Khi Giáo dục công dân bị coi là môn phụ
Liệu một giáo viên bộ môn tự nhiên có thể truyền tải hết nội dung, tầm quan trọng của bộ môn Giáo dục công dân đến học sinh không, hay chỉ coi môn GDCD là môn phụ nên giáo viên đọc chép cho xong?
Ai cũng thắc mắc nguyên nhân từ đâu mà một số bạn trẻ có xu hướng xuống cấp về đạo đức, vậy có ai thấy được nguyên nhân từ đâu không? Theo tôi là từ tất cả những điều trong môi trường chúng ta đang sống. Một con cá được sống trong một môi trường nước tốt được ăn thức ăn tốt nó sẽ cho sản phẩm cá con lành mạnh. Các nhà quản lý giáo dục có bao giờ đi tìm nguyên nhân của việc này chưa? Nền giáo dục toàn diện – toàn diện là đạo đức và tri thức hay học sinh phải học giỏi hết tất cả các môn, hay giáo viên (GV) là những người đa năng? Vì sao tôi hỏi như vậy? Bạn thời phổ thông của tôi hiện đang là GV dạy môn Sinh học, khi GV này xin chuyển công tác về một trường gần nhà, Phòng Giáo dục phân GV này về một trường THCS. Vì hiện tại trường đã đủ biên chế cho GV bộ môn Sinh, nhưng GV phải dạy cho đủ số tiết/tuần thế là GV này phải nhận thêm mấy tiết môn Giáo dục công dân (GDCD).
Đúng rằng khi được đào tạo để trở thành một GV, họ đã được đào tạo kiến thức và đạo đức, họ không chỉ dạy học sinh về chuyên môn của mình mà còn phải uốn nắn học sinh về đạo đức. Nhưng với một GV bộ môn tự nhiên họ có thể truyền tải hết nội dung, tầm quan trọng của bộ môn GDCD này đến học sinh không, hay chỉ coi môn GDCD này là môn phụ nên đọc chép cho xong, còn nếu GV này truyền tải hết cả môn “tay trái” này thì quả là GV của chúng ta đa năng thật.
Khi môn GDCD được dạy cho xong, thì liệu học sinh sẽ được dạy về đạo đức như thế nào?
Ngoài ra, lối sống của giới trẻ có bị ảnh hưởng bởi những kênh giải trí không? Có đấy và những kênh này ảnh hưởng không nhỏ đến cách nhìn nhận về giá trị đạo đức, giá trị cuộc sống, cách cư xử… Vậy mà có bao nhiêu phần trăm những người hoạt động trong ngành nghề này biết được tầm quan trọng của mình với công chúng với xã hội với cả thế hệ trẻ. “Yêu mà không có tiền, cạp đất mà ăn à” – phát biểu đó của một cô “hoa hậu”, tôi thật xấu hổ thay khi đọc những phát ngôn bừa bãi của cô gái này.
Rồi trong gia đình, những ông bố bà mẹ đã thực sự là tấm gương cho con cái chưa? Họ đối xử với cha mẹ mình đúng cách để con cái noi theo chưa, họ đối xử với những người xung quanh có đúng chưa? Nếu một gia đình có cha mẹ cư xử, đối xử đúng mực, thận trọng trong lời nói, không bừa bãi phát ngôn với ông ba cha mẹ mình, với những người hàng xóm và với những người gặp trong xã hội thì con của họ sẽ không có những suy nghĩ, những phát ngôn như vậy.
Trước việc một bộ phận bạn trẻ xuống cấp về đạo đức, đừng đổ lỗi cho một mảng nào hết mà là trách nhiệm của tất cả mọi người.
Video đang HOT
My Dung
Theo dân trí
Du học Mỹ: Những lý do nên học nội trú
Học phí không rẻ nhưng "điểm cộng" mà các trường nội trú ở Mỹ có được là hướng đến sự giáo dục toàn diện, đặt nền tảng vững vàng cho những năm đại học.
Đáng đồng tiền
Theo khảo sát biểu phí của trường nội trú ở Mỹ, trung bình mỗi du học sinh sẽ mất khoảng 40.000 - 50.000 USD/năm học. Con số này khiến không ít phụ huynh e ngại, phân vân.
Nhưng xét về đầu tư lâu dài, đây là chi phí trọn gói ăn ở và học phí trong môi trường học tập với trang thiết bị hiện đại, toàn diện nên đánh giá của nhiều người là "đáng đồng tiền bát gạo" và trong khả năng chi trả, bởi có thể trả hết một lần hoặc chia làm hai đợt.
Ngoài ra, những học sinh học tốt, giỏi ngoại ngữ hoàn toàn có khả năng giành những suất học bổng toàn phần lên đến hơn 40.000USD.
Nguyễn Thanh Hương, học sinh lớp 10 chuyên Anh trường Trần Đại Nghĩa, vừa được nhận học bổng toàn phần trị giá hơn 45.000USD của trường Nữ trung học Grier, bang Pennsylvania.
Hương không phải là trường hợp hiếm hoi của Việt Nam nhận được học bổng giá trị này. Một số trường có tiếng như: Phổ thông Năng khiếu, Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội Amsterdam... hằng năm có hàng chục học sinh giành được học bổng toàn phần từ các trường nội trú danh giá ở Mỹ.
Ông Richard Sherwood, Giám đốc AEG (American Education Group) tại Việt Nam, đánh giá, các học sinh thuộc khối chuyên của một số trường như trên học rất giỏi, nhưng đa số các em thuộc nhóm "mọt sách, chỉ cắm cúi học và học", rất ít tham gia các hoạt động ngoại khóa để phát triển kỹ năng xã hội.
Ông chia sẻ, ngay lần đầu gặp Thanh Hương ông đã nhận thấy cô bé là một học sinh tiêu biểu cho trường phái "học chay" đó. Sau hai năm học nội trú, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, cô bé đã phát triển toàn diện, năng động không kém học sinh Mỹ. Hương tự tin nộp hồ sơ vào trường kinh tế danh tiếng của Mỹ với nền tảng kiến thức vững chắc từ những năm học cấp 3.
Ông Richard Sherwood cũng cho biết thêm, tỷ lệ học sinh học ở trường công đậu vào trường đại học hàng top của Mỹ chỉ ở mức 0,2%, nhưng tỷ lệ này lên đến 40% ở số học sinh học ở những trường tư thục, nội trú và có sự đầu tư sớm.
Phát triển toàn diện
Rõ ràng, cung cấp nền tảng kiến thức vững, môi trường học tập tích cực, hướng đến phát triển các kỹ năng mềm khác như quản lý thời gian, tính tự lập và khả năng lãnh đạo là "bí kíp" các trường nội trú sở hữu.
Bà Annie Lundahl, đại diện Hiệp hội Các trường nội trú (TABS), cho biết: "Ngoài mở đường cho học sinh vào các trường đại học có uy tín, các trường nội trú còn mang lại cho học sinh những lợi ích lâu dài. Học sinh tốt nghiệp từ các trường nội trú đã quen với sự nghiêm túc trong học tập của giáo dục đại học và đã có một số trải nghiệm về sự tự lập. Họ được chuẩn bị để gặt hái thành công và sẵn sàng cho những thay đổi trong cuộc sống".
Bên cạnh đó, theo ông Richard Sherwood, trường nội trú còn giúp học sinh chuẩn bị đối đầu với những thử thách trong cuộc sống khi trưởng thành. Các nghiên cứu cho thấy, họ nhanh chóng thăng tiến trong sự nghiệp và đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng.
Hoàng Nam, cựu học sinh trường Lê Hồng Phong, kể, thời gian đầu Nam hơi khó thích nghi với môi trường nội trú bởi nó khác các trường phổ thông ở Việt Nam. Du học sinh không chỉ cần học tốt, đạt điểm cao, mà còn phải nhiệt tình "lăn xả" vào các hoạt động xã hội.
"Trường nội trú dạy bạn cách trở thành một công dân năng động, có tầm nhìn toàn cầu và bạn sẽ thấy công sức mình bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng",Nam đánh giá.
Một nghiên cứu so sánh giáo dục trung học được thực hiện bởi Nhóm Nghệ thuật và Khoa học của Mỹ tìm thấy mối tương quan mạnh mẽ giữa các trường nội trú và sự thành công sau đại học.
Nghiên cứu cho thấy, học sinh trường nội trú dành thời gian nhiều gấp 2 lần, khoảng 17 giờ/tuần, cho bài tập về nhà so với mức trung bình 8 giờ/tuần của các bạn cùng trang lứa học ở các trường công. 87% học sinh tốt nghiệp trường nội trú cho rằng họ được chuẩn bị tốt hơn cho đại học, rèn được tính tự lập, thích nghi với đời sống xã hội và biết quản lý thời gian.
Theo Tiin
Tại sao nhiều lãnh đạo được phong nhà giáo ưu tú? Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Qúy trao đổi với PV về kết quả xét tặng các danh hiệu nhà giáo ưu tú (NGƯT), nhà giáo nhân dân (NGND) năm 2012 và dự kiến thay đổi trong thời gian tới. Thưa Thứ trưởng, trong đợt vinh danh các nhà giáo Việt Nam năm nay, có một thắc mắc là tại sao tỷ lệ...