Khi học sinh giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực
Căn bệnh “ bạo lực học đường”, “ bắt nạt học đường”, “đánh hội đồng” đã không còn là những trường hợp cá biệt ở một vài nơi và ngày càng lan rộng ở nhiều trường, nhiều địa phương.
Đã đến lúc cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc quản lý, giáo dục con em, bởi có một số học sinh giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực đang ngày càng trẻ hóa.
Không phải là một sự việc được các ban, ngành thông tin và những cảnh học sinh đánh nhau được quay clip và lan truyền trên mạng, đó là một câu chuyện mà chính tác giả là người chứng kiến.
Đó là vào lúc 17 giờ ngày 27-9, tại quảng trường trong khu Golden City (khóm Tây Khánh 2, phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên, An Giang). Đang đi tập thể dục buổi chiều, tôi thấy một nhóm học sinh đang tụ tập gần quảng trường, ban đầu cứ ngỡ các em ra chơi, tập trượt patin và thi thố với nhau.
Thế nhưng, hôm nay mọi thứ rất khác lạ. Nhiều nhóm nhỏ 5-6 em học sinh, chạy 2-3 chiếc xe gắn máy (có em còn mặc áo trắng, có em mặc đồng phục thể dục có tên trường cho biết là học sinh THPT) tụ tập lại với nhau. Các em chạy xe với tốc độ nhanh đảo đi, đảo lại toàn khu vực để tìm một địa điểm giải quyết mâu thuẫn “an toàn”, nghĩa là không bị công an phát hiện.
Trong các cuộc trò chuyện ngắn ngủi đầy ngôn ngữ “ tuổi teen” trên mạng, có đoạn nêu được lý do cần đánh dằn mặt đối phương vì dám miệt thị một người bạn ở huyện mới chuyển trường đến TP. Long Xuyên. Phút chốc xuất hiện một vài tên lớn tuổi hơn được phụ huynh gần đó nhận diện là các tay giang hồ đi theo để kích động các em. Nhận thấy sắp có một trận đánh xảy ra vì lực lượng 2 bên đã hơn 40 em, thái độ rất hung hăng và có thủ sẵn dao trong người nên một phụ huynh gần đó đã báo công an địa phương đến can thiệp.
Anh S. (phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên) sau giờ tan tầm chứng kiến tình cảnh trên cũng hết sức lo sợ. Anh quan sát xem con mình có tham gia trong nhóm sắp đánh nhau ấy không. Anh S. nói: “Từ ngày con lớn, mỗi tối con đi đâu muộn mà chưa về tôi không ngủ được, phải đi rong ruổi để tìm con”. Một phụ huynh khác là anh N. (phường Bình Khánh, TP. Long Xuyên) cũng đau đáu: “Tôi biết con mình như thế nào chứ, thích tụ tập bạn bè rong chơi, rất bốc đồng, luôn thể hiện mình là người trưởng thành, giải quyết mọi chuyện nhỏ nhặt bằng bạo lực. Mỗi lần khuyên con đừng sống ảo với hư danh được người khác tôn sùng, con tôi không nghe mà còn cãi lại, làm tôi rất đau khổ”.
Từ câu chuyện thực tế đến các câu chuyện gây nhức nhối dư luận hiện nay như nữ sinh lớp 10 tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên TP. Bến Tre (Bến Tre) bị bạn đánh hội đồng, xé áo dài hay nữ sinh ở Hưng Yên, Quảng Ninh… cũng bị tương tự dường như đã dấy lên “báo động đỏ” về tình trạng bạo lực học đường diễn ra khắp nơi, đánh bạn ngay lớp học, ngay sân trường, đánh nhau có kế hoạch sau khi không giải quyết được mâu thuẫn trên mạng xã hội hay tranh giành người yêu, hay hơn thua nhau những việc vặt vãnh.
Video đang HOT
Các em còn quá trẻ để trả giá cho những sai lầm khi làm thương tổn người khác bằng lời nói và hành vi lỗ mãng, để rồi sau đó các nạn nhân phải đối mặt những sang chấn tâm lý, các em đánh nhau đối diện với các hình thức kỷ luật, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tương lai các em sẽ về đâu, người thân các em sẽ đau khổ đến mức nào nếu các em vướng vào vòng lao lý?
Trong cuộc họp trực tuyến giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố, hiệu trưởng các trường học, vấn đề bạo lực học đường được đưa ra bàn luận thẳng thắn. Trong các giải pháp được nêu, căn bản nhất vẫn là chiếc kiềng 3 chân “Nhà trường – gia đình và xã hội”.
Ngay khi ở trường, trường học phải có những biện pháp đảm bảo an toàn cho học sinh, có những hoạt động giáo dục thương yêu bạn bè, thầy cô, kỹ năng sống, cách ứng xử giữa bạn bè cùng trang lứa, giữa học sinh và thầy cô. Còn ở nhà, cha mẹ phải quan tâm, giáo dục phẩm chất đạo đức cho con em ngay từ nhỏ, khi con không ngoan phải tìm cách phối hợp nhà trường trong việc uốn nắn, dạy dỗ con, không phó mặc cho nhà trường.
Các tổ chức, ban, ngành, xã hội cùng nâng cao trách nhiệm, quản lý các kênh thông tin phim, ảnh, game, video có nội dung bạo lực, độc hại, không để học sinh tiêm nhiễm mà thay vào đó là những câu chuyện, bài học về những tấm gương sáng, nhân tố tích cực trong trường học, cộng đồng để các em noi theo.
Học sinh dùng điện thoại trong lớp: Phó hiệu trưởng - con gái cố PGS Văn Như Cương nói gì?
Bà Văn Liên Na (con gái cố PGS Văn Như Cương) - Phó hiệu trưởng trường THCS và THPT Lương Thế Vinh cho rằng, bà không ủng hộ quy định học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học trong thời điểm này khi chưa có một sự chuẩn bị gì cả.
Mới đây, Bộ GD&ĐT ban hành thông tư 32 về điều lệ trường THCS, THPT có quy định "Học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học, nhưng chỉ phục vụ học tập, với sự đồng ý của giáo viên". Quy định này được nhiều bạn teen cũng như các thầy cô giáo quan tâm.
Thông tin này đã thu hút được sự quan tâm cũng như ý kiến trái chiều các nhà giáo dục cũng như các thầy cô giáo, học sinh thì cảm thấy hào hứng với quy định mới này. Mặt khác, dư luận xã hội lo ngại về vấn đề kiểm soát việc sử dụng điện thoại trong giờ học.
Dùng điện thoại, quên bài nhanh hơn?
Trao đổi về vấn đề này, sinh viên Lê Vũ Anh Thư , đang học tại trường Đại học La Trobe, Úc nêu quan điểm, không ủng hộ việc sử dụng điện thoại trong lớp.
Anh Thư cho rằng, ở trường Đại học của em cũng rất nhiều lần thầy đã lấy đề tài này ra bàn luận.
Cũng chính Thư thừa nhận, thật sự việc kiềm chế bản thân không dùng điện thoại trong giờ là rất khó. Kể cả người lớn cũng nhiều người vẫn chưa kiềm chế được thời lượng sử dụng điện thoại trong ngày.
Đối với nhiều bạn, dùng điện thoại rất tiện lợi. Từ việc ghi âm, chụp bài, tra từ điển. Nhưng theo ý kiến của Thư thì việc ghi âm, chụp bài, tra từ điển và nhất là tra cứu thông tin bài trên mạng sẽ giảm hiệu suất của giờ học đi rất nhiều.
"Em có thời gian dài từng chụp rất nhiều bài vào máy điện thoại, ghi âm bài giảng , việc đấy rất nhanh và tiết kiệm thời gian ghi chép bài, nhưng lại làm em ỷ lại, ko chú ý nghe giảng và về nhà rất ít khi giở ra xem lại bài học"- Thư nói.
Cũng theo Thư, Giáo sư của em từng giải thích nếu cháu vừa nghe, vừa đọc, vừa chép bài và vừa suy nghĩ thì cháu sẽ học rất nhanh. Nhưng nếu chụp bài hay ghi âm bài thì em chỉ nghe giảng bài nên sẽ quên rất nhanh.
"Hồi cấp 3 em rất hay có bài dịch, nhiều bạn quét bài rồi dịch bằng điện thoại rồi nộp luôn ạ, chưa kể gian lận trong thi cử rất nhiều. Em từng là nạn nhân của bắt nạt học đường, các bạn cũng dùng điện thoại để làm công cụ bắt nạt luôn"- Anh Thư chia sẻ.
Anh Thư cho rằng, cách đây mấy năm, em cứ bước vào cổng trường là bạn bè đã chụp ảnh và nói ra nói vào về cái giày cũ, quần không bó, kính không xịn,... của em.
Chưa nên áp dụng
Trao đổi với PV Tiền Phong, bà Văn Liên Na - Phó hiệu trưởng trường THCS và THPT Lương Thế Vinh cho rằng, đây là chủ trương đúng đắn và tích cực nếu điện thoại sử dụng trong lớp học chỉ phục vụ cho việc học tập và thầy cô quản được với học sinh.
Tuy nhiên, theo bà Na, về mặt chủ trương đây là quy định đúng nhưng mặt thực hiện như thế nào mới là quan trọng.
Bà Na chỉ ra, với đối tượng của học sinh cấp 3 thì việc cho sử dụng trong lớp học có thể hợp lý vì ở độ tuổi này các em ý thức được việc sử dụng đúng- sai. Nhưng với học sinh trung học thì các học sinh chưa tự giác được thì đưa vào cần cân nhắc hơn.
Vị Phó hiệu trưởng cho rằng, học sinh trung học thì sức cám dỗ của game của các trò chơi mạnh hơn rất nhiều việc học tập. Và nếu áp dụng ở một lớp khoảng 30 học sinh thì kiểm soát tốt hơn các lớp đông học sinh lên tới 40-50 học sinh"- bà Na Nhấn mạnh.
Cũng theo bà Na, chuyện cho học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp học cần tiến hành một cách cẩn trọng.
"Chủ trương cho học sinh được sử dụng điện thoại phục vụ việc học tập là rất đúng nhưng nó có thể đúng với trường này nhưng không đúng với trường khác. Những ngày qua các chuyên gia phân tích rất hay nhưng để áp dụng đại trà ở thời điểm này theo tôi thì chưa ổn lắm, nhất là ở trong giai đoạn này khi chúng ta chưa có sự chuẩn bị trước mà áp dụng ngay thì hiệu quả không cao"- bà Na nhấn mạnh.
Bà Na cho rằng, bất kể một đề xuất khi đưa ra quyết định thì phải có nghiên cứu khoa học, thống kê thì mới đưa ra được quyết định đúng đắn. Điều này mới tránh được sự cảm tính, lý thuyết, còn thực tế thì còn xa vời lắm.
"Tôi cho rằng, nếu bộ GD&ĐT đưa ra một cuộc khảo sát không chỉ bên trong học sinh kể cả phụ huynh thì sẽ có một quyết định đúng đắn hơn. Việc Bộ đưa ra quyết định này cần phải xem xét kĩ. Cần có một cuộc khảo sát, thống kê mà ở đó chuyên gia đưa ra nhiều câu hỏi để tính hết được những hệ lụy từ quyết định này"- bà Na nêu quan điểm.
Thay đổi lịch trình du học Những học sinh, sinh viên có dự định đi du học năm nay phải hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch vì tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp Tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới, khiến phụ huynh học sinh, sinh viên đang trong quá trình chuẩn bị du học phải điều chỉnh kế hoạch. Các...