Khi HS đến trường để… chơi: Lỗi đâu chỉ ở các em
Biết trốn học là phạm nội quy, hổng kiến thức… nhưng có những học sinh vẫn bất chấp, khi trong mắt các em nhà trường không còn là thánh đường chữ nghĩa, gia đình không còn là mái ấm chở che…
“Chán lắm, học hông có vô!”
Đó là tâm sự của học sinh Đỗ Thị Ngọc, trường THPT T.Đ. Là một học sinh ngoan, học lực khá, con đường trượt dốc của cô học trò lớp 11 bắt đầu từ những lần cúp tiết, theo bạn bè tụ tập hàng quán, thậm chí quán bar sau cái tát của người mẹ vào mặt con gái ngay giữa chợ vì nghi con trộm tiền. Từ sau lần ấy, không chỉ bị “giam lỏng” ở nhà, khi bạn của Ngọc tới chơi, cha mẹ thường buông lời xua đuổi… Căm thù cha mẹ, Ngọc nghĩ ra những tiết học phụ đạo, học nhóm để tìm cách đi chơi cùng bạn… Đến khi có được tiếng ăn chơi nhất trường thì “Tới giờ học chỉ muốn trốn ra, học hông có vô nữa!” – cô học trò chua chát.
Cũng có bề dày thành tích “bùng tiết”, Nguyễn Minh Quang, học trường T.C. lý giải: “Em trốn học vì cảm thấy bị áp lực khi phải học quá nhiều, ngày nào cũng sáng học, trưa học, tối học. Đã vậy, thầy cô giáo lại quá khắt khe, nếu lỡ không thuộc bài liền bắt chép phạt… Em chán, cúp tiết đi chơi cho sướng”. Cùng chung bức xúc ấy, Nguyễn Hoàng Lân, học sinh trường THCS C.L, cho biết vì trước đó có tụ tập bạn bè đánh lộn, bị lưu ban một năm. Khi đi học lại, cứ xảy ra chuyện gì là nhà trường gọi em lên chất vấn. “Ở nhà cha mẹ chửi, lên trường không theo kịp bạn bè. Chán quá em bỏ, học nghề”…
Vui vầy cùng chúng bạn là một nhu cầu tự nhiên của tuổi học trò, nó chỉ biến thành một cách chống đối khi các em bất mãn với gia đình, thầy cô.
Video đang HOT
Những học sinh nghỉ học không hẳn đều là học sinh cá biệt, học yếu. Có em học khá nhưng do bất mãn với gia đình, không phục thầy cô nên mới bỏ đi chơi như một hình thức chống đối. Huỳnh Diệp Thiên Hoàng, học lớp 12 trường THPT T.T, cho biết: “Em có quen một vài bạn trốn học, em thấy các bạn ấy học rất được, chỉ hiếu động thích làm chủ bản thân, hỏi thì mấy bạn bảo vì thầy cô dạy chán, thầy cô quá khó khăn. Chắc tại thầy cô dạy nhiều quá nên không có thời gian quan tâm hỏi han nên không biết học sinh đang nghĩ gì và cần gì”. Nguyễn Minh Hoàng, học lớp 12 trường THPT N.C.T cho biết thêm: “Trường mình cũng có một nhóm bạn chuyên trốn học, đa phần là con nhà khá giả, cha mẹ lo làm ăn quá nên bỏ mặc con cái”…
Không vội phán xét!
Trao đổi với chúng tôi về hiện tượng học sinh trốn học, đa số lãnh đạo các trường đều thừa nhận nhà trường cũng phần nào có lỗi, do quản lý chưa nghiêm, thầy cô chưa là tấm gương tốt cho học trò noi theo. Ông Nguyễn Đình Thịnh, hiệu trưởng trường THPT Hoàng Hoa Thám (Bình Thạnh), nói: “Phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gì làm học sinh chán học để từ đó có cách giúp đỡ các em”. Bà Nguyễn Thị Yến Trinh, hiệu trưởng trường THPT Trần Khai Nguyên, cho biết hiện tượng học sinh trốn học, thậm chí bỏ hẳn thường rơi vào những em có ba mẹ ly thân, ly dị. Bà Trinh cho biết: “Hai năm nay trường chỉ đạo giáo viên bộ môn nếu học sinh ra khỏi lớp mà vẫn chưa hiểu bài thì phải phân loại, tổ chức dạy phụ đạo không thu tiền. Ngoài ra, giờ chủ nhiệm được thay đổi thành giờ kỹ năng sống, tạo ra sân chơi cho học sinh lấy lại tự tin”.
Cũng theo ông Thịnh, trong khi phía nhà trường mở những lớp phụ đạo, tổ chức các trại huấn luyện kỹ năng sống, thì về phía phụ huynh cũng phải quan tâm đến con cái, không nên la mắng, đánh đập khi con trốn học vì sẽ làm các em thu mình lại, càng khó tiếp xúc khuyên nhủ.
Nhà nghiên cứu xã hội học tội phạm Trương Văn Vỹ phân tích hình thành nhân cách là cả một quá trình thử và sai, nếu sai thì phải biết điều chỉnh. “Giáo dục đang nặng về dạy chữ mà ít chú ý dạy kỹ năng làm người. Với những học sinh đang “khủng hoảng” như vậy, không nên vội đưa ra phán xét hay lời khuyên phải làm thế này thế khác mà điều tối quan trọng là cần tâm sự, chia sẻ để chính các em tự nhận ra lỗi lầm”, ông Vỹ nói.
Nguyên nhân học sinh chán học – Do học dở, mất căn bản, càng học lên cao càng bị áp lực, lúc nào cũng bị cha mẹ thầy cô chỉ trích, vì vậy tâm lý luôn bất ổn.
Theo Dân Trí
Ôn ít nhưng nhớ nhiều
Ôn thi như thế nào để tránh việc học trước quên sau với khối lượng kiến thức rất nhiều là điều các học sinh đang rất quan tâm.
Bám sách giáo khoa và chuẩn kiến thức
Hiện nay, ngoài thị trường có rất nhiều sách ôn tập dành cho học sinh (HS) chuẩn bị ôn thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, có một số tài liệu tái bản do không chỉnh sửa theo kịp với chương trình hiện hành nên có nhiều bài hướng dẫn vẫn sử dụng những công thức cũ. Nếu làm theo những sách này, chắc chắn HS sẽ bị mất điểm oan uổng dù đáp số vẫn chính xác. Vì vậy, thạc sĩ Nguyễn Duy Hiếu - Tổ trưởng tổ Toán trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), khuyến cáo: "HS phải bám sát sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kỹ năng".
Đồng tình với quan điểm trên, cô Chu Bích Ngà - Tổ trưởng tổ Lịch sử trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM), giải thích thêm: "Một số nội dung chỉ có trong sách giáo khoa mà không có trong chuẩn kiến thức kỹ năng và ngược lại. Tốt nhất để không bị hổng kiến thức, HS không nên chỉ theo một cuốn sách nhằm đề phòng người biên soạn đề thi không phải là người viết sách...".
Không học vẹt
Với những HS thi các môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội thì yêu cầu học thuộc lòng rất quan trọng. Cô Chu Bích Ngà chia sẻ cách thức học nhanh và nhớ lâu: "Khi học bài, các em nên đọc thầm, đọc qua một lượt rồi gạch đầu dòng những ý chính ra giấy. Sau đó đọc lại nhiều lần, tăng dần tốc độ đọc, tập nhớ lại tựa bài và những vấn đề chính yếu, căn bản. Ghi nhớ và hệ thống trên giấy toàn bộ bài học, những điểm căn bản, các chi tiết gần nhau, bổ sung cho nhau. Trước khi ngủ, ôn lại một lần nữa vì trong giấc ngủ, dữ liệu dễ ghi vào bộ nhớ". Nếu ở môn khoa học tự nhiên, HS cần nắm vững các công thức, định luật thì ở các môn xã hội, HS "phải hiểu từng sự kiện, từng câu từng chữ chứ không thể học lớt phớt, qua loa", cô Ngà nhấn mạnh.
Võ Thị Thanh Nhã, cựu học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010 bật mí: "Để tránh tình trạng khi làm bài quên một chữ là quên cả bài, các bạn không nên học thuộc lòng theo kiểu học vẹt. Học, hiểu, nắm bắt những ý cơ bản của vấn đề là cách tốt nhất để nhớ bài học".
Không nhồi nhét kiến thức
Lớp 12 là năm học mà HS phải chịu khá nhiều áp lực, thức khuya dậy sớm để học. Tuy nhiên, tiến sĩ tâm lý Nguyễn Thị Bích Hồng - trường ĐH Sư phạm TP.HCM, khuyến cáo: "Nếu cứ kéo dài tình trạng như vậy không chỉ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà việc nhồi nhét kiến thức không khoa học còn làm các em khó nhớ hoặc nhanh quên. Căng thẳng thần kinh là tình trạng phổ biến của HS trong giai đoạn ôn thi và là nguyên nhân chính dẫn đến giảm năng lực ôn tập. Nếu giấc ngủ không đạt chất lượng thì khi ôn tập rất khó nhớ bài". Cô Bích Hồng khuyên: "Cần sắp xếp thời khóa biểu hợp lý giữa học tập và nghỉ ngơi, kết hợp chơi một số môn thể thao đơn giản hay tập thể dục cho máu huyết lưu thông, nghe nhạc êm dịu hoặc đi chơi thư giãn với bạn bè. Đặc biệt ngủ một giấc thật sâu cũng là cách xả hơi để não có thể nạp năng lượng trước khi phải tiếp nhận khối lượng kiến thức tiếp theo".
Thạc sĩ Nguyễn Duy Hiếu cũng cho rằng: "Ngay từ bây giờ, các thí sinh phải sắp xếp cho mình một thời gian biểu khoa học, giờ nào học môn nào, sau bao nhiêu ngày phải kết thúc, tránh nhồi nhét kiến thức dẫn đến bội thực".
3 lưu ý khi ôn thi Chọn và phân bổ thời gian học thi hợp lý. Buổi tối nên bắt đầu học từ 19 giờ tới 23 giờ là đi ngủ. Buổi sáng, khoảng 5 giờ thức dậy và học đến 6 giờ thì nghỉ. Đây là hai mốc thời gian quan trọng mà các em dễ tự bổ sung kiến thức nhất. Thời gian còn lại trong ngày, nếu học không vào thì nhất thiết các em phải thay đổi địa điểm, có thể tìm những nơi yên tĩnh để học hoặc dạo chơi cho khuây khỏa, sau đó về học tiếp. Xác định phương pháp học tập, ôn thi phù hợp. Mỗi khối thi có những cách ôn tập khác nhau. Với những môn khoa học tự nhiên, nhất thiết phải dành thời gian để làm nhiều bài tập và tự giải để tìm ra các dạng bài, không đầu hàng trước các bài khó. Đối với những môn khoa học xã hội cần phải học, đọc nhiều và ôn đi ôn lại theo phương châm "mưa dầm thấm lâu". Hệ thống các kiến thức đã học là việc cần thiết vì các bài học thường liên quan với nhau. Dành thời gian ôn thi qua internet. Đây là kênh ôn thi có nhiều thông tin phong phú, rất bổ ích nếu biết khai thác và tận dụng. NGÔ MÃ THIÊN (trường THPT Lê Thành Phương - Phú Yên)
VGT(Theo Tiền phong)
Mở tòa án cho các teen trốn học Tại phiên tòa quản giáo, thẩm phán Eileen Koretz, trái; Susanna Osorno-Crandall, một điều phối viên của chương trình; và HS Trayvon Johnson, 13 tuổi. Trayvon bối rối mỉm cười. Cậu không phải là một tên tội phạm bướng bỉnh, mà là một cậu bé 13 tuổi gặp rắc rối nghiêm trọng trong việc trốn học. Căn nguyên của vấn đề, theo như...