Khi giáo viên phải gánh nhiều vai
GV không chỉ dạy HS, mà còn phải cung cấp những kỹ năng GD cho chính phụ huynh. Bởi, không phải phụ huynh nào cũng đủ thời gian và sự bình tĩnh để hiểu về sự phát triển tâm lý, cũng như cách GD tốt nhất cho con mình.
Phụ huynh có thể học được nhiều điều từ giáo viên của con mình
“Mẹ yêu” ở trường
Thầy Đàm Tiến Nam (Hiệu trưởng Trường THCS, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội) cho biết: Trong cuốn sách “Đến, đi và trở về” (cuốn sách do học sinh Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất bản, ghi lại những năm tháng thanh xuân dưới mái trường), có thể tìm thấy hình ảnh một cô giáo được gọi là “mẹ già kính yêu”, hay “siêu đại ca”, hoặc là “mẹ đẹp”… Những GV được HS gán cho nhiều biệt danh thật đẹp, thật đặc biệt chính là những thầy cô được các em tin yêu và tôn trọng.
Chị Nguyễn Hồng Minh (công tác tại VTV7) chia sẻ: “Có lần tôi hỏi một bé: “Cô giáo của con như thế nào?”. Con trả lời: “Cô giáo của con mắt to lắm!”. Tôi thốt lên: “Ôi thế cô xinh lắm nhỉ!”. “Không, mắt của cô to vì lúc nào cũng trợn lên thế này này…” – con miêu tả. Từ đó tôi rút ra một điều, ở trên lớp GV phản ứng với thái độ gì thì chắc chắn HS sẽ ghi nhận lại hình ảnh đúng như thế”.
Dẫn chứng về những ảnh hưởng của GV đối với HS, nhất là HS nhỏ tuổi, chị Hồng Minh kể: “Bạn của con tôi tâm sự: “Cô giáo của con không khiêm tốn đâu, cô rất kiêu căng! Cô bảo cô tinh lắm đấy, một con kiến đi qua cô cũng biết đấy! Con thì không tin như thế!”. Bản thân tôi nghe xong cũng giật mình. Làm thầy cô, làm cha mẹ lắm khi cũng thể hiện với bọn trẻ là người lớn biết nhiều. Nhưng chính trẻ con khi nghe người lớn nói quá lên cũng không tin và kể lại như một chuyện cười”.
Sự tận tâm của GV trên lớp cũng được học trò nhỏ tuổi ghi nhận. Phụ huynh này nhắc lại câu chuyện của cậu con học lớp 1: “Hôm nay có bạn ở lớp tè dầm mẹ ạ, con thấy một bãi nước to trong lớp. Cô giáo nói đấy là mồ hôi của bạn ấy, bạn ấy nóng quá nên mồ hôi ra rất nhiều. Nhưng con thấy có mùi và biết chắc là bạn tè dầm”. Chị hỏi: “Thế tại sao cô lại không nói là bạn tè dầm?”. Ngẫm một lúc cậu bé lớp 1 bảo với mẹ: “Cô nói thế chắc để bạn đỡ xấu hổ”. “Mỗi khi dạy con ở nhà, phân tích đến chuyện gì tôi lại thấy bóng dáng cô giáo của con ở trường trong câu chuyện và suy nghĩ của con. Tôi cũng học được rất nhiều điều từ GV của con qua những câu chuyện con kể”. Chị Hồng Minh cho biết rất ngưỡng mộ GV của con mình. Cô phải xoay xở một lúc với hàng chục đứa trẻ, với nhiều cá tính và tình huống dở khóc dở cười.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Người dẫn dắt hạnh phúc của học sinh
PGS.TS Trần Thành Nam (Trường ĐH Giáo dục) cho rằng từ trước đến nay GV vẫn tập trung chủ yếu vào chuyên môn (dạy môn học của mình): “GV của chúng ta đang yếu nhất kỹ năng GD. Trong tổ chức hoạt động GD, trách nhiệm của thầy cô chủ nhiệm phải gần hơn với HS, phải theo dõi quá trình hoạt động và tiến bộ của HS. Có nhiều trách nhiệm của GV chủ nhiệm liên quan đến khía cạnh hiểu biết về HS trong lớp”.
PGS.TS Trần Thành Nam nhận thấy: “Kỹ thuật quản lý hành vi lớp học ở tầm cao không phải là một hệ thống kỷ luật chặt chẽ và nghiêm khắc. Trong quan hệ ứng xử với HS, phụ huynh, GV phải có sự khích lệ, động viên, không nhìn vào những điểm sai của HS mà phải nhìn ra được những hành vi tốt đẹp”.
“GV chủ nhiệm cần có một số kỹ năng tốt hơn, trong thời điểm này, khi đổi mới GD đang chú trọng đến GD cá nhân hóa. Mỗi GV chủ nhiệm cần phải có kỹ năng lập ra được hồ sơ về tâm lý, đặc điểm nhân cách, nhận thức, năng lực học tập… của HS. Để trên cơ sở đó, các hoạt động GD, dạy kiến thức cũng như rèn đạo đức cho HS phải được cá nhân hóa ở từng HS”- PGS.TS Trần Thành Nam chia sẻ: “Vai trò của GV chủ nhiệm không giống như trước đây ngoài việc dạy học thêm một số trách nhiệm về mặt hành chính, tổ chức một số hoạt động sinh hoạt lớp cho HS. Để GD con người, GV chủ nhiệm cần phải có thêm nhiều kiến thức, trong đó có kỹ năng về GD cá nhân hóa từng HS”.
“GV có vai trò rất lớn, không chỉ dạy HS, dạy con cho những ông bố bà mẹ khác, mà còn phải làm thêm nhiệm vụ cung cấp những kỹ năng GD cho chính phụ huynh. Bởi, không phải phụ huynh nào cũng đủ thời gian và sự bình tĩnh để hiểu biết về sự phát triển tâm lý của con mình, cũng không phải phụ huynh nào cũng biết cách GD tốt nhất cho con mình. Do đó, có rất nhiều sự việc xảy ra ở trên lớp không xuất phát từ các thầy cô, mà từ vấn đề của gia đình. Nhiều khi chính GV phải là người kết nối với phụ huynh, là người tư vấn tâm lý GD cho phụ huynh” – PGS.TS Trần Thành Nam nhận định.
Kết quả GD HS hẳn không thể đo đếm bằng tiền lương, hay phần thưởng mà các giáo viên nhận được. Đó rất có thể là cảm xúc hạnh phúc khi GV được HS yêu quý, phụ huynh tin tưởng; hạnh phúc cũng là khi GV giúp được HS thay đổi, tiến bộ.
Thanh Tuấn
Theo GDTĐ
Gần 800 giáo viên ở Quảng Ngãi đợi lương
Chỉ vì vướng quy định mà gần 800 giáo viên hợp đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi phải đợi lương...
Năm học 2018 - 2019, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Ngãi về quản lý, sử dụng biên chế, hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị tất cả các cơ quan, đơn vị phải chấm dứt hợp đồng với người lao động. Trong đó có các trường học trên địa bàn.
Để đảm bảo nhu cầu dạy và học, một số trường học ở Quảng Ngãi buộc phải tự ký hợp đồng lao động với giáo viên nhưng bị vướng quy định nên Kho bạc Nhà nước không giải ngân.
Nhiều giáo viên hợp đồng phải chờ đợi lương. Ảnh: TV.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay, tại Trường TH Chánh Lộ (TP. Quảng Ngãi) thiếu đến 7 giáo viên.
Đầu năm 2019, trường này đã ký hợp đồng lao động với 7 giáo viên với mức lương từ 2 - 2,5 triệu đồng/tháng. Tương tự, Trường THCS Quảng Phú (TP. Quảng Ngãi) đã ký hợp đồng với 2 giáo viên và 1 nhân viên kế toán để đảm bảo hoạt động...
Đến nay, qua 4 tháng tất cả số giáo viên, nhân viên này đều rơi vào tình cảnh mòn mỏi "đợi" nhận lương.
Một giáo viên hợp đồng, chia sẻ: "Từ ngày không có lương, cuộc sống của tôi vô cùng khó khăn, đã nhiều lần mình muốn bỏ, nhưng do lòng yêu nghề, không nỡ bỏ học sinh giữa chừng.Tôi đã phải đi dạy thêm để trang trải cuộc sống".
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Kiểm - Phó trưởng Phòng GD&ĐT TP. Quảng Ngãi, xác nhận: "Việc các trường học trên địa bàn hợp đồng với giáo viên là đương nhiên. Vì hiện nay, TP thiếu khoảng 200 biên chế".
Ông Đoàn Dụng, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi, cho biết thêm: Thực trạng các trường phải ký hợp đồng với giáo viên để hoàn thành nhiệm vụ năm học vì thiếu biên chế là thực trạng chung trong toàn quốc không riêng gì ở tỉnh Quảng Ngãi.
Tại Quảng Ngãi, hàng năm, xê dịch khoảng từ 700 - 800 giáo viên do nghỉ hưu theo chế độ, nghỉ hưu trước tuổi, luân chuyển công tác ra ngoài tỉnh hay chết do nhiều nguyên nhân. Nên ngành giáo dục phải hợp đồng lao động.
Tháng 10.2018, Nghị định 161 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1.1.2019, không cho hợp đồng trong các đơn vị sự nghiệp công lập vì vậy tỉnh có văn bản chỉ đạo chấm dứt hợp đồng từ ngày 1.1.2019 dẫn đến tình trạng một số trường học để hoàn thành nhiệm vụ năm học phải tiếp tục hợp đồng với giáo viên, nhưng Kho bạc Nhà nước không giải ngân.
Khi thực hiện nghiêm túc Nghị định 161 thì việc giải ngân của Kho bạc Nhà nước cho các lao động này hết sức khó khăn.
Trong thời gian đến, sẽ kiến nghị cấp trên có hướng giải quyết phù hợp và có tổ chức thi tuyển giáo viên sớm.
Theo PLO
Ám ảnh hàng loạt vụ giáo viên có hành vi dâm ô học sinh Chỉ trong 4 tháng đầu năm, cả nước xảy ra hàng loạt vụ giáo viên có hành vi dâm ô học sinh khiến dư luận hoang mang, ám ảnh và phẫn nộ. Hiệu trưởng dâm ô hàng loạt học sinh nam ở Phú Thọ Ông Đinh Bằng My (hiệu trưởng trường THCS dân tộc nội trú Thanh Sơn), người bị tố cáo là...