Khi giáo viên tiểu học đi thi viết chữ đẹp: Không máy in hay font chữ xịn sò nào có thể sánh ngang với bàn tay cô giáo!
18 phần dự thi là 18 bức tranh vô cùng sinh động được các cô giáo vẽ lên bằng phấn, bảng và những con chữ uốn lượn. Những bức “tranh chữ” của các cô giáo đến từ trường Tiểu học Trưng Vương, tỉnh Quảng Trị đang tạo lên cơn sốt yêu thích trên MXH.
Cổ nhân ta có câu “nét chữ, nết người”. Theo đó, chữ viết ngoài việc dùng làm thông điệp truyền tải thông tin còn biểu hiện ra trạng thái nội tâm của một người, do đó rèn chữ cũng như rèn người. Bởi vậy mà dẫu trong thời đại smartphone ngày nay, cùng với sự phát triển của các công cụ đắc lực hỗ trợ soạn thảo văn bản, quan niệm “nét chữ, nết người” vẫn còn giữ nguyên giá trị của nó.
Còn nhớ khi vừa chập chững bước chân vào lớp 1, bài học đầu tiên mà chúng ta được dạy chính là luyện chữ. Trong ký ức của rất nhiều người, đó là những chuỗi ngày dài mệt mỏi với những phần luyện tập lặp đi, lặp lại đến khó chịu mà không biết đến bao giờ chữ mới đẹp được như chữ cô giáo?
Mới đây, trên MXH vừa xuất hiện hình ảnh bài dự thi viết chữ đẹp của 18 cô giáo tiểu học ở Quảng Trị khiến cư dân mạng vô cùng thích thú. 18 phần dự thi là 18 bức tranh được các cô giáo vẽ lên bằng phấn, bảng và những con chữ như biết uốn lượn!
Con sông quê hương
Bên cạnh nét chữ đẹp miễn chê, các phần dự thi của các cô giáo còn đặc biệt gây ấn tượng bởi tính sáng tạo và nghệ thuật. Mỗi bài thơ với chủ đề con người, quê hương, đất nước đều được họa thêm hoạt cảnh, “font chữ” cũng được các cô tùy biến cho phù hợp và vô cùng sinh động!
Chùm ảnh sau khi được chia sẻ lên MXH đã lập tức tạo lên cơn sốt yêu thích trong cộng đồng mạng. Những bức “tranh chữ” của các cô giáo Tiểu học Trưng Vương qua đó nhận về hàng nghìn lượt like chỉ trong một thời gian ngắn và hiện đang viral mạnh mẽ!
Lại nhớ hồi đi học, nếu ai hỏi tôi cái gì đẹp nhất, tôi sẽ chẳng ngần ngại mà trả lời: Chữ cô giáo! Hãy cùng chiêm ngưỡng 18 tác phẩm tuyệt đẹp này nhé!
Video đang HOT
Theo Helino
Đừng để trẻ mới vào lớp 1 đã sợ học !
Vừa bước chân vào nhà người bạn có con gái chuẩn bị vào lớp 1, tôi đã nghe inh ỏi tiếng rầy la "Ngồi thẳng lưng lên", "Chữ này xấu quá!", "Cầm bút đúng tư thế xem nào!"... Bé con bậm môi cầm bút gò mình theo từng nét chữ, không dám rời mắt khỏi trang vở ô ly.
Học sinh không cần học trước, giáo viên lớp 1 sẽ hướng dẫn trẻ những con chữ đầu tiên - ĐÀO NGỌC THẠCH
"Cháu sắp khổ rồi?"
Bạn tôi vốn là giáo viên nên đảm nhận việc dạy chữ cho con vào lớp 1. Thấy cháu ngồi suốt buổi để viết bài, tôi hỏi bạn sao chẳng cho con thư giãn mà ép học nhiều như thế. Bạn chia sẻ rằng còn khoảng một tuần nữa là bắt đầu nhập học nên phải "tăng tốc" luyện chữ, rồi còn phải tập đọc và làm toán...
Việc học chỉ mới tập tành làm quen mà có vẻ như bọn trẻ bị "gò" vào khuôn một cách căng thẳng quá. Tôi chỉ e rằng càng ép các cháu học thì sự chán nản và nỗi sợ việc học chỉ càng manh nha. Mẹ tôi hôm trước cũng vừa mới hỏi "Vào lớp 1 học dữ lắm hả? Sao con bé thở ngắn than dài với bà là cháu sắp khổ rồi?". Tôi cười buồn với lời thở than của bé con mới tí tuổi và câu hỏi ngạc nhiên của người bà thương cháu.
Cháu tôi chưa vào lớp 1 nhưng cũng như bao đứa trẻ khác bắt đầu nếm trải sự học đầy gian khổ từ năm 4 tuổi. Bố mẹ cháu vốn lo con thua kém bạn bè nên cho sớm cho con đến lớp của một cô giáo tiểu học về hưu để luyện chữ. Thế là cả ngày ở trường mầm non, chiều về cháu sang nhà cô giáo tập tô chữ, viết số.
Bây giờ, bố mẹ cháu rất yên tâm khi con sắp vào lớp 1. Cháu đã có thể đọc vanh vách truyện tranh, làm toán nhẩm rất nhanh cũng như trang tập viết khá tròn trịa từng con chữ. Nhưng để có được "thành tựu" như hôm nay, cháu tôi đã phải làm quen việc học từ hai năm trước.
Bố mẹ cháu thường cười hỉ hả khoe con mình "ăn đứt con người ta" và quay sang làm "quân sư" cho bạn bè, anh em có con sắp đến trường. Thật khó để nói họ đã đúng hay sai, ích kỷ hay không ích kỷ khi ép con học chữ sớm. Nhưng tất nhiên, tuổi thơ của cháu tôi đã khuyết một mảng thời gian dành cho việc học.
Biết có hại nhưng phụ huynh vẫn cho trẻ học chữ trước!
Cho trẻ lớp 1 học chữ trước, nên hay không? Đó là câu hỏi muôn đời của nhiều gia đình khi con cái sắp bước vào ngưỡng cửa đầu tiên của tuổi học trò. Mấy năm trở lại đây phong trào dạy chữ cho trẻ trước khi vào lớp 1 rộ lên phát triển mạnh mẽ mặc dù Bộ GD-ĐT đã nghiêm túc yêu cầu các địa phương chấm dứt tình trạng này.
Nguyên nhân dẫn đến việc ép, gò trẻ học chữ sớm như thế có lẽ bắt nguồn từ tâm lý sợ con không theo kịp bạn bè, lo con đuối hơn các bạn khi nhìn xung quanh trẻ nào cũng ê a đánh vần, bậm môi uốn từng nét chữ từ sớm. Tâm lý đám đông xuất hiện, lan truyền trong phụ huynh dẫn đến tình trạng trẻ học chữ trước khi vào lớp 1 biến thành một cuộc đua thật sự.
Bố mẹ cứ mặc nhiên chu toàn việc học chữ trước cho con mà quên mất rằng đôi lúc việc làm này cực kỳ phản tác dụng. Chuyên gia liên tục cảnh báo sự nguy hiểm của việc ép trẻ học chữ sớm liên quan đến sự phát triển mất cân đối về trí tuệ, thể chất. Bên cạnh đó là sự triệt tiêu trí tưởng tượng, sáng tạo, ham học và làm trẻ nảy sinh tư tưởng chủ quan, mất tập trung trong học tập.
Một lớp học có sự phân hóa cao giữa các đối tượng học sinh sẽ gây nhiều khó khăn cho giáo viên đứng lớp. Bên cạnh những em đọc thông viết thạo do học chữ trước thì nhóm học sinh đang bập bẹ đánh vần, tập tành viết chữ lại dễ dàng biến thành cá biệt bị trách phạt, la mắng, phàn nàn.
Điều này cũng có một phần "lỗi" của hệ thống giáo dục khi mà chương trình học khá nặng nề, áp lực sĩ số lớp và căn bệnh thành tích mọc rễ thâm căn cố đế.
Bạn tôi đang làm hiệu trưởng trường mầm non đã từng trăn trở về nghịch lý cấm dạy chữ cho học sinh mầm non nhưng lại yêu cầu khá cao về kiến thức, kỹ năng đối với trẻ lớp 1. Chương trình học nặng nề, sĩ số lớp học lại đông. Vậy nên rất khó để giáo viên có thể quan tâm uốn nắn việc học của từng cháu, huống hồ gì là giấc mơ "cô giáo cầm tay uốn từng nét chữ đầu tiên". Rồi chất lượng cuối năm phải đạt tỷ lệ này kia buộc giáo viên phải dạy thêm ngoài giờ dẫn đến tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan cấm mãi chẳng xong.
Cần chuẩn bị tâm lý nhưng không nhồi nhét
Chuyển từ môi trường vui chơi, nhận biết mặt chữ, mặt số sang học hành nghiêm túc ở tiểu học, trẻ cần một khoảng thời gian chuyển tiếp vừa đủ để chuẩn bị đầy đủ tâm thế làm quen việc học. Bởi vậy, các lớp tiền tiểu học thật sự cần thiết.
Nhưng lớp học này không thể gò trẻ học một cách nhồi nhét, gượng ép về cách đánh vần, tính toán, viết chữ. Lớp học này sẽ giúp trẻ làm quen với không khí lớp học, tư thế ngồi học, cách cầm bút, sự tập trung... Từ đây, sự hứng khởi khám phá điều mới mẻ, tinh thần ham học hỏi mới được khơi lên.
Bởi vậy, mong rằng những ai có con sắp vào lớp 1 hãy bình tĩnh đồng hành cùng con vững bước ở hành trình đầu tiên này. Xin đừng để bọn trẻ mới vào lớp 1 đã sợ học!
Vì sao trẻ không thích học?
Thực tế đang diễn ra xung quanh chúng ta lại toàn là những mảnh ghép buồn bã về sự học của hàng triệu đứa trẻ sắp vào lớp 1. Nếu được hỏi con trẻ thích học không, có lẽ chúng sẽ lắc đầu nguầy nguậy bởi sự học mới bắt đầu đã lắm vất vả, áp lực, có cả mồ hôi và nước mắt.
Theo thanhnien.vn
Gian nan đến trường mùa nước lũ Thơi điêm giữa tháng 10 năm nay, nươc lu dâng cao đa phu trăng cac canh đông ơ cac huyên vung Đông Thap Mươi cua tinh Long An. Nhiêu tuyên đương cung bi ngâp lut, khiên cho hanh trinh tim kiêm "con chư" cua cac em hoc sinh vung lu thêm khó khăn, vất vả. Người dân di chuyển trên Quốc lộ 1A...