Khi học trò đến thăm, chúc Tết thầy cô giáo
Học trò đến thăm, chúc Tết thầy cô đã trở thành nét đẹp trong văn hóa ngày Tết cổ truyền của người Việt ta.
Đến ngày Tết, các thầy cô giáo đều trông mong có những học sinh cũ, học sinh đang học tới nhà thăm, chúc Tết thầy cô.
Các em học sinh cũng vậy, rất nóng lòng, cùng chúng bạn được đến nhà thăm, chúc Tết thầy cô.
Việc làm này trở thành nét đẹp trong văn hóa ngày Tết cổ truyền của người Việt ta được đúc kết qua câu thành ngữ nổi tiếng: “ Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy.”
Các em tiểu học tuổi còn nhỏ thì rất hiếm khi thăm Tết thầy cô giáo. Một số ít em được phụ huynh dẫn, chở tới nhà thầy cô.
Học sinh Trung học cơ sở, Trung học phổ thông đang học là chủ động, sốt sắng nhất trong việc đi thăm, chúc tết thầy cô giáo.
Các em đi cả lớp, đi theo nhóm, đến chật kín cả nhà, thậm chí thiếu chỗ ngồi.
Video đang HOT
Học sinh đến chúc Tết thầy cô giáo đã trở thành nét đẹp trong văn hóa ngày Tết cổ truyền của người Việt. (Ảnh minh hoạ: Doctailieu.com)
Thầy cô giáo vui mừng lắm, khi nghe các em vô tư, hồn nhiên kể chuyện tết nhà mình, rồi tự kể ra những “thói hư tật xấu” của nhau khi ở nhà, khi ở trong lớp. Túi hạt dưa, đĩa bánh kẹo, lốc nước ngọt… trên bàn, thoáng chốc sạch trơn.
Trò – thầy, cô trò chuyện, cười vui không ngớt. Thầy cô giáo thường muốn các em đến thăm, chúc tết rồi về sớm để thầy cô giáo – người lớn còn có thời gian tiếp đón khách khứa, bạn bè, bà con, anh em hoặc đi thăm nom, chúc tết người khác.
Song có nhiều lớp, nhóm học sinh lại cứ thích ngồi mãi nhà thầy cô, hết giờ này sang giờ khác khiến thầy cô giáo sốt ruột.
Có thầy cô chấp nhận “ngồi gồng” đến khi các em ra về. Có thầy cô buộc phải nói khéo, cô và chồng cô còn có chút công việc, bây giờ phải đi, mong các em thông cảm, chúc các em chăm ngoan, học giỏi, tết năm sau sẽ đến nhà cô chơi lâu hơn nhé.
Các em học sinh cũ, đã ra trường, trưởng thành, đi làm ăn xa về quê ăn tết, mỗi em một hoàn cảnh, suy nghĩ, nhận thức về thầy cô giáo cũ.
Có một bộ phận học sinh chưa thành công trong cuộc sống, điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn, mặc dù trong tâm rất muốn gặp, muốn đến nhà thăm, chúc Tết thầy cô giáo cũ của mình nhưng lại ngại ngùng, thiếu tự tin, sợ thầy cô lạnh nhạt với mình nên đành thôi.
Có một bộ học sinh đã thành công trong cuộc sống, điều kiện kinh tế gia đình ổn định, khá giả thì rất hào hứng, vui vẻ mỗi khi được mời mọc, gặp gỡ, đến thăm tết thầy cô giáo.
Có em còn thể hiện tình cảm tri ân thầy cô giáo mà mình trân quý trong dịp lễ Tết bằng những món quà như giỏ bánh, chậu hoa, chai rượu…
Học sinh trưởng thành đến thăm, chúc Tết rồi đi liền, thầy cô giáo có phần nhẹ nhàng, thoải mái hơn nhiều so với học sinh đang học, học sinh vừa mới ra trường đến nhà thầy cô thăm, chơi Tết mà cứ ngồi mãi….
Thầy cô giáo luôn quý trọng, nâng niu tình cảm trong sáng, thật lòng của các thế hệ học trò dành cho thầy cô trong ngày Tết.
Các em cứ vô tư, tự tin đến thăm thầy cô, nếu có điều kiện, thời gian, đừng suy nghĩ, đắn đo chuyện khác. Đây là điều mà tất cả thầy cô giáo mong muốn ở các cô cậu học trò quý mến của mình.
SÔNG TRÀ
Theo giaoduc.net
Quảng Bình: 106 dự án dự thi KHKT dành cho học sinh trung học
Ngày 9/1, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ khai mạc cuộc thi Nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học toàn tỉnh lần thứ 7 năm học 2019-2020.
Lễ khai mạc cuộc thi
Cuộc thi năm nay có 106 dự án của học sinh các trường THCS, THPT trên địa bàn toàn tỉnh. Sau khi chấm vòng sơ loại, Sở GD&ĐT đã chọn được 72 dự án thuộc 17 lĩnh vực tham gia cuộc thi tại khu vực trưng bày.
Đối với học sinh trung học, cuộc thi này chính là sân chơi khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống.
Cuộc thi này góp phần phát triển năng lực học sinh; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học. Đồng thời đây là một trong nhiều hoạt động nhằm hướng tới việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới mà Bộ GD&ĐT đã ban hành vào tháng 12/2018.
Vĩnh Quý
Theo giaoducthoidai
Thử thách với "Pi" khi mang toán học tới học sinh khiếm thính "Pi" tiếp tục nâng cao văn hóa đọc cho học sinh, khuyến khích học sinh THCS, THPT tìm hiểu toán học và khoa học. Năm 2020, chương trình sẽ được triển khai tại trường PTCS Xã Đàn, Hà Nội. Đây là một trường liên cấp (gồm có cấp tiểu học và THCS) đặc biệt, bởi có nhiều học sinh là trẻ khiếm thính....