Khi hiệu trưởng, hiệu phó cũng tham gia dạy thêm cho học sinh chính khóa
Hiệu trưởng được giáo viên ký hợp đồng dạy thêm thì đương nhiên là làm “lính” của giáo viên đó, chịu sự quản lý của giáo viên trên về dạy thêm.
Vấn nạn dạy thêm, học thêm trái phép đang hoành hành làm cho môi trường giáo dục méo mó, quan hệ đồng nghiệp, thầy trò méo mó, nó làm cho phụ huynh điêu đứng vì không chỉ phải chạy tiền cho học sinh học thêm mà còn cả lo lắng cho học sinh bị “đì” vì không học thêm.
Giữa lúc dịch bệnh phức tạp như Covid-19, tay chân miệng, sốt xuất huyết,… cộng với mất mát do thiên tai, mưa lũ rất nặng nề cả về phương diện tính mạng con người lẫn vật chất, Nhà nước, Chính phủ đã nhiều lần xuất cấp gạo, kinh phí và nhiều tổ chức cá nhân đã chung tay vì cộng đồng hỗ trợ để chia sẻ với khó khăn, mất mát của nhân dân nhằm lấy đà khôi phục lại nền kinh tế của đất nước chịu nhiều mất mát, đau thương.
Đã có 2 lần hoãn tăng lương cơ sở ở các năm 2020, 2021 nhưng nhân dân vẫn đồng tình ủng hộ, coi như góp một phần sức mình cùng cả nước vượt qua khó khăn của đất nước Việt Nam anh hùng, đoàn kết cả trong chiến tranh và thời bình.
Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch và dần dần hồi phục dưới sự lãnh đạo quyết liệt của Chính phủ. Tôi và nhiều người dân tin tưởng vào điều đó trong tương lai gần.
Nhân dân mất mát, đau thương nhưng một số nhiều giáo viên vẫn ra sức “cày” dạy thêm bất kể ngày đêm, trong đó có nhiều trường hợp dạy thêm trái phép như dạy học sinh tiểu học, học sinh học 2 buổi, dạy trước chương trình, dạy o ép, ép buộc học sinh,… để thu tiền trái phép.
Nhân dân đã quá khổ vì thiên tai, dịch bệnh lại phải gồng gánh thêm những khoản kinh phí không nhỏ cho việc học thêm của con để các em được yên thân.
Những nguyên nhân của tình trạng này đã được nhiều người phân tích một cách cụ thể, chi tiết nhất là trên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam.
Tuy nhiên, tình hình không mấy khả quan, cải thiện, một số người hám danh, hám lợi, không nhìn thấy sự khó khăn, mất mát của nhân dân, vì tiền mà đã làm lu mờ lý trí.
(Ảnh minh họa: Báo Đồng Nai)
Đa số dạy thêm trái phép lộng hành do… hiệu trưởng
Như bài viết “Những chiêu ép buộc học thêm, tâm sự của một hiệu phó tai nghe mắt thấy” của tác giả Hoàng Sa Việt đã phản ánh một thực tế là việc dạy thêm trái phép là do có phần tiếp tay, buông lỏng quản lý của hiệu trưởng.
Bên cạnh đó, việc “lại quả” từ việc nhận tiền “bôi trơn” của việc làm ngơ dạy thêm của hiệu trưởng đã khiến cho việc dạy thêm trái phép thêm trầm trọng, mối quan hệ đồng nghiệp, thầy trò méo mó.
Vì dạy thêm trái phép nên niềm tin về giáo dục trong sạch, trung thực trong nhân dân giảm sút. Vậy mà vì tiền một số vị hiệu trưởng sẵn sàng nhắm mắt làm ngơ cho sai phạm.
Đồng tiền các vị nhận được từ việc làm trái pháp luật, trái lương tâm đó chính là tiền mồ hôi, xương máu và cả nước mắt của người dân. Các vị có biết?
Video đang HOT
Do đó, nguyên nhân chính của việc dạy thêm trái phép không phải xuất phát từ cấp quản lý cao mà là do một bộ phận hiệu trưởng thiếu đức, thiếu tài, tham lam, vụ lợi.
Hiệu trưởng là thủ trưởng đơn vị nắm quyền quản lý, xử lý mọi vấn đề liên quan đến giáo viên. Nên trường nào hiệu trưởng có tâm, quan tâm đến chất lượng thật, quan tâm đến học sinh, cha, mẹ học sinh thì trường đó dạy thêm tốt, trường nào ngược lại thì việc dạy thêm còn hơn “chợ”.
Khi hiệu trưởng trở thành “lính” của giáo viên
Việc hiệu trưởng quản lý lỏng lẻo, bao che vi phạm hay nhận tiền “lại quả” từ dạy thêm để dạy thêm lộng hành là một thực tế có thật, đáng lo ngại.
Tuy nhiên, một thực tế đáng lo hơn là không chỉ những việc trên, một số hiệu trưởng còn lợi dụng danh nghĩa, uy tín của mình để đích thân dạy thêm thu tiền.
Theo nguyên tắc cơ bản của việc quản lý dạy thêm hiện nay, tại các trung tâm dạy thêm hoặc nhà giáo viên, các giáo viên mượn giáo viên về hưu đứng tên (thực chất là giáo viên làm chủ) sau đó đi đăng ký kinh doanh sau đó ký hợp đồng với các giáo viên dạy thêm, trong đó có cả một số vị hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.
Khi đó, hiệu trưởng được giáo viên ký hợp đồng dạy thêm thì đương nhiên là làm “lính” của giáo viên đó, chịu sự quản lý của giáo viên trên về dạy thêm.
Nên đương nhiên, mọi vi phạm của trung tâm, của giáo viên dạy thêm tại trung tâm được vị hiệu trưởng kia bao che, bưng bít.
Và khi có hiệu trưởng dạy thêm tại trung tâm nào, thì trung tâm đó lộng hành, vơ vét để có một phần “lại quả” cho hiệu trưởng, thu nhập này của hiệu trưởng không hề nhỏ.
Hiệu trưởng quản lý toàn diện mọi mặt của trường, trong đó có quản lý đề kiểm tra, nên sẽ có việc lộ, “lọt” đề kiểm tra để chiêu dụ dạy thêm.
Và khi đó, các trung tâm khác cũng trong tình trạng thoải mái, hiệu trưởng dạy thêm, có cả dạy thêm trái phép thì quản lý ai, nên đành phó mặc cho dạy thêm lộng hành, chỉ có học sinh, cha mẹ học sinh khổ sở.
Trường nào có hiệu trưởng dạy thêm thì đó là “thảm họa” của ngôi trường, giáo viên mất đoàn kết, học sinh bị “đì”, o ép,… phụ huynh điêu đứng vì oằn lưng tốn tiền cho con học thêm.
Để xảy ra tình trạng này, cũng có một phần quản lý của Phòng/ Sở Giáo dục và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Hiệu trưởng làm sao có thể dạy thêm được vì hiệu trưởng là người làm việc giờ hành chính, hiệu trưởng quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường, hiệu trưởng dạy thêm sao có thể quản lý dạy thêm và quan trọng hơn nữa là việc thực hiện đạo đức công vụ.
Vậy nhưng mặc nhiên nó vẫn tồn tại, vẫn được cấp phép, nhiều người cho rằng có sự “chống lưng”.
Vị hiệu trưởng nào đang dạy thêm học sinh chính khóa trường mình, nếu còn chút lương tri, đạo đức, trách nhiệm thì ngay từ bây giờ ngừng ngay việc dạy thêm của mình tập trung cho việc làm lãnh đạo, quản lý của mình để ngôi trường ngày một phát triển, chấn chỉnh tiến tới dẹp bỏ nạn dạy thêm trái phép.
Tình trạng dạy thêm đã trở thành gánh nặng oằn vai nhân dân, cha mẹ học sinh. Một lần nữa mong các vị hiệu trưởng đừng dạy thêm nữa mà tập trung quản lý dạy thêm cho tốt để cho các em học sinh, phụ huynh được nhờ.
Hiệu trưởng nào còn dạy thêm thì hãy ngưng ngay việc quản lý, từ chức để có thể được dạy thêm như giáo viên khác. Ngành giáo dục nhất quyết không để những người thiếu tài, đức, lương tri làm hiệu trưởng.
Lãnh đạo trường cấp 2 Đống Đa kêu khó xử lý giáo viên dạy thêm ngoài trường
Theo lãnh đạo Trường Trung học cơ sở Đống Đa, giáo viên đủ điều kiện được dạy thêm bên ngoài, còn họ dạy ai như thế nào do trung tâm, trường khó xử lý.
Triển khai nhiệm vụ đầu năm học, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội nhiều lần quán triệt về việc dạy thêm, học thêm ở cấp trung học cơ sở. Lãnh đạo Sở khẳng định, hiệu trưởng trường nào nếu để diễn ra việc dạy thêm học thêm trái với quy định sẽ bị xử lý nghiêm.
Ngoài ra, lãnh đạo Sở cũng lưu ý một số trường hợp biến tướng cần phải được chú trọng, trong đó có việc một số giáo viên đưa học sinh ra học thêm ở trung tâm mà mình trực tiếp đứng lớp giảng dạy, tạo nên một số vấn đề tiêu cực không đáng có.
Thông tư 17 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có những quy định cấm giáo viên đưa học sinh chính khóa ra trung tâm dạy thêm và lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng quán triệt rất rõ, nhưng vẫn nạn dạy thêm vẫn diễn ra tràn lan tại không ít trường trung học cơ sở trên địa bàn Thủ đô.
Như Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh, nhiều giáo viên Trường Trung học cơ sở Đống Đa "kéo" học sinh chính khóa ra ngoài trung tâm bên ngoài trường dạy thêm, học thêm gây bức xúc trong phụ huynh.
Đáng nói, phụ huynh khối 6 Trường Trung học cơ sở Đống Đa bức xúc trước việc giáo viên chủ nhiệm "tiếp thị" phụ huynh ngay trong buổi họp phụ huynh đầu năm học về lớp bồi dưỡng văn hóa 1 tuần 4 buổi với mức học phí 120 đồng/buổi thời gian 1,5 giờ.
Tình trạng không ít giáo viên Trường Trung học cơ sở Đống Đa đưa học sinh ra học thêm ở trung tâm mà mình trực tiếp đứng lớp giảng dạy không phải chỉ một địa điểm mà xuất hiện trong nhiều ngõ, ngách quanh ngôi trường này.
Trở lại câu chuyện dạy thêm, học thêm tại Trường Trung học cơ sở Đống Đa, thông tin mới nhất phóng viên có được, phụ huynh một số lớp xác nhận, nhiều lớp dạy thêm phụ huynh đã nhận được thông báo dừng học thêm từ giáo viên chủ nhiệm, trung tâm dạy thêm.
Phóng viên cũng liên hệ với cô Đinh Thị Vân Hồng, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Đống Đa về việc có nắm được việc giáo viên của trường dạy thêm tại một số địa chỉ không biển bảng, có dấu hiệu trung tâm trá hình.
Cô Đinh Thị Vân Hồng, người chịu trách nhiệm cao nhất lại không trả lời mà đề nghị phóng viên làm việc với Phó Hiệu trưởng nhà trường.
Một địa điểm tổ chức dạy thêm cho học sinh Trường Trung học cơ sở Đống Đa trong ngõ phố Lương Định Của. Ảnh: V.P.
Làm việc với phóng viên, cô Đặng Thanh Phúc, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Đống Đa xác nhận một số hình ảnh phóng viên cung cấp giáo viên dạy thêm bên ngoài trung tâm là giáo viên của trường.
Lãnh đạo Trường Trung học cơ sở Đống Đa cho rằng, theo quy định giáo viên hoàn thành nhiệm vụ, có chuyên môn, năng lực sẽ được nhà trường tạo điều kiện được dạy thêm tại các trung tâm bồi dưỡng văn hóa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Cô Đặng Thanh Phúc cho rằng: "Bên ngoài nhà trường, Ban giám hiệu rất khó kiểm soát đối với giáo viên của trường tham gia dạy tại trung tâm dạy học sinh chính khóa hay không.
Cũng có thể học sinh thấy giáo viên dạy trên lớp có dạy ở trung tâm nên đăng ký học giáo viên đó. Học sinh đăng ký tự nguyện với trung tâm.
Chính vì vậy khó cho nhà trường, ban giám hiệu không có chức năng hay thẩm quyền đi kiểm tra những trung tâm dạy thêm mà giáo viên đăng ký tham gia".
Học sinh lớp 7A11 Trường Trung học cơ sở Đống Đa học thêm tại địa chỉ số 12 ngách 5/2 phố Hoàng Tích Trí. Ảnh: V.P.
Lãnh đạo Trường Trung học cơ sở Đống Đa cũng cho hay, nhà trường cũng khó xử lý nếu không có chứng cứ giáo viên ép buộc hay đưa học sinh chính khóa ra trung tâm dạy thêm.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc nhà trường đồng ý cho bao nhiêu giáo viên ra ngoài trung tâm dạy thêm, cô Đặng Thanh Phúc cho biết, nội dung này hiệu trưởng nhà trường nắm rõ, văn phòng nhà trường không lưu.
Đáng chú ý, theo tìm hiểu của phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam cũng như phụ huynh cung cấp thông tin, tại địa chỉ số 12 ngách 5/2 phố Hoàng Tích Trí (Ba Đình, Hà Nội) được cho là trung tâm Tràng An tổ chức dạy thêm.
Ngay sau khi thông tin phụ huynh phản ánh đến cơ quan báo chí, tại địa điểm tổ chức dạy thêm này đã tạm dừng hoạt động dạy thêm, học thêm.
Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, tại địa điểm trên tổ chức cho một số lớp khối 6, khối 7 Trường Trung học cơ sở Đống Đa học thêm không thấy công khai lịch học, lớp học, học phí, giáo viên như theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tại một số địa điểm tổ chức dạy thêm, học thêm trong những ngõ, ngách một số tuyến phố quanh Trường Trung học cơ sở Đống Đa như phố Lương Định Của, phố Phương Mai cũng không khai lịch học, lớp học, học phí, giáo viên.
Địa điểm tổ chức dạy thêm tại số 12 ngách 5/2 phố Hoàng Tích Trí có một bảng biển trung tâm bôi dưỡng văn hóa sau bụi cây. Ảnh: V.P.
Tìm hiểu của phóng viên cũng như phụ huynh Trường Trung học cơ sở Đống Đa cung cấp mức học phí 120.000 đồng/ca/1,5 giờ. Bình quân một lớp dao động từ 20-25 học sinh.
Như vậy, tính ra số tiền một ca trung tâm và giáo viên sẽ thu về từ từ 2,4 triệu đồng đến 3 triệu đồng cho thời gian giảng dạy 1,5 giờ.
Nếu như theo lịch học thêm của một học sinh lớp 6A7 Trường Trung học cơ sở Đống Đa học thêm tại Trung tâm Tràng An do giáo viên trên lớp trực tiếp dạy tại trung tâm, một tuần sẽ học 4 buổi. Như vậy, một học sinh sẽ phải bỏ ra số tiền 480.000 đồng/tuần, một tháng sẽ là trên 1,9 triệu đồng tiền học thêm.
Thanh Hóa: Phớt lờ chỉ thị chấn chỉnh, dạy thêm vẫn tràn lan Dù có nhiều công văn về việc chấn chỉnh việc dạỵ thêm, học thêm nhưng tình trạng dạy thêm, học thêm vẫn tràn lan trên địa bàn TP Thanh Hóa. Thanh Hóa: Phớt lờ chỉ thị chấn chỉnh, dạy thêm vẫn tràn lan Tình trạng học sinh hết học cả ngày ở trường lại tiếp tục "cày" ở lớp học thêm tại nhà...