Khi giảng viên là doanh nhân
Là người đứng đầu doanh nghiệp, thuộc các lĩnh vực khác nhau nhưng ở họ có chung mong muốn truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho sinh viên.
ThS Bùi Thị Anh Vi (Giám đốc Công Ty TNHH SX Thủy Tinh Đại Dương) với sinh viên HUFLIT. Ảnh: NVCC
Những giảng viên là doanh nhân này đang từng ngày góp phần kết nối sự gần nhau hơn giữa trường học với doanh nghiệp.
Góp sức mở ngành cho trường
Tham gia giảng dạy được cả cho hai khoa (Khoa Quản trị kinh doanh và Khoa Du lịch và Việt Nam học) tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, ThS Nguyễn Đức Minh Trí – Tổng Giám đốc Nam Á Châu Group cho biết, anh bắt đầu khởi nghiệp từ năm 25 tuổi. Đam mê du lịch và từng đặt chân tới rất nhiều quốc gia, sự trải nghiệm về văn hóa, cuộc sống của người bản địa đã giúp anh có nhiều kinh nghiệm chia sẻ với sinh viên trong các giờ giảng dạy của mình.
“Việc điều hành chuỗi công ty du lịch, vận tải và khách sạn trong nhiều năm qua, cùng với sự trải nghiệm của bản thân đã giúp tôi góp phần xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành Du lịch cho nhà trường” – ThS Nguyễn Đức Minh Trí chia sẻ.
Theo anh, doanh nhân đi giảng dạy là một công việc rất đặc biệt. “Đặc biệt ở chỗ kiến thức mà tôi giảng dạy cho học viên được đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế. Đó là sự trải nghiệm khi mình làm kinh doanh, chứ không thuần lý thuyết. Bên cạnh đó, người giảng viên còn đóng vai trò là một nhà nghiên cứu. Các thông tin mới được cập nhật kịp thời và đưa vào giảng dạy trong khóa học” – ThS Nguyễn Đức Minh Trí chia sẻ.
Anh Trí cho rằng, giảng viên doanh nhân thực sự là chiếc cầu nối giữa bạn trẻ và doanh nghiệp. Vì doanh nhân là người thuộc bộ phận lãnh đạo của doanh nghiệp, nên hơn ai hết họ hiểu rõ rằng một ứng viên như thế nào sẽ đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Chính những chia sẻ của giảng viên doanh nhân sẽ rút ngắn khoảng cách cho ứng viên và doanh nghiệp.
ThS Nguyễn Đức Minh Trí – Tổng Giám đốc Nam Á Châu Group. Ảnh: NTCC
Video đang HOT
Giảng dạy giúp cân bằng công việc
Hiện đang tham gia giảng dạy môn Quản trị Makerting và Quản trị chiến lược tại Khoa Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TPHCM (UEF), ThS Nguyễn Văn Hùng – Giám đốc Công ty CP Bất động sản Golden Land (Golden Land) chia sẻ: “Giảng dạy là công việc giúp tôi cân bằng. Đồng thời, khi tiếp xúc với sinh viên giúp tôi củng cố, cập nhật thêm kiến thức và học hỏi nhiều điều từ công việc đi dạy. Nhìn các em năng động, sôi nổi cũng làm cho mình nhiệt huyết hơn”.
Làm tốt việc kinh doanh đồng thời tham gia giảng dạy là sự thách thức về thời gian nhưng đầy thú vị. “Sự trải nghiệm nhiều năm bên ngoài kết hợp với kiến thức nghiên cứu và những vấn đề mới phát sinh giúp tôi có cơ hội truyền đạt lại cho các em một cách có hệ thống hơn. Sinh viên UEF cũng rất năng động. Các em có nền tảng kiến thức khá tốt. Khi các em thực tập và ra trường, nhiều em làm việc tại Golden Land rất hiệu quả. Đồng thời, Ban Giám hiệu nhà trường và lãnh đạo Khoa Kinh tế cũng luôn tạo điều kiện và linh động thời gian để tôi có thể thu xếp công việc và giảng dạy”.
Tham gia lĩnh vực kinh doanh bất động sản được 12 năm, ThS Nguyễn Văn Hùng từng kinh qua các vị trí lãnh đạo tại các tập đoàn lớn như: Đất Xanh Group, Cengroup trước khi ra thành lập Golden Land vào năm 2012.
ThS Nguyễn Văn Hùng – Giám đốc Golden Land đang giảng dạy tại UEF. Ảnh: NVCC
Quay trở lại trường để “trả nợ ân tình”
ThS Bùi Thị Anh Vi là Giám đốc Công ty TNHH SX Thủy Tinh Đại Dương. Công việc hiện tại của Vi là kinh doanh và quảng bá sản phẩm thủ công thủy tinh trong trang trí nội thất. Từng là sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TPHCM (HUFLIT), Anh Vi đang tham gia giảng dạy môn Quản trị học và Quan hệ công chúng tại Khoa Quan hệ quốc tế HUFLIT.
Với Anh Vi, được gặp và chia sẻ kiến thức của mình trong quá trình làm việc thực tế với các bạn trẻ là một niềm vui. Đồng thời, chị cũng nhận thấy “mình có trách nhiệm hơn với cuộc sống, với công việc”. ThS Anh Vi dành phần thu nhập từ giảng dạy, chuyển lại hỗ trợ cho quỹ sinh viên nghèo vượt khó của trường.
“Tôi dạy 1 lần (3 tiết)/tuần và chỉ dạy tại HUFLIT nên không mất quá nhiều thời gian. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác bỡ ngỡ, lo lắng, hồi hộp khi mẹ chở đến trường ngày nhập học. Một trong những thầy cô để lại ấn tượng trong lòng tôi nhiều nhất là thầy Quốc Anh. Lúc đó, sinh viên ở tỉnh như tôi, học thêm là điều gì đó quá xa xỉ. Thầy Quốc Anh đã dạy miễn phí lớp tiếng Anh ngoài giờ cho chúng tôi. Đó cũng là hình ảnh thôi thúc tôi sẽ quay lại trường truyền nhiệt huyết và kiến thức mình đi làm khi có thể…” – ThS Bùi Thị Anh Vi chia sẻ.
Nhận xét hiệu quả của việc các CEO tham gia giảng dạy tại trường, TS Nguyễn Anh Tuấn – Phó Hiệu trưởng phụ trách HUFLIT cho rằng: “Có nhiều cái lợi khi CEO đứng lớp. Trước hết đó là kinh nghiệm thực tiễn, kinh nghiệm thực chiến của các CEO là rất quý giá. Thông tin, lý thuyết thì sinh viên có thể tìm đọc trong sách vở, nhưng thực tiễn luôn sinh động và thú vị hơn. CEO là người có thể mang lại điều đó cho sinh viên. Cái lợi thứ 2 cũng không kém phần quan trọng, đó là phong thái, tính cách và bản lĩnh của CEO. Không CEO nào giống CEO nào. Mỗi người một cá tính. Tuy nhiên thông qua làm việc, tiếp xúc, học tập với từng CEO cụ thể thì sinh viên sẽ học được nhiều hơn nữa từ những người thành công…”.
Nữ sinh Đại học edX - Học để khẳng định chính mình
Đại học edX có những điều mà các trường đại học khác không có và đó cũng là điều ấn tượng với tôi.
Vào những ngày đầu năm mới, tôi ngồi suy ngẫm nghiêm túc về một năm qua của bản thân, từng câu chuyện, từng chặng đường, từng người mình đã gặp, từng việc mình đã làm, từng cung bậc cảm xúc mình đã trải qua, từng bài học mình đã nhận được.
Trong 1 năm vừa qua, quyết định đến với Đại học edX có lẽ là quyết định liều lĩnh nhưng sáng suốt nhất của đời tôi, tôi vẫn luôn cảm thấy như vậy. Sau này khi nói chuyện với rất nhiều các em học sinh lớp 12, các em đều hỏi tại sao chị lại chọn Đại học edX, trường mới như thế chị không sợ à?
Tôi yêu thích kinh doanh và mong muốn được trở thành 1 doanh nhân thành đạt. Có rất nhiều trường đào tạo về kinh doanh nhưng Đại học edX cho tôi hy vọng rằng tôi chắc chắn sẽ thành công ở nơi này. Đại học edX có những điều mà các trường đại học khác không có và đó cũng là điều ấn tượng với tôi. Ví dụ như giảng viên đều là doanh nhân, những người thực sự có quá nhiều kinh nghiệm về kinh doanh và các thầy cô đều đã thành công trên con đường ấy. Hay 100% sinh viên được thực tập ngay từ năm nhất tại các doanh nghiệp, 30% lý thuyết, 70% là thực hành, tôi lại vốn không thích học lý thuyết khô khan, một môi trường năng động như vậy chính là điều tôi hằng mong ước.
'Đ ặc biệt là tôi tìm thấy trong mình sự khát khao muốn làm những điều lớn lao, muốn cống hiến cho đất nước của mình, muốn góp một phần công sức nhỏ bé để 'Chấn hưng giáo dục' Ngô Thị Ly - Sinh viên năm nhất Đại học edX
Ngoài ra, trong quá trình thực tập, sinh viên vẫn sẽ được nhận lương, và tôi nghĩ tôi sẽ rất hãnh diện vì những đồng tiền do chính mình làm ra, tôi có thể dùng nó để giúp đỡ bố mẹ phần nào đó. Không ở nơi nào có được những điều thú vị này ngoài Đại học edX, tôi không muốn bỏ lỡ những trải nghiệm thú vị này và đó là lý do tôi chọn Đại học edX chứ không phải là một trường đại học nào khác. Tất cả những điều đó cũng là điều tôi hy vọng có thể được những trải nghiệm sau khi vào Đại học edX.
Và tất nhiên là tôi được trải nghiệm mô hình học tập ít lý thuyết nhưng nhiều thực hành ấy, được gặp gỡ rất nhiều doanh nhân nổi tiếng, được tham dự rất nhiều sự kiện nhỏ có, lớn có của các doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước, tôi tìm được rất nhiều tài năng tiềm ẩn của bản thân mà trước đó tôi không hề nghĩ mình làm được, ví dụ như tôi có một giọng nói hay và truyền cảm, tôi có khả năng trở thành một MC, tôi có tố chất trở thành một người lãnh đạo, tôi vui vẻ và luôn tạo tiếng cười cho mọi người xung quanh và đặc biệt là tôi tìm thấy trong mình sự khát khao muốn làm những điều lớn lao, cống hiến cho đất nước của mình, tôi tìm thấy những ý tưởng giúp tôi thực hiện mong ước được cống hiến ấy ngay cả khi tôi mới chỉ là một cô sinh viên năm nhất....
'Hôm nay tôi dám làm những thứ người khác không dám làm, ngày mai tôi sẽ có những thứ người khác không thể có, đừng cố giấu đi tài năng của chính mình. Học để khẳng định chính mình' Ngô Thị Ly - Sinh viên năm nhất Đại học edX.
Rất nhiều thứ tôi tìm thấy trong chính mình mà tôi không bao giờ dám nghĩ mình có thể có, có thể làm. Tôi nhận ra mình có thể làm được rất nhiều thứ. Tôi trở nên tự tin, hoạt bát, hòa đồng, bản lĩnh hơn rất nhiều thay vì rụt tè, tự ti, như ngày trước. Và cũng có rất nhiều điều tôi học hỏi được ở nơi đây, ví dụ như chân thành trong tất cả mọi chuyện, biết chú ý tiểu tiết, biết lắng nghe, biết những nghi thức giao tiếp cần có trong kinh doanh, biết cách làm việc nhóm hiệu quả...
Tôi quả thực đã thay đổi rất nhiều từ khi đến nơi này, thấy vui vì tất cả sự thay đổi đó đều theo hướng tích cực. nhưng điều để lại ấn tượng nhất trong tôi về Đại học edX có lẽ là những giảng viên nơi này, tôi cảm nhận được sự nhiệt huyết sôi trào của các thầy cô trong công cuộc đổi mới giáo dục, mang toàn bộ những kinh nghiệm, kĩ năng, kiến thức của mình truyền đạt lại cho những lớp sinh viên trẻ chúng tôi, các thầy dù không nói ra nhưng tất cả chúng tôi đều hiểu một môi trường đào tạo mới mẻ cả về tên tuổi lẫn phương thức giáo dục dù có chất lượng tốt đến như thế nào thì cũng còn quá khó để cho những thế hệ học sinh tiếp theo biết đến và cảm thấy mình sẽ phát triển tốt khi đến nơi này.
Những sự gian nan, vất vả của thầy cô ở thời điểm hiện tại có lẽ không một câu từ nào có thể đủ để diễn tả, đủ để hình dung. Nhưng với những sinh viên Đại học edX, những doanh nhân tương lai, từng ngày, từng ngày gắn bó với các thầy cô trên những chặng đường gian nan đều thấu hiểu tâm tư của các thầy cô và cố gắng hoàn thiện mình hơn mỗi ngày với mong muốn có thể thay các thầy cô gánh một phần trách nhiệm cao cả này trên vai. Quả thực nghĩ đến điều này, trong lòng tôi lại cảm thấy thất vọng về bản thân vô cùng. Vì đã có những thời điểm, vướng phải những luồng suy nghĩ tiêu cực và những vấn đề cá nhân, tôi đã khiến thầy cô phiền lòng.
Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, tôi đã đang cố gắng từ từ cải thiện lại mọi thứ và nỗ lực hơn nữa để cống hiến thật nhiều cho Đại học edX, giúp Đại học edX phát triển vững mạnh trong tương lai. Chỉ hy vọng các thầy cô luôn tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết và luôn yêu thương các sinh viên của mình như hiện tại. Tôi và rất nhiều sinh viên của Đại học edX sẽ cùng thầy cô đi tiếp trên hành trình 'CHẤN HƯNG GIÁO DỤC'. Và dù cho đã có một vài bạn từ bỏ Đại học edX vì những lý do khác nhau, nhưng tôi mong các thầy cô sẽ không buồn lòng vì điều đó, vì tôi và rất nhiều sinh viên ở lại nơi này là để chứng minh chúng tôi yêu nơi này và sẽ mãi vì nơi này mà cống hiến.
' Rất nhiều thứ tôi tìm thấy trong chính mình mà tôi không bao giờ dám nghĩ mình có thể có, có thể làm. Tôi nhận ra mình có thể làm được rất nhiều thứ. Tôi trở nên tự tin, hoạt bát, hòa đồng, bản lĩnh hơn rất nhiều thay vì rụt tè, tự ti như ngày trước' Ngô Thị Ly - Sinh viên năm nhất Đại học edX.
Tôi thật sự yêu nơi này và tự hào vì mình được học tại một trường đại học tuyệt vời như thế. Đây có lẽ sẽ là điều tuyệt vời nhất mà tôi lựa chọn cho thanh xuân của chính mình.
Bố mẹ, con cảm ơn bố mẹ đã luôn tin tưởng những sự lựa chọn của con, luôn hết lòng ủng hộ, dõi theo, làm động lực để con bước tiếp. Cảm ơn thầy cô, những người đã mang đến cho em một môi trường học tập mà em không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào, giúp em thay đổi tốt hơn từng ngày.
Cảm ơn các bạn của tôi ở Đại học edX, con đường tương lai còn ở phía xa, nhưng vì có các bạn, tôi không còn ngại những khó khăn, cảm ơn vì những lúc tôi mỏi gối, chùn chân đã đến bên và giúp tôi kiên cường đi tiếp, chúng ta sẽ cùng nhau chạm tay đến thành công, cùng nhau thay đổi, cùng nhau đưa Đại học edX lên một tầm cao mới!
PV
Theo baodatviet
Tiếp tục một trường cho sinh viên học trực tuyến kỳ I năm học 2020-2021 Ngày 30/7, Học viện Tài chính thông báo tới giảng viên, học viên, sinh viên về việc giảng dạy và học tập trực tuyến học kỳ I năm học 2020-2021, việc dạy học trực tuyến bắt đầu từ ngày 03/8/2020. Theo thông báo của Trường, thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 27/7...