...