Khi Facebook đi sao chép Google
Trong khi Larry Page, CEO của Google, mô tả Google là “điểm hội tụ cộng đồng” thì Zuckerberg của Facebook lại thao thao bất tuyệt về công cụ tìm kiếm.
2011 là năm tốt lành với Facebook. Cứ mỗi vài tháng, Facebook lại có thêm 100 triệu người sử dụng, lập kỳ tích với thương vụ IPO có giá trị 100 tỉ usd và đã qua mặt đối thủ Google một cách dễ dàng và ấn tượng.
Facebook thu hút nhân tài của Google và đe dọa thu hết nguồn lợi quảng cáo của hãng này. Đáng nói nhất là Facebook đã buộc Google phải thay đổi dịch vụ để trở nên thân thiện hơn với người dùng, xã hội hóa hơn và tất nhiên, giống Facebook hơn. Quả thực, không có gì rõ ràng hơn về việc ta đang cướp cơm của ai đó bằng việc họ cố bắt chước cho bằng ta.
Thế nhưng, năm 2012 đã trở nên khó khăn hơn nhiều cho Facebook. Tốc độ tăng người sử dụng giảm dần và hầu như đình trệ tại Mỹ. Tăng trưởng doanh thu gây thất vọng lớn. Vụ IPO đình đám của Facebook đã trở thành thất bại lớn nhất trong lịch sử Phố Wall. Chỉ vài tuần trước, Tổng Giám đốc (CEO) Mark Zuckerberg đưa ra một hướng đi mới nhằm tăng doanh thu: công cụ tìm kiếm.
Vụ hoán đổi vị trí ngoạn mục giữa gã khổng lồ công nghệ đang trở nên lão hóa với kẻ mới nổi tự mãn khiến giới quan sát không khỏi ngạc nhiên. Năm qua, kẻ thu hút thêm 100 triệu người sử dụng mạng xã hội là Google chứ không phải Facebook. Google Plus, mạng xã hội này, được cho là có giá trị tới 48 tỉ USD, bằng 1/5 giá trị vốn hóa của Tập đoàn.
Video đang HOT
CEO của 2 tập đoàn Google và Facebook thậm chí đã nói về công ty mình mà người nghe cứ ngỡ họ đang nói về đối thủ. Larry Page, CEO của Google, mô tả Google là “điểm hội tụ cộng đồng”, trong khi Zuckerberg thì thao thao bất tuyệt về công cụ tìm kiếm.
Những cuộc “tổng công kích” này không lạ trong thế giới kinh doanh hiện đại. Sau cạnh tranh là sao chép. Giống như trên thị trường điện thoại thông minh, sao chép và kiện cáo vì bằng sáng chế không chỉ là cuộc đua giữa những người dẫn đầu mà còn gây tác động lớn và trở thành điểm yếu của toàn ngành.
Điều quan trọng hơn, tìm kiếm hay mạng xã hội đều không phải là ngành kinh doanh đòi hỏi vốn đầu tư lớn, mà đòi hỏi một giá trị mới. Người sử dụng đổ xô đến các mạng xã hội vì họ có thể liên lạc với bạn bè và giữ ấm các mối quan hệ, nhưng việc này không hề làm suy yếu hệ thống tìm kiếm. Vì vậy, việc Google và Facebook muốn tiến sâu vào lĩnh vực của nhau được cho là một động thái lỗi thời.
Một số ý kiến cho rằng Facebook phát triển sẽ đe dọa nghiêm trọng doanh thu quảng cáo của Google. Nhưng trên thực tế, người dùng có thể dành rất nhiều thời gian trên mạng xã hội, nhưng họ tìm kiếm bạn bè, các mối liên hệ, hiếm khi họ xem quảng cáo. Trong khi đó, người dùng hệ thống tìm kiếm cần thêm thông tin và họ sẵn lòng kích chuột vào quảng cáo nếu thấy nội dung phù hợp với mục đích tìm kiếm.
Vì thế, kế hoạch dấn thân vào lĩnh vực phát triển công cụ tìm kiếm của Facebook dường như là một động thái đáng xấu hổ vì điều này cho thấy họ không còn gì mới hơn, sáng tạo hơn. Tuy nhiên, với chiến lược xã hội hóa sâu sắc hơn nữa tổ hợp dịch vụ của mình, ý tưởng này của Zuckerberg có vẻ không tồi nếu xét đến việc cải thiện nguồn doanh thu tương lai của Facebook.
Công cụ tìm kiếm cũng không phải là lĩnh vực duy nhất mà Facebook sao chép. Cách đây vài tháng, Facebook đã cho ra đời Facebook Exchange, cho phép mạng quảng cáo (ad network) sử dụng lịch sử duyệt web của người sử dụng để nhắm vào mục tiêu quảng cáo hiển thị (display ads) phù hợp, bên cạnh quảng cáo Facebook thông thường. Facebook Exchange, rất giống với Ad Exchange của Google. Điều đó cho thấy nỗ lực của Facebook trong việc cải thiện tỉ lệ kích chuột vào quảng cáo của người dùng, vốn đang ở mức khá thấp.
Hai bên còn đang cạnh tranh nhau (và tất nhiên, sao chép nhau) trên nhiều lĩnh vực khác. Facebook Photos được coi là đang cạnh tranh trực tiếp với Google Picasa và Facebook Messaging thì sao chép GTalk.
Theo báo cáo gần đây của eMarketer, doanh thu quảng cáo của Google và Facebook sẽ tăng trưởng trong năm nay, mặc dù Google sẽ phát triển nhanh hơn. Quảng cáo có hình ảnh của hãng này sẽ tăng từ mức 13,5% năm ngoái lên 15,4%. Facebook tăng ở mức khiêm tốn hơn, từ 14% lên 14,4%. Vào năm 2014, vẫn theo báo cáo này, Google sẽ kiểm soát 21,2% thị trường quảng cáo hiển thị và Facebook là 15,5%.
Những nỗ lực không mệt mỏi của Facebook, nhất là quảng cáo di động đang bước vào giai đoạn thử nghiệm, có thể giúp Facebook giành được thị phần lớn hơn dự đoán này. Việc Facebook có ý định nghiêm túc với công cụ tìm kiếm thậm chí còn tốt hơn nữa. Và khi giá cổ phiếu Facebook càng tăng, Google càng bị lấn sân.
Sự cạnh tranh giữa hai tập đoàn hàng đầu này sẽ không bao giờ chấm dứt. Sau vụ IPO thất bại, sự đối đầu này sẽ sớm trở thành câu chuyện thú vị nhất tại Thung lũng Silicon trong năm nay.
Theo Genk
Ngược đời ở Facebook: Giá cổ phiếu tăng lúc đáng ra phải giảm
Khoảng 800 triệu cổ phiếu hiện đang thuộc quyền sở hữu của nhân viên Facebook được mở khóa (được quyền bán ra thị trường chứng khoán). Số cổ phiếu này gấp khoảng 4 lần số cổ phiếu được bán ra vào kỳ IPO (khởi bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng).
Thường thì những ngày mở khóa này, giá cổ phiếu của các công ty sẽ giảm do nhân viên bán cổ phiếu ra lấy tiền chi tiêu. Đặc biệt, trong hoàn cảnh giá cả của các công ty internet khác không được tươi sáng cho lắm thì càng khiến các nhà đầu tư hy vọng cổ phiếu Facebook sẽ xuống giá.
Thế nhưng, cổ phiếu của Facebook đã tăng 12,59% và khối lượng giao dịch tăng gấp 4 lần so với trung bình trong vòng 50 ngày qua. Tại sao lại vậy?
Phần lớn nguyên nhân của vấn đề là việc nhân viên Facebook không bán ra nhiều cổ phiếu như các nhà đầu tư mong đợi. Và, các nhà đầu tư, trong hy vọng có thể mua cổ phiếu Facebook ở mức giá hời nhất đã thất vọng. Mong muốn dìm giá Facebook xuống thấp hơn để có thể mua vào gần như phá sản sau khi Facebook công bố báo cáo tài chính quý 3, cho thấy một tương lai kiếm tiền sáng sủa hơn trên di động.
Vì thế, khi không thể dìm tiếp giá Facebook, các nhà đầu tư buộc phải mua vào, trong lo ngại giá cổ phiếu Facebook sẽ tăng cao trở lại. Tuy một số nhà phân tích như Brian Wieser của Pivotal Research Group nói rằng trong vài tuần tới thì khoảng hơn một nửa số cổ phiếu được mở khóa đợt này sẽ được bán ra, theo Reuters. Nhưng có lẽ chính các nhân viên Facebook vẫn đang đợi những mức giá cao hơn hiện tại.
CEO kiêm nhà sáng lập Mark Zuckerberg cam kết sẽ không bán cổ phiếu mình nắm giữ ở Facebook trước tháng 9/2013. Điều này cũng làm tăng thêm sự tin tưởng của nhân viên và các nhà đầu tư vào tương lai mạng xã hội lớn nhất thế giới. Trước đây, Zuckerberg cũng từng bán lượng cổ phiếu giá trị 1,6 tỷ USD để trả các chi phí về thuế sau vụ IPO của Facebook.
Theo Genk
Các mạng xã hội hợp tác chống lại mạng Google Đài tiếng nói nước Nga đưa tin, các mạng xã hội gồm Facebook, Twitter và MySpace đang hợp tác chống lại công cụ tìm kiếm hàng đầu thế giới Google. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) Hiện kỹ sư của các mạng xã hội lớn nhất thế giới nói trên đã khởi động Dự án Focusonuser. Họ lập luận rằng mục đích của dự...