Khi học sinh được làm chủ lớp học
Dự tiết dạy minh họa môn Ngữ văn của cô Nguyễn Thị Thùy An- giáo viên trường THCS Ba Đình, mọi người thấy rằng đây là một tiết học rất thú vị, học sinh được làm chủ lớp học, được tự do trình bày những ý kiến, quan điểm của mình.
Ngày 17/1, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn qua tiết dạy minh họa môn Ngữ văn của cô Nguyễn Thị Thùy An- giáo viên trường THCS Ba Đình.
Đây là bước chuẩn bị của ngành GD-ĐT Ba Đình cũng như các trường học Hà Nội nhằm đổi mới pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, tiếp cận đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông.
Để thực hiện tiết dạy bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh (môn ngữ văn lớp 8), cô An đã dành nhiều thời gian để soạn bài, sưu tầm bài thơ, ca khúc viết về quê hương. Thêm vào đó, cô đã chuẩn bị phiếu học tập, máy chiếu, giá trưng bày sản phẩm của các nhóm. Học sinh trong lớp cũng được cô hướng dẫn soạn bài theo sách giáo khoa, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, làm bài tập dự án theo nhóm.
Có 4 hoạt động trong tiết dạy. Đầu tiên là phần khởi động với mục đích tạo tâm thế, tạo sự chú ý cho học sinh. Cô An đã trình chiếu một đoạn clip giới thiệu về hình ảnh làng quê Việt Nam với nhạc nền bài “Về quê” của nhạc sĩ Phó Đức Phương.
Sau đó là hoạt động hình thành kiến thức với 2 nội dung chính: Đọc- tìm hiểu khái quát và Đọc- hiểu nội dung chi tiết.
Trong phần Đọc- tìm hiểu khái quát, cô An đã gọi một nhóm học sinh lên trình bày, sau đó một nhóm khác nhận xét bổ sung và nhận xét, đánh giá các nhóm. Cô giáo hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích khó chưa được SGK giải thích và định hướng giúp học sinh chia bố cục bài thơ.
Mục tiêu là giúp cho học sinh nắm được những thông tin cơ bản về tác giả Tế Hanh, khái quát được những thông tin cơ bản của bài thơ. Rèn kĩ năng sử dụng CNTT, vẽ sơ đồ tư duy, hình thành năng lực hợp tác, thuyết trình.
Trong phần Đọc- hiểu nội dung chi tiết, cô giáo đưa ra những câu hỏi và gọi một số học sinh trả lời. Học sinh lắng nghe, nếu cảm nhận về bài thơ, liên hệ với một số tác phẩm đã học cũng viết về đề tài quê hương.
Cô Nguyễn Thị Thùy An trong tiết dạy minh họa
Video đang HOT
Tiếp theo trong hoạt động luyện tập, cô An yêu cầu học sinh đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài và nêu cảm nhận về chi tiết, hình ảnh mà học sinh thích nhất. Hoạt động này giúp học sinh thể hiện được khả năng cảm nhận thơ trữ tình, tự tin trình bày cảm nhận và hình thành năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực thuyết trình cho các em.
Cuối cùng là hoạt động trải nghiệm, mở rộng, tích hợp với các môn Âm nhạc, mĩ thuật. Mục tiêu giúp học sinh thể hiện được vẻ đẹp quê hương và tình cảm quê hương theo cách riêng của mình, tự tin trình bày cảm nhận, hình thành các kĩ năng cảm thụ thẩm mĩ, thuyết trình, hội họa, âm nhạc.
Sau bài học, học sinh Nguyễn Phương Linh đã tự tin trình bày bài hát “Làng quan họ quê tôi” của nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo và giới thiệu quê hương Bắc Ninh của mình, giới thiệu về Hội Lim, về những làn điệu dân ca quan họ.
Nhận xét về tiết dạy của cô An, các giáo viên tại các cụm trường trong quận Ba Đình đều cho rằng đây là một tiết dạy rất ấn tượng và các thầy cô đã học được rất nhiều điều qua tiết dạy này. Cô giáo tổ trưởng ngữ văn Trường THCS Nguyễn Trãi cho biết: Với cách dạy trước đây nghiêng về phát hiện phân tích bình luận thì ở đây cô giáo đã truyền cảm hứng, chú trọng khơi gợi cảm xúc của các con.
Câu hỏi con ấn tượng với hình ảnh nào nhất cảm nhận thế nào, liên tưởng suy nghĩ thế nào. Với những câu hỏi gợi được cảm xúc của các con trong những văn bản này là rất tốt, hướng dạy thế nào để các con có được kĩ năng cảm nhận cảm nhận cảm xúc của tác giả, liên tưởng để từ đó bộ lộ cảm xúc của cá nhân mình.
Còn cô giáo tổ trưởng tổ ngữ văn trường THCS Giảng Võ bày tỏ: Qua bài học đã cho thấy cô Thùy An đã hướng dẫn các con một cách rất chu đáo. Để có tiết dạy thành công thì phải có sự chuẩn bị công phu và chúng tôi học hỏi được rất nhiều điều trong tiết học này.
Ấn tượng là trong bài học, học sinh đã cảm nhận được tình yêu quê hương của mình như thế nào. Hệ thống câu hỏi khá khoa học rõ ràng. Để các con cảm nhận được bài, cảm nhận được hình ảnh thơ thì các biện pháp nghệ thuật được cô An thể hiện rất kĩ, vì thế mà các con đã nắm được rất chắc bài học của mình qua tiết học này.
Theo giaoducthoidai
Học sinh tiểu học trổ tài "Thiết kế và chăm sóc vườn rau sạch"
Ngày 11/1, Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (quận Tân Phú, TPHCM) tổ chức Hội thi "Thiết kế và chăm sóc vườn rau sạch tại trường".
Đại diện lớp 4/6 thuyết trình ý tưởng về vườn rau của em
Tại vòng 1 của hội thi có tên gọi-Ý tưởng sáng tạo, các em học sinh khối 4 chia thành 12 đội lên thuyết trình, giới thiệu ý tưởng đội mình về mô hình vườn rau sạch.
Các mô hình vườn rau sạch đặt trưng bày tại hội thi thu hút nhiều học sinh
Cụ thể các em phải trình bày mục đích, ý nghĩa tên gọi của vườn rau; giới thiệu phác thảo bản vẽ, thiết kế 3D mô phỏng vườn rau; giới thiệu về các vật dụng để làm vườn rau, cách lắp đặt, cách chọn phân bón, đất trồng, hạt giống, cách trồng cây, tính toán về kinh phí thực hiện... với thời gian tối đa 10 phút.
Ngoài ra, các nhóm đều phải trả lời những câu hỏi của Ban giám khảo của hội thi liên quan đến ý tưởng của đội mình.
Học sinh lớp 4/6 (đội giành giải Nhì của vòng Ý tưởng sáng tạo) chia sẻ về mô hình vườn rau làm từ đồ tái chế
Trước đó, 12 mô hình của 12 đội đã được hoàn thiện và được mang đến trưng bày cũng như phục vụ cho vòng thi ngày hôm nay.
Theo kế hoạch, kết thúc vòng 1, các em sẽ bước vào vòng thứ 2 với tên gọi Cùng nhau thi tài. Theo đó, các em có thời gian 2-3 tháng để hiện thực hóa ý tưởng trên bằng một vườn rau thực tế và cùng nhau chăm sóc tại trường. Ở vòng thứ 3 là Hội vui ngày hội thu, dự kiến vào khoảng tháng 4/2019.
Lớp 4/1 với sự chuẩn bị công phu, thuyết trình tốt đã giành giải Nhất ở Vòng 1
Theo lãnh đạo nhà trường, "Thiết kế và chăm sóc vườn rau sạch tại trường" là một trong các hoạt động của kế hoạch hoạch vận dụng phương pháp giáo dục STEM trong tổ chức hoạt động trải nghiệm của nhà trường.
Với việc tiếp cận phương pháp dạy học tiên tiến, sẽ giúp các em có nhiều trải nghiệm trong học tập, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, qua đó góp phần đáp ứng việc dạy học phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.
Học sinh thích thú tham quan mô hình ý tưởng vườn rau của các đội
Bên cạnh đó, qua từng chuyên đề dạy học, đây cũng là cơ hội để giáo viên tự tìm hiểu, bồi dưỡng để tiếp cận, chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới sắp tới.
Ngoài ra, học tập trải nghiệm các em còn phát triển kỹ năng như thuyết trình, làm việc nhóm, lập kế hoạch, quản lý thời gian; tự tin, mạnh dạn hơn... Thông qua hoạt động này cũng khơi gợi cho các em phát huy những ý tưởng sáng tạo cũng như niềm yêu thích về nghiên cứu khoa học.
Tại hội thi còn có một số hoạt động trải nghiệm thu hút các em học sinh
Thảo Nguyên
Theo giaoducthoidai
Chấm dứt quá tải học hành với chương trình giáo dục phổ thông mới? Năm 2020 học sinh sẽ bắt đầu chương trình giáo dục phổ thông mới với hy vọng không lặp lại tình trạng quá tải hiện nay. GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, bằng việc giảm số môn, giảm kiến thức kinh viện, thay đổi đánh giá, thi cử, đổi mới phương pháp dạy học, chúng ta sẽ khắc phục được tình trạng quá...