Khi giới trẻ nhận thức lệch chuẩn
Trong 2 ngày qua, trên facebook tràn ngập hình ảnh một thanh niên tên Dương Minh Tuyền được đông đảo thanh thiếu niên chào đón nhiệt liệt khi đến Hưng Yên “trợ giúp nữ sinh lớp 9 trong vụ bị 5 bạn học bạo hành dã man”.
Ảnh minh họa
Chỉ sau 3 giờ livestream, facebook của thanh niên này đã lập tức nhận được 94.000 lượt view và hơn 800 lượt share, hơn 1.400 comment với những lời ca tụng và bày tỏ sự ái mộ nồng nhiệt. Thực tế, Dương Minh Tuyền ở Bắc Ninh nổi tiếng bởi sự liều lĩnh cũng như có các clip chửi bới trên mạng xã hội cùng những thành tích ra tù vào tội của mình.
Trước đó, đầu tháng Ba, mạng xã hội cũng ồn ào về clip đốt xe và hình ảnh đứng dàn hàng ngang cùng bạn bè trên quốc lộ của một thanh niên khác có biệt danh Khá Bảnh, người có tên thật là Ngô Bá Khá (26 tuổi, ở Bắc Ninh). Giới trẻ không những không lên án hành vi vi phạm pháp luật, mà còn tung hô Khá Bảnh như một “người hùng” vì dám nghĩ, dám làm… Đáng lưu ý, YouTube riêng của nhân vật này luôn có hàng triệu lượt view và comment.
Khá Bảnh cũng từng vào tù ra tội, nhưng thanh niên này luôn tự hào mình là người nghĩa hiệp, dám nói dám làm và dám chịu trách nhiệm. Điều đáng nói “ hiện tượng Khá Bảnh” lại được giới trẻ tung hô, hâm mộ như một ngôi sao thời thượng khiến dư luận bức xúc, lên án. Nhiều học sinh còn ăn mặc, cắt tóc giống Khá Bảnh, thậm chí nhiều bạn trẻ nhảy những điệu nhảy y hệt thần tượng của mình.
Hiện tượng hâm mộ Dương Minh Tuyền, Khá Bảnh làm nhiều người gợi nhớ đến những hiện tượng từng “gây bão” mạng một thời như Lệ Rơi, bà Tưng. Những nhân vật này không cần tài năng, chỉ cần một phát ngôn gây sốc, khoe thân “show hàng”, một giọng hát lệch tông đã thu hút sự chú ý của hàng triệu bạn trẻ, trở thành hiện tượng nổi tiếng trong giới trẻ.
Đề cập đến vấn đề này, nhiều bậc cha mẹ cho biết, họ rất “đau đầu” khi rất khó kiểm soát được con xem gì, đọc gì, tung hô trào lưu nào. Chị Nguyễn Thùy Trang (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa) cho biết, mới đây chị mới biết con mình hâm mộ Khá Bảnh. Khi bị bố mẹ phản đối, con chị còn cho rằng, bố mẹ “lạc hậu”, không biết xu hướng thời cuộc là gì.
“Tôi đã tâm sự, chia sẻ với con rất nhiều về điều này, nhưng con đều phản bác, chúng nó chơi với nhau có hội có thuyền, cùng nhau tung hô một thần tượng như Khá Bảnh là điều chúng tôi vô cùng lo lắng” – chị Trang nói.
Theo TS Trần Thành Nam – giảng viên Tâm lý, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, những học sinh tỏ ra hâm mộ và làm theo những hiện tượng xuất hiện trên mạng xã hội chủ yếu là học sinh cấp 2 và cấp 3, là giai đoạn tuổi dậy thì. Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi này là tò mò, thích khám phá những điều mới lạ.
Thậm chí những điều bố mẹ cấm, nhà trường cấm thì lại có xu hướng thích làm. Do đó, việc hâm mộ hay bắt chước những thứ trẻ cảm thấy thích thú là cách chúng thể hiện, tìm kiếm giới hạn bản thân. TS Trần Thành Nam khuyến cáo, cha mẹ cần sát sao hơn trong việc dạy dỗ, định hướng con cái. Đặc biệt, cha mẹ nên thường xuyên chia sẻ với con mọi niềm vui, nỗi buồn, cũng như tìm hiểu thị hiếu, sở thích để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Cũng theo TS Trần Thành Nam, ngoài việc dạy dỗ, định hướng của gia đình, nhà trường cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành, phát triển nhân cách của học sinh. Thầy cô giáo không nên chỉ dạy trẻ kiến thức sách vở để lấy điểm số, thành tích, mà cần quan tâm hơn đến việc dạy kỹ năng sống, giúp trẻ ứng xử với mọi tình huống trong cuộc sống, cùng như ứng xử trên mạng xã hội. Điều này vô cùng quan trọng, sẽ tránh cho trẻ được những nhận thức lệch chuẩn. Bởi sự lệch lạc trên có thể dẫn tới những hệ lụy tiêu cực trong xã hội.
Theo kinhtedothi
Xã hội cổ suý bạo lực, học sinh không ngại "đánh hội đồng"
Giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực nhan nhản trên mạng và được cổ suý khiến học sinh hiểu nhầm về giá trị.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Thầy giáo lịch sử Nguyễn Viết Đăng Du nói với VietNamNet như vậy khi lý giải những hiện tượng như nữ sinh Hưng Yên bị bạn đánh hội đồng đang xôn xao dư luận mấy ngày qua.
Lệch lạc về giá trị
Theo phân tích của thầy Du - tổ trường tổ Lịch sử (Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM), có 3 nguyên nhân sâu xa dẫn tới việc này.
Thứ nhất, ở mặt xã hội, cách giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực đang nhan nhản trên mạng và được cổ suý.
Thứ hai, hiện nay các lớp học quá đông, công việc quá nhiều nên giáo viên không có thời gian để chú ý vào nhưng việc nhỏ nhặt nhưng là nguồn gốc của mâu thuẫn.
Thứ ba, sự cách biệt tuổi tác nên suy nghĩ và hướng giải quyết của thầy cô và học sinh khác nhau.
"Cụ thể, khi có một sự việc xảy ra, thầy cô giải quyết muốn dĩ hòa vi quý còn học sinh lại muốn giải quyết bằng bạo lực".
Trong 3 nguyên nhân này thì cái gốc là sự cổ suý bạo lực. Một nguyên nhân thứ tư nữa, theo thầy Du, là dân trí.
Ông minh chứng: "Ở các lớp tôi chủ nhiệm từ trước tới nay chưa khi nào học sinh giải quyết bằng bạo lực, vì các em được sinh ra trong những gia đình đàng hoàng, được giáo dục tử tế, được bồi đắp tâm hồn, nên biết tôn trọng nhau".
Thầy giáo Nguyễn Văn Sơn ở TP.HCM nhìn nhận: Lâu nay, nhiều ý kiến khi phân tích hiện tượng bạo lực học đường đều có nêu lý do như "nhà trường chưa chú trọng dạy kỹ năng sống" (thậm chí như thầy hiệu trưởng Trường THCS Phù Ủng còn nhìn nhận là nữ sinh bị đánh vì hiền quá, chưa có kỹ năng sống); nhưng thực ra điều cốt lõi cần phải nhấn mạnh lại là các "giá trị sống".
"Thông tin trên mạng xã hội, phim ảnh..., với nhiều hình ảnh có tính bạo lực và ít tính giáo dục tác động vào trẻ từ khi các em còn bé; đến khi có vấn đề sẽ bùng phát. Ở lứa tuổi dậy thì, các em chưa nhận thức rõ được giá trị sống đẹp mà lầm tưởng về giá trị sống thông qua hình ảnh của các cá nhân "nổi tiếng" trên mạng. Ví dụ như trường hợp của Khá Bảnh" - thầy Sơn nói.
Nhà báo Phạm Trung Tuyến (Đài Tiếng nói Việt Nam) cũng lên tiếng rằng:
"Hãy nhìn các chương trình phát thanh truyền hình, các tờ báo, Fanpage, các kênh YouTube, các tựa games mà trẻ con đang xem đang chơi hàng ngày, nhìn hành xử của người lớn đang sống cùng lũ trẻ thì sẽ thấy "quá nhiều cái ác, quá nhiều sự cay nghiệt, và rất ít yêu thương", hỏi sao không tạo nên thế hệ trẻ con ích kỷ và đạo đức giả.
Gia đình không thể vô can
Theo thầy Sơn, còn nguyên nhân sâu xa đó chính là sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường trong việc giáo dục con em. Không ít phụ huynh phó mặc chuyện giáo dục cho nhà trường. Phần lớn các em gia đình không êm ấm thì có nguy cơ gây ra bạo lực học đường.
Cách đây chưa lâu, trường thầy có một học sinh con nhà khá giả nhưng bố mẹ ly dị. Em ở với mẹ và rất ngang bướng. Em học sinh khá ngổ ngáo, có lần vì mâu thuẫn mà rút dao rượt bạn và thầy giám thị.
Nhà trường xử lý kỷ luật bằng việc không cho ở nội trú, tuy nhiên em năn nỉ xin ở lại với lý do ở đây còn có thể thoải mái, chứ ở nhà em chẳng biết nói chuyện với ai, chẳng biết mình là gì trong đó.
Để giải quyết, thầy hiệu trưởng đã phải nhận em làm con nuôi để chia sẻ, giáo dục em.
Theo giáo viên này, giải pháp đúng đắn và cốt lõi vẫn là sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình. Tuy nhiên, đây lại là điều khó khi những mối lo cơm áo, quan niệm sống vì vật chất đang ảnh hưởng đến nhiều gia đình.
Trong bài viết gửi tới VietNamNet, thầy giáo Nguyễn Đăng (An Giang) nêu thực tế:
"Có những hiện tượng khi chỉ là xích mích của các em học sinh nhưng phụ huynh đã vào trường đánh, xúc phạm, thậm chí lột quần bạn học của con mình đã và đang nêu một gương xấu cho học sinh. Thầy cô đứng lớp chỉ cần nặng lời, hay dùng thước đánh nhẹ vào học sinh là chịu biết bao áp lực, thậm chí là bị đình chỉ việc nên có tâm lý "lờ" đi những thói hư, tật xấu của học trò.
Chưa có thói quen trọng kỷ luật
TS Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng khoa Luật, Trường ĐH Tôn Đức Thắng lý giải:
"Hiện nay, khi có một hiện tượng gì, mọi người đều có xu hướng cường điệu hóa xung đột. Do vậy, khi có mâu thuẫn với người khác, các em cũng sẽ cường điệu lên, và khi đó thì sẽ giải quyết tiêu cực".
Một nguyên nhân khác về đạo đức chính là thiếu tính kỷ luật. Theo TS Sơn, ở trường phổ thông, kỷ luật không phải là trừng phạt mà là một chuẩn mực ứng xử.
"Chuẩn mực ứng xử này phải hình thành từ giáo viên, nhưng hiện nay "moi" ở đâu ra cũng dễ thấy tiêu cực, thiếu chuẩn mực. Ở trường chúng tôi, chuẩn mực tới độ không có chuyện giảng viên nhận một quả cam, quả cóc của người học. Chúng tôi làm điều này không có nghĩa là không tôn trọng cái tình, mà đấy là một chuẩn mực để ngăn ngừa tiêu cực từ nhỏ".
Theo TS Sơn, 2 điều này đáng ra phải hình thành từ trong gia đình và nhà trường phổ thông, nhưng hiện nay không được xem trọng. Nên khi xảy ra sự việc mới sử dụng biện pháp kỷ luật sẽ dẫn tới phản tác dụng.
Ông Sơn cho rằng về cơ sở pháp lý, hiện nay đã có đầy đủ, từ tội làm nhục trong Bộ luật Hình sự đến phạt hành chính.
"Nhưng trừng phạt không phải là cách giải quyết vấn đề. Do đó, cái gốc và chỉ có thể giải quyết vấn đề này, đó là bằng cách nâng cấp giáo dục" - ông khẳng định.
Bồi đắp tâm hồn, giải phóng năng lượng
Nhà báo Trần Đăng Tuấn - một người dùng mạng xã hội nổi tiếng - bày tỏ:
"Đúng là nguyên do từ cả xã hội. Nhưng nếu cứ nói thế rồi như trong "Chí Phèo" rằng "cả làng Vũ Đại tức là không ai cả". Các giải pháp từ gốc như gia đình, xã hội đã đành. Sự đã thế thì ngoài giải pháp gốc, vẫn phải có giải pháp quyết liệt. Không quy chuyện này về lỗi của riêng ngành giáo dục, nhưng ngành giáo dục phải có trách nhiệm chính trị đứng ra đề xuất quyết sách để mọi nơi khác cùng làm".
Dưới áp lực của dư luận và cấp trên, trong ngày Chủ Nhật 31/3, lãnh đạo Hưng Yên đã có những tuyên bố mạnh về việc xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân của nhà trường để xảy ra chuyện nữ sinh bị đánh hội đồng ở Trường THCS Phù Ủng.
Bênh cạnh đó, "từ tuần này, ngành giáo dục tỉnh nhà phải họp với 100% giáo viên để phổ biến tinh thần cả hệ thống chính trị , các tổ chức phải vào cuộc, phải gắn trách nhiệm từ hiệu trưởng đến giáo viên và các tổ chức đoàn thể liên quan, cũng như trách nhiệm của phụ huynh". Đặc biệt, giáo viên, cán bộ ngành phải nắm vững các văn bản của trung ương, tỉnh và nhất là bài học kinh nghiệm vụ của vụ việc.
Tuy nhiên, việc "sửa gốc từ giáo dục" không chỉ ở những "phong trào 100%" hay học thuộc các văn bản, quy định về chống bạo lực học đường.
Trong hàng ngàn ý kiến phản hồi gửi về VietNamNet những ngày qua, bạn đọc Nguyễn Đức nêu câu hỏi:
"Tại sao không đưa giáo lý Đức Phật vào giáo dục tuổi học đường một tuần 1 tiết để các cháu biết được nhân quả tội phúc từ đó sẽ biết làm lành, lánh dữ".
Đồng cảm về vai trò quan trọng của bồi dưỡng tâm hồn trẻ em, anh Nguyễn Quốc Vương - từng là một thầy giáo lịch sử nay đang hoạt động truyền bá "văn hoá đọc" - suy tư:
"Học sinh có thể đánh đập tập thể bạn khác hay chứng kiến thản nhiên vì nội tâm các em không mạnh hoặc trống rỗng. Lấp đầy nó bằng gì khi thiếu sân chơi, thiếu cơ hội đọc sách, không gian suy ngẫm và tìm hiểu xã hội? Lấp đầy nó bằng gì khi thiếu sân chơi, thiếu cơ hội đọc sách, không gian suy ngẫm và tìm hiểu xã hội?".
Không mới mẻ, nhưng vẫn nhiều ý kiến kiên trì đề nghị những giải pháp căn cơ hơn trong môi trường giáo dục như: Tổ chức thực sự công tác tâm lý học đường, chấm dứt bệnh thành tích đối phó; cải tổ hành chính giáo dục quan liêu để giải phóng năng lượng lành mạnh.
Lê Huyền - Hạ Anh
Theo vietnamnet
Trước tiên, hãy dạy làm người Sự việc 5 nữ sinh lớp 9A trường THCS Phù Ủng (Ân Thi, Hưng Yên) ngang nhiên lột quần áo và đánh dã man một nữ sinh cùng lớp ngay trong lớp học, quay video rồi tung lên mạng, thực sự gây bất bình và chấn động trong dư luận. Ảnh minh họa Ngay sau khi phát hiện vụ việc, Thủ tướng Nguyễn...