Khi giấy khen được ‘phân loại’
Câu chuyện giấy khen không chỉ nóng ở thời điểm kết thúc năm học mà vẫn là mối bận tâm của nhiều người ở thời điểm này. Nhiều cơ quan, đoàn thể tiến hành trao thưởng cho trẻ em.
Trong nhiều năm qua, Bộ GD-ĐT đổi mới cách đánh giá học sinh tiểu học, thể hiện ở các thông tư 30 và thông tư 22/TT-BGDĐT theo hướng nhân văn hơn: không chạy theo điểm số, danh hiệu.
Cuối học kỳ, năm học, không xét danh hiệu “ học sinh giỏi xuất sắc” mà thay vào đó hiệu trưởng các nhà trường sẽ chọn những mặt tích cực của học sinh để khen: khen học toán, tiếng Việt tốt, khen vẽ đẹp, tích cực hoạt động, giúp đỡ bạn bè, thực hiện nề nếp, kỷ luật tốt…
Thậm chí những học sinh có kết quả học tập chưa cao nhưng các em lại tiến bộ vượt bậc so với bản thân ở học kỳ, năm học trước đó thì cũng được nhận giấy khen. Cách khen mới này cũng phù hợp với quan điểm giáo dục hiện đại theo đuổi mô hình cá nhân hóa giáo dục, phát huy những năng lực khác nhau của mỗi cá nhân. Và vì thế, việc “khen” sẽ thực chất hơn là chạy theo các danh hiệu.
Nhưng cũng vì thế mà nhiều người bị gợn khi “giấy khen nhiều như lá rụng mùa thu”. Và câu chuyện chỉ trở nên đáng buồn khi nhiều cơ quan đang áp dụng một cách cứng nhắc quy định khen thưởng đối với con em cán bộ, công nhân viên: chỉ khen những trẻ có danh hiệu “Học sinh giỏi xuất sắc”, “Học sinh giỏi toàn diện”.
Video đang HOT
Những giấy khen “Con học vượt trội môn toán, tiếng Việt”, trẻ có thành tích trong hoạt động của trường, thực hiện nề nếp học tập tốt đã bị loại ngay từ “vòng gửi xe” vì không đúng quy định.
Giấy khen được “phân loại”. Có những phụ huynh quay về nhà động viên con bằng cách “tự khen”, an ủi mình rằng “cơ quan cứng nhắc thì bố mẹ biết, con có biết đâu mà buồn”. Nhưng cũng có người vô tình dội vào con trẻ áp lực khi lại ra sức hò hét bắt con học, đăng ký cho con học thêm để đạt danh hiệu “Học sinh giỏi xuất sắc”.
Thước đo giỏi là phải giỏi văn, giỏi toán tưởng đã là vấn đề lịch sử trong hệ thống giáo dục Việt Nam nhưng vẫn không phải. Cản trở của sự đổi mới lại có “góp sức” của nhiều quy định, nhiều quan điểm sai lầm trong ứng xử với con trẻ.
Nhìn từ quy định của Bộ GD-ĐT đến cách hành xử dựa trên các quy định lạc hậu, chậm đổi mới ở nhiều cơ quan, đoàn thể, thấy buồn làm sao. Khi quan điểm đánh giá trẻ con lạc hậu, thiếu nhân văn chưa thấm vào đời sống thì sẽ khó có thể tạo nên những thay đổi thực sự trong các nhà trường.
Tràn lan giấy khen mỗi mùa bế giảng: Đã lỗi thời, cần thay đổi thế nào?
Nhiều chuyên gia mong muốn, Bộ GD&ĐT có thêm cách khen thưởng mới, phù hợp với độ tuổi và việc học của học sinh, tránh lạm dụng giấy khen tràn lan mỗi mùa bế giảng.
TS Vũ Thu Hương, chuyên gia giáo dục, nguyên giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, kết thúc năm học, không ít trường phát giấy khen như tờ rơi quảng cáo. Lớp học có mấy chục học sinh, phần lớn sẽ nhận giấy khen nhiều loại khác nhau. Giấy khen được phát tràn lan với đủ loại danh hiệu.
TS Hương cho rằng, những câu chữ khen thưởng trong giấy khen nhiều khi không phù hợp. Rất nhiều học sinh mới "chân ướt chân ráo" đến trường, được nhận "giấy khen toàn diện". Trường đã không thể đào tạo mọi mặt cho học sinh, nhiều môn còn không được xem là tiêu chí quan trọng để đánh giá như Âm nhạc, Mỹ thuật. Rõ ràng, lời "khen toàn diện" hơi khiên cưỡng và phiến diện.
" Lời khen vượt trội ở môn nào đó còn kỳ lạ hơn nữa. Em đó vượt trội so với mặt bằng đánh giá nào, tiêu chí đánh giá ra sao, chẳng ai biết. Đôi khi, trẻ nhận được giấy khen chỉ để... nhận giấy khen", TS Hương nói và đề xuất, giấy khen rõ ràng đã vật lỗi thời đối với cấp giáo dục tiểu học sau khi Thông tư 22 được áp dụng. Bộ GD&ĐT cần xem xét lại việc khen thưởng học sinh một cách phù hợp hơn.
Giấy khen đang được phát tràn lan với đủ loại danh hiệu.
Hiện Bộ GD&ĐT đang trong quá trình hoàn thiện dự thảo các quy định mới về khen thưởng đối với học sinh phổ thông thay cho các nội dung đang được quy định tại điều lệ nhà trường các cấp học và văn bản liên quan khác.
Ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ GD&ĐT cho biết, trong dự thảo các quy định mới yêu cầu cuối năm học, hiệu trưởng nhà trường căn cứ đề nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng học sinh để xem xét, tặng giấy khen cho học sinh, đảm bảo các điều kiện nhất định.
Cụ thể, học sinh đảm bảo một trong các điều kiện sau sẽ được xem xét, tặng giấy khen: Hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện (đối với cấp tiểu học), học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi (đối với cấp THCS, THPT); học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc năng lực, phẩm chất; học sinh có nhiều đóng góp cho tập thể lớp, nhà trường và công tác Đoàn, Đội được giáo viên chủ nhiệm giới thiệu và tập thể lớp công nhận.
Học sinh có thành tích xuất sắc, đột xuất được hiệu trưởng nhà trường xem xét tặng giấy khen hoặc đề nghị các cơ quan, tổ chức khác xem xét, khen thưởng theo thẩm quyền.
Căn cứ quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, Hiệu trưởng quy định mức thưởng (bằng tiền hoặc vật chất tương đương) kèm theo giấy khen đối với từng thành tích cụ thể đạt được của học sinh
Bên cạnh đó, các học sinh đoạt giải cao trong các kỳ thi Olympic cấp quốc gia, quốc tế các môn học; các cuộc thi cấp quốc gia do Bộ GD&ĐT chủ trì hoặc phối hợp tổ chức cũng sẽ được khen thưởng, kể cả việc đề nghị khen cao theo qui định.
Ông Linh cho hay, Bộ GD&ĐT đang chủ trì, phối hợp các Bộ ngành trình Chính phủ nghị định mới để thay thế quyết định 158 về chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh viên đạt giải trong các kỳ thi học sinh, sinh viên giỏi với mức cao hơn nhằm ghi nhận, vinh danh xứng đáng các thành tích của các em khi đạt các giải cao tầm cỡ châu lục, thế giới.
Quy định mới sẽ yêu cầu cao hơn so với nội dung cũ để hạn chế việc khen tràn lan, đảm bảo mục đích khen, tạo động lực cho học sinh.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Tránh lạm dụng giấy khen dẫn đến "tác dụng ngược" Các địa phương cần chú ý đến việc khen thưởng HS cuối năm học, việc đánh giá phải đảm bảo thực chất, vì sự tiến bộ của HS, tránh lạm dụng giấy khen dẫn đến "tác dụng ngược" trong việc khen thưởng. Về việc giấy khen kết thúc năm học gây xôn xao dư luận vừa qua, tại Hội nghị Giám đốc sở...