Khi giáo sinh mầm non… vỡ mộng
Không ít giáo sinh mầm non vừa tốt nghiệp, được nhận đến những trường lớn nhưng sau vài ngày thử việc đã “một đi không trở lại”. Nhiều người dễ dàng từ bỏ ngành nghề mình theo học bao lâu khi vừa chạm ngưỡng thực tế.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Dung, hiệu trưởng trường chuẩn quốc gia mầm non 19 tháng 5 (Q.8, TPHCM) cho hay đầu năm học này, 2 giáo sinh vừa tốt nghiệp được nhận về trường. Sau 2 ngày đứng lớp, chưa kịp làm quen với trẻ, các giáo sinh này đã im lặng nghỉ việc, nhà trường không tài nào liên lạc được. Cũng vì tuyển không được giáo viên (GV) nên trường đành phải để 3 phòng học trống.
Đây cũng là hoàn cảnh chung của không ít trường mầm non tại TPHCM. Việc tuyển được GV đã khó, giữ được họ lại càng nan giải, đặc biệt là đội ngũ GV trẻ vừa ra trường. Đến nay, TPHCM vẫn còn thiếu trên 200 GV so với nhu cầu.
Giáo viên bị “sốc”
Một giáo sinh mới đi dạy kể rằng, cô khiếp xanh mặt khi ngày đầu đến lớp gặp tình huống trẻ bị nôn ói, khó thở vì hóc đồ ăn, rồi nhiều trẻ “ị” trong quần cùng một lúc… Không biết xử lý thế nào, cô đành cầu cứu GV lâu năm ở lớp bên cạnh sang giải quyết giúp.
Quá sợ, hôm sau giáo sinh này nộp đơn xin nghỉ việc dù cho nhà trường năn nỉ cô ở lại chờ tìm người. Cô thật tình: “Em vẫn hình dung khi dạy công việc của mình là mình hát ca, kể chuyện, vui chơi cùng trẻ. Những tình huống trong nghề mình có nghe, có biết, có thấy nhưng không ngờ khi phải trực tiếp xử lý lại khó đến vậy”.
Nói về việc giáo sinh vừa đi làm đã vội nghỉ việc, bà Nguyễn Thị Ngọc Dung phân tích: công việc ở trường mầm non rất cực, vượt sức tưởng tượng của giáo sinh. Quá trình thực tập, sinh viên chỉ được trải nghiệm “bề nổi” khi đóng vai trò phụ việc cho GV chính. Ít nơi tạo điều kiện cho họ được thực hành một cách thực sự. Hơn nữa, thời gian thực tập thường bắt đầu ở kỳ 2 của năm học, khi đó trẻ đã nề nếp, ổn định, ít phát sinh những tình huống bất ngờ làm giáo sinh không lường hết được sự khó khăn.
Thiếu những trải nghiệm thực tiễn cũng là lý do giáo sinh mầm non dễ “lung lay” với nghề. (Ảnh minh họa)
“Thế nên khi chính thức làm việc, họ bị “sốc”. Công việc quá áp lực cùng mức lương lại thấp nhất trong các bậc học nên giáo sinh sớm nghỉ việc tìm cho mình cơ hội khác cũng dễ hiểu. Đây thật sự là một sự uổng phí trong đào tạo khi các em đã dành nhiều năm ăn học nhưng lại không theo nghề”, bà Dung bày tỏ.
Thiếu trải nghiệm
Bà Nguyễn Thị Diệu Hiền, trưởng phòng tuyển sinh trường mầm non tư thục ATY (Q. Tân Phú, TPHCM) cho rằng có quá nhiều nguyên nhân tác động đến GV mầm non trẻ bỏ việc. Thu nhập thấp, công việc áp lực mà đặc biệt việc thiếu trải nghiệm là một trong những lý do dẫn đến việc giáo sinh nghỉ việc ngay khi vừa đi làm.
Xã hội vẫn còn coi nhẹ bậc học mầm non, cho rằng đó là nghề trông trẻ chứ không phải dạy trẻ. Vị thế GV mầm non vẫn bị coi nhẹ so với các cấp học khác. Trong khi, độ tuổi mầm non là giai đoạn trẻ hình thành các phẩm chất về sức khỏe, ngôn ngữ, tình cảm, nhận thức xã hội … tạo tiền đề cho sự phát triển sau này. (Hiệu trưởng một trường mầm non tại Gò Vâp, TPHCM)
Bà Hiền ví giáo sinh mầm non như cô dâu mới về nhà chồng. Lúc chuẩn bị đám cưới, cô dâu luôn nghĩ đến cuộc sống đôi lứa mơ mộng nhưng khi bước chân vào thì phải đối mặt với rất vấn đề. Giáo sinh cũng vậy, việc thiếu trải nghiệm nên họ bị hụt hẫng trước thực tế không như mong muốn hay lý tưởng của mình.
Video đang HOT
“Họ không được trải nghiệm áp lực về công việc chăm trẻ, áp lực từ những người quản lý và đặc biệt là phụ huynh. Khi tuyển GV chúng tôi đều thực hiện thêm việc tư vấn, tra đổi với GV về những khó khăn trong nghề để họ hình dung phần nào và chuẩn bị tâm thế vững hơn “, bà Hiền nói.
Trong suy nghĩ của không ít SV ngành Sư phạm, sau khi tốt nghiệp, đến nhận việc tại một trường nào đó mình sẽ sớm học lên cao học để làm quản lý. Ít nhiều họ biết được khó khăn trong công việc giảng dạy nhưng họ không nghĩ mình phải trải qua hoặc sẽ gắn bó lâu dài với công việc đó.
Một GV mầm non thâm niên tại trường mầm non ở Q.1 (TPHCM) chia sẻ, cô từng gặp rất nhiều giáo sinh ra trường “lung lay” với nghề. Có em chọn nghề theo ép buộc của gia đình, cho em đến khi đi dạy, phát hiện ra mình… chọn nhầm nghề. Đặc biệt có trường hợp giáo sinh sau khi nhận việc đã khóc nói Chẳng lẽ cả đời em cũng như chị, đi trông trẻ chỉ để nhận vài triệu tiền lương sao.
“Thì ra em đã tưởng đi dạy một hai năm rồi sẽ… lên quản lý. Sau khi nói chuyện, tôi đã khuyên em nên cân nhắc kỹ xem mình có yêu thích công việc này không. Nếu không thì nên chọn cho mình con đường khác để khỏi uống phí thời gian, tiền bạc”.
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Dung, để khắc phục tình trạng chưa đi làm đã nản của giáo sinh, ngay từ lúc chọn nghề, người học rất cần được hướng nghiệp một cách cụ thể để có cơ sở xác định sở thích, đam mê của mình. Quá trình học, SV cần được tạo điều kiện để va chạm với thực tế nhiều hơn, giúp các em có tâm lý vững vàng khi đi làm .
Giải quyết vấn đề tận gốc, bà Dung nhấn mạnh, GV cần được nâng cao đời sống, thu nhập cũng như giảm những áp lực không đáng có trong công việc thì họ mới có thể tận tụy theo nghề dạy trẻ lâu dài.
Mùa tuyển sinh năm nay, nhiều trường ĐH, CĐ ở TPHCM đã tăng chỉ tiêu tuyển sinh với ngành Sư phạm mầm non. Điểm chuẩn không cao, cơ hội việc làm nhiều nên “đầu vào” của ngành giáo dục mầm non vẫn đảm bảo. Thế nhưng, thực trạng GV bỏ việc, “rơi” ở đầu ra lại thách thức với vấn nạn thiếu GV.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Những ngành học hữu ích nhất nước Mỹ
Những năm gần đây, vấn đề việc làm đang là nỗi ám ảnh với nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học. Cuộc khủng hoảng kinh tế khiến họ phải đối mặt với những thách thức chưa từng có ở những thế hệ trước. Chính vì thế, Daily Beast vừa công bố danh sách những ngành nghề hữu ích nhất nước Mỹ để cho thấy bằng đại học nào có giá trị ít nhất tính theo cơ hội việc làm và số liệu thống kê về thu nhập.
Để xác định được ngành nghề nào có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn, có thu nhập cao hơn và có triển vọng trong thập kỉ tới, các chuyên gia đã tham khảo nghiên cứu của ĐH Georgetown - những dữ liệu điều tra trong vòng 2 năm để xác định thu nhập liên quan đến chuyên ngành học. Các chuyên gia cũng sử dụng dữ liệu của Cục Thống kê lao động về dự báo việc làm. 5 dữ liệu dưới đây được đánh giá ngang bằng nhau:
- Tỷ lệ việc làm của sinh viên mới ra trường
- Tỷ lệ việc làm của sinh viên đã có kinh nghiệm
- Thu nhập của sinh viên mới ra trường
- Thu nhập của sinh viên đã có kinh nghiệm
- Tăng trưởng việc làm dự kiến từ năm 2010 đến năm 2020
1. Y tá
Tỷ lệ thất nghiệp của SV mới ra trường: 4%
Tỷ lệ thất nghiệp của SV có kinh nghiệm: 1,9%
Thu nhập của SV mới ra trường: 48.000 USD
Thu nhập của SV có kinh nghiệm: 64.000 USD
Tăng trưởng việc làm dự kiến: 26%
Ngành nghề liên quan: Y tá, điều dưỡng
2. Kĩ sư cơ khí
Tỷ lệ thất nghiệp của SV mới ra trường: 8,6%
Tỷ lệ thất nghiệp của SV có kinh nghiệm: 3,8%
Thu nhập của SV mới ra trường: 58.000 USD
Thu nhập của SV có kinh nghiệm: 86.000 USD
Tăng trưởng việc làm dự kiến: 4%
Ngành nghề liên quan: Công nghệ kĩ thuật cơ khí
3. Kĩ sư điện tử
Tỷ lệ thất nghiệp của SV mới ra trường: 7,3%
Tỷ lệ thất nghiệp của SV có kinh nghiệm: 5,2%
Thu nhập của SV mới ra trường: 57.000 USD
Thu nhập của SV có kinh nghiệm: 90.000 USD
Tăng trưởng việc làm dự kiến: 6%
Ngành nghề liên quan: Kĩ sư điện tử, điện tử
4. Kĩ sư dân dụng
Tỷ lệ thất nghiệp của SV mới ra trường: 8,1%
Tỷ lệ thất nghiệp của SV có kinh nghiệm: 4,5%
Thu nhập của SV mới ra trường: 50.000 USD
Thu nhập của SV có kinh nghiệm: 81.000 USD
Tăng trưởng việc làm dự kiến: 12%
Ngành nghề liên quan: Kĩ sư dân dụng
5. Khoa học máy tính
Tỷ lệ thất nghiệp của SV mới ra trường: 7,8%
Tỷ lệ thất nghiệp của SV có kinh nghiệm: 5,6%
Thu nhập của SV mới ra trường: 50.000 USD
Thu nhập của SV có kinh nghiệm: 81.000 USD
Tăng trưởng việc làm dự kiến: 18%
Ngành nghề liên quan: Quản lý công nghệ thông tin
6. Tài chính
Tỷ lệ thất nghiệp của SV mới ra trường: 6,6%
Tỷ lệ thất nghiệp của SV có kinh nghiệm: 5,2%
Thu nhập của SV mới ra trường: 44.000 USD
Thu nhập của SV có kinh nghiệm: 72.000 USD
Tăng trưởng việc làm dự kiến: 23%
Ngành nghề liên quan: Phân tích tài chính
7. Tiếp thị và nghiên cứu tiếp thị
Tỷ lệ thất nghiệp của SV mới ra trường: 7,3%
Tỷ lệ thất nghiệp của SV có kinh nghiệm: 6%
Thu nhập của SV mới ra trường: 37.000 USD
Thu nhập của SV có kinh nghiệm: 65.000 USD
Tăng trưởng việc làm dự kiến: 41%
Ngành nghề liên quan: Phân tích nghiên cứu tiếp thị
8. Toán học
Tỷ lệ thất nghiệp của SV mới ra trường: 6,1%
Tỷ lệ thất nghiệp của SV có kinh nghiệm: 5,1%
Thu nhập của SV mới ra trường: 40.000 USD
Thu nhập của SV có kinh nghiệm: 71.000 USD
Tăng trưởng việc làm dự kiến: 16%
Ngành nghề liên quan: Toán học
9. Kế toán
Tỷ lệ thất nghiệp của SV mới ra trường: 6,8%
Tỷ lệ thất nghiệp của SV có kinh nghiệm: 4,8%
Thu nhập của SV mới ra trường: 43.000 USD
Thu nhập của SV có kinh nghiệm: 65.000 USD
Tăng trưởng việc làm dự kiến: 16%
Ngành nghề liên quan: Kiểm toán và kế toán
10. Tiếng Pháp, Đức, Latin và các ngoại ngữ thông dụng
Tỷ lệ thất nghiệp của SV mới ra trường: 7,9%
Tỷ lệ thất nghiệp của SV có kinh nghiệm: 4,8%
Thu nhập của SV mới ra trường: 32.000 USD
Thu nhập của SV có kinh nghiệm: 50.000 USD
Tăng trưởng việc làm dự kiến: 42%
Ngành nghề liên quan: Phiên dịch và biên dịch
11. Thương mại đại cương
Tỷ lệ thất nghiệp của SV mới ra trường: 7%
Tỷ lệ thất nghiệp của SV có kinh nghiệm: 4,8%
Thu nhập của SV mới ra trường: 37.000 USD
Thu nhập của SV có kinh nghiệm: 60.000 USD
Tăng trưởng việc làm dự kiến: 22%
Ngành nghề liên quan: Phân tích quản lý
12. Giáo dục cơ bản
Tỷ lệ thất nghiệp của SV mới ra trường: 4,8%
Tỷ lệ thất nghiệp của SV có kinh nghiệm: 3,4%
Thu nhập của SV mới ra trường: 33.000 USD
Thu nhập của SV có kinh nghiệm: 40.000 USD
Tăng trưởng việc làm dự kiến: 17%
Ngành nghề liên quan: Giáo viên mầm non và tiểu học
13. Kinh tế
Tỷ lệ thất nghiệp của SV mới ra trường: 9,4%
Tỷ lệ thất nghiệp của SV có kinh nghiệm: 5,7%
Thu nhập của SV mới ra trường: 48.000 USD
Thu nhập của SV có kinh nghiệm: 76.000 USD
Tăng trưởng việc làm dự kiến: 6%
Ngành nghề liên quan: Chuyên gia kinh tế
Theo VNN
Sinh viên kiến tập theo cách mới Không chỉ thực tập ở nước ngoài, nhiều sinh viên năm hai, năm ba năng động hiện đang tham gia vào những chương trình kiến tập ở nhiều nước khác nhau trên thế giới. Dưới đây là câu chuyện của những sinh viên năm ba khoa Thông tin đối ngoại (Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) sau...