Khi học sinh trong vai lãnh đạo và sáng tạo STEM
Ngày 3 /4, hàng trăm nhà quản lý, giáo viên, học sinh các trường học ở nhiều tỉnh TP cùng dự sự kiện Leadership day (Ngày hội lãnh đạo) tại trường Tiểu học Ban Mai (Hà Nội).
Học sinh tham gia sáng tạo sản phẩm từ nguyên liệu sợi mì và keo nến.
Đây là sự kiện do học sinh hoàn toàn “lãnh đạo”, tổ chức từ khẩu chuẩn bị đón tiếp khách mời, gian hàng, STEM, trình diễn nghệ thuật…Trước đó, để tham dự học sinh đã có buổi tuyển dụng vai trò lãnh đạo. Các bạn nhỏ tự ứng cử, đăng ký, được thầy cô phỏng vấn trực tiếp để lựa chọn đảm đương vào các vị trí.
Tại sự kiện, học sinh từ lớp 1- 5 đã đảm nhiệm các vai trò khác nhau, thể hiện năng lực của mình thông qua các hoạt động như: chào đón, dẫn tour, thuyết trình về cây 7 thói quen, trình diễn âm nhạc cộng đồng, hướng dẫn phụ huynh thực hành giáo dục STEM…
Học sinh tham gia hoạt động lắp ghép tranh.
Sôi nổi, thu hút nhiều học sinh các trường tham gia nhất là góc sáng tạo STEM. Chủ đề là học sinh sáng tạo những cây cầu từ keo nến và sợi mì khô. Chỉ trong một thời gian ngắn, học sinh các độ tuổi đến từ nhiều trường đã sáng taọ ra những cây cầu không giống nhau. Có cầu hình mái vòm, có cầu hình vuông. Tất cả sản phẩm sau đó được đưa ra để thử khả năng chịu được sức nặng bao nhiêu kilogam. Điều đáng ngạc nhiên, dù cầu được làm từ nguyên liệu là sợi mì nhỏ, giòn nhưng có sản phẩm cầu chịu được sức nặng lên tới 12 kg.
Học sinh đón tiếp khách mời tham gia chương trình.
Ngoài ra, học sinh sẽ phân công nhau thuyết trình về các dự án: Đồng hồ cát, máy lọc nước, bếp mặt trời, chuông điện trên cửa thật, dù, dọn sạch dầu…
STEAM là hoạt động chính về chuyên môn của ngày hội với một chuỗi các hoạt động trải nghiệm trực tiếp, các gian hàng học sinh trưng bày, thuyết trình về sản phẩm khoa học công nghệ ứng dụng trong quá trình học tập. Thông qua các hoạt động trải nghiệm và sáng tạo tại sự kiện, học sinh có cơ hội thực hành những kiến thức, kĩ năng nhằm phát triển năng lực của bản thân, lan tỏa tinh thần đam mê khoa học và định hướng nghề nghiệp với các ngành học STEAM trong tương lai.
Hoàng Lê Bảo Anh khoe số tiền bán sách để ủng hộ thư viện sách Miền trung.
Ngoài ra, hoạt động gây được nhiều ấn tượng với khách mời nữa chính là học sinh tự giới thiệu về cây 7 thói quen và và 19 cách ứng xử hiệu quả trong học tập, cuộc sống.
Phụ huynh, khách mời cùng chung tay xây dựng thư viện sách cho học trò Miền trung.
Ở một góc khác, học sinh các khối bán nước ép hoa quả, trà sữa, đồ gia công và đặc biệt có rất nhiều gian hàng bán sách.
Hoàng Lê Bảo Anh, lớp 5A7, Trường tiểu học Ban Mai liên tục mời khách dự sự kiện mua sách. Em giới thiệu, toàn bộ tiền lời thu được trong ngày sẽ ủng hộ cho thư viện sách ở Miền trung do trường phát động.
Leadership day thu hút sự quan tâm của gần 50 hiệu trưởng, thầy cô giáo các trường, Phòng giáo dục trong và ngoài địa bàn Hà Nội đến tìm hiểu, học tập, trải nghiệm như: Trường Thực hành Sư phạm Đại học Vinh, Trường Đại học Hà Tĩnh, Tiểu học – THCS FPT Cầu Giấy, Tiểu học – THCS Newton 5, Thực nghiệm Victory, Tiểu học Đoàn Thị Điểm, Tiểu học – THCS – THPT Thực nghiệm Khoa học Giáo dục, Tiểu học Đồng Trúc, Phòng Giáo dục đào tạo Quốc Oai, Tiểu học An Khánh A…
Chương trình nhằm chú trọng rèn giũa cho học sinh sống trách nhiệm, chủ động và vận dụng thành công các mảng năng lực, kỹ năng: sống chủ động; bắt đầu với mục tiêu; ưu tiên việc quan trọng; rèn rũa bản thân…
Nam sinh 10 tuổi thi hùng biện quốc tế kêu gọi xây trường học vùng cao
Nguyễn Đăng Bảo hùng biện kêu gọi phụ huynh, các tổ chức xây dựng trường học ở từng bản làng vùng cao cho mọi trẻ em khó khăn.
Video: Em Nguyễn Đăng Bảo lớp 5T Trường Tiểu học Ban Mai, Hà Nội hùng biện về dự án
TLiM 2021 International Student Speech Contest là cuộc thi hùng biện học sinh quốc tế thường niên được Franklin Covey Education - tổ chức giáo dục uy tín hàng đầu tại Mỹ, tổ chức từ năm 2016.
Năm 2020, học sinh Nguyễn Đăng Bảo - học sinh lớp 5T (Trường Tiểu học Ban Mai, Hà Nội) dự thi và lọt top 13 video xuất sắc nhất thế giới. Điều đó truyền cảm hứng mạnh mẽ để em tiếp tục chủ động tìm hiểu, tham gia cuộc thi năm 2021.
Đăng Bảo cho biết, năm nay, mặc dù bận ôn thi chuyển cấp nhưng em vẫn quyết dự thi, bởi mỗi lần thi là một lần em được chủ động tìm tòi khám phá, sáng tạo cuộc sống cũng như chính bản thân.
Năm nay, Đăng Bảo chọn dự án đề cao phát triển giáo dục để thay đổi cuộc đời trẻ em nghèo vùng cao. Bảo trao đổi cùng gia đình, thầy cô về dự định thực hiện một chương trình thiện nguyện tặng sách và quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Tết Nguyên Đán 2021. Tuy nhiên thời điểm đó dịch COVID-19 diễn biến căng thẳng, trong khi chỉ còn một tháng để thực hiện bài thi nên chuyến đi của Đăng Bảo chưa thể thực hiện được.
Bù lại, Đăng Bảo tích cực tham gia các chương trình thiện nguyện do trường tổ chức, thường xuyên tặng lại những phần thưởng, học bổng mình nhận được cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Em Nguyễn Đăng Bảo.
Qua tham khảo những chương trình thiện nguyện mà các tổ chức, cá nhân khác đã thực hiện, đặc biệt là ở vùng miền núi, em nhận thấy thực tế rằng dù có rất nhiều người hảo tâm, rất nhiều sự ủng hộ nhưng đồng bào vùng cao vẫn đói nghèo.
Sau khi tự tìm hiểu thông tin trên mạng và tham khảo bài viết về các vấn đề toàn cầu, Bảo cho rằng giáo dục làm giải pháp để phát huy nỗ lực tự thân của chính người dân nơi đây.
Trong video hùng biện dự thi của mình, Đăng Bảo trình bày rõ, việc xây dựng trường học ở từng bản làng vùng cao cho mọi trẻ em được đến trường là bước đầu tiên. Bài toán cần giải là gây quỹ để có nguồn tài chính thực hiện.
Đăng Bảo dự định xây dựng diễn đàn trao đổi thông tin kết nối học sinh và phụ huynh, giới thiệu tiềm năng du lịch, kêu gọi đóng góp về tài chính, hỗ trợ đào tạo giáo viên, kêu gọi tham gia giảng dạy luân phiên của các sinh viên đại học ở các lớp vùng hẻo lánh...
Em muốn phát huy sức mạnh đoàn kết của 54 dân tộc anh em để cùng phát triển, như từng đoàn kết để chiến thắng giặc ngoại xâm trong lịch sử... Đây mới là ý tưởng, song Bảo rất nghiêm túc và sẽ kiên trì, quyết tâm theo đuổi dự án này trong tương lai.
Thần tượng của Đăng Bảo là những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn như Martin Luther King, Abraham Lincolh - những người cống hiến cả đời phục vụ cho lý tưởng và cộng đồng... Ước mơ sau này của em là trở thành một nhà ngoại giao, hoặc nhà giáo dục, doanh nhân.
TLiM 2021 International Student Speech Contest dành cho học sinh từ 5-19 tuổi tại hơn 5.000 trường. Chủ đề của cuộc thi năm 2021 hướng tới việc khuyến khích học sinh thể hiện khả năng lãnh đạo thông qua thực hiện những dự án phục vụ cộng đồng và ý tưởng để giải quyết các nhu cầu từ dự án đó tốt nhất. Ban tổ chức sẽ chọn từ mỗi khu vực 20 video chất lượng nhất để tìm ra 5 video dẫn đầu chung cuộc ở từng độ tuổi tham gia
The Leader in Me được thực hiện từ năm 1999 nhằm phát triển các khả năng tiềm tàng của con người, tạo ra thay đổi đột phá cho học sinh. Thông qua FCE Việt Nam (For Children Education Vietnam) - đối tác toàn cầu của Tập đoàn giáo dục Franklin Covey, hiện có 12 trường học tại Việt Nam đang áp dụng giải pháp giáo dục toàn diện The Leader in Me (lãnh đạo bản thân).
Tinh thần của The Leader in Me chú trọng rèn giũa cho học sinh sống trách nhiệm, chủ động và vận dụng thành công các mảng năng lực, kỹ năng của thế kỷ 21 trong học tập và cuộc sống. 7 thói quen trong chương trình The Leader in Me gồm: 1. Sống chủ động 2. Bắt đầu với mục tiêu 3. Ưu tiên việc quan trọng 4. Tư duy cùng thắng 5. Hiểu rồi được hiểu 6. Hợp lực 7. Rèn dũa bản thân.
Thi KHKT cho học sinh trung học: Phần tất yếu của đổi mới giáo dục Học sinh, nhà giáo và chuyên gia đều khẳng định việc Bộ GD&ĐT tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học là cần thiết. Thầy An Văn Thái - giáo viên Trường THCS Lê Quý Đôn (TP Sơn La) cùng hướng dẫn học sinh sáng chế máy rèn, duỗi kim loại và hợp kim. Ảnh: NTCC Đây...