Khí đốt từ Mỹ không thể ảnh hưởng xuất khẩu năng lượng của Nga
Tổng thống Nga Putin đã loại bỏ khả năng nguồn cung khí đốt từ Mỹ sang châu Âu sẽ làm ảnh hưởng tới doanh thu bán khí đốt của Nga và cho biết các công ty Mỹ nên tập trung thị trường châu Á.
“Nhằm xuất khẩu khí đốt hoá lỏng, cơ sở hạ tầng phải được xây dựng ở cả hai bờ Đại Tây Dương và chắc chắn cả Mỹ và châu Âu đều hiểu điều đó. Điều này sẽ tiêu tốn cả thời gian lẫn tiền bạc”, tổng thống Putin nói với các lãnh đạo công ty trong hội nghị kinh tế quốc tế ở St. Pertersburg.
“Giá khí đốt ở vùng châu Á Thái Bình Dương đang cao hơn khoảng 1,6 lần so với châu Âu. Đó là minh chứng cho việc các công ty Mỹ đầu từ vào thị trường châu Á sẽ có lãi hơn. Không ai muốn bỏ qua một cơ hội để kiếm được nhiều tiền hơn”, ông Putin nói thêm.
Ông Putin nhận định rằng Mỹ chưa thể thay thế được mọi hoạt động cung cấp khí đốt từ Nga
Video đang HOT
Sau khi công nghệ “phân rã thuỷ lực” bùng nổ ở Mỹ, điều đang dần khiến nước này vượt Nga trở thành nhà sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới, Washington đã thay đổi lại lệnh giới hạn xuất khẩu khí đốt. 7 công ty đã được trao quyền xuất khẩu và rất nhiều cảng khí hoá lỏng, cần thiết cho việc xuất khẩu, đang được xây dựng.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Mỹ có thể thay thế Nga trong mọi hoạt động cung cấp khí đốt. Năm 2013, riêng tập đoàn Gazprom đã đạt mức xuất khẩu 162,7 tỉ m3 khí đốt sang châu Âu, chiếm khoảng 1/3 nhu cầu khu vực này. Để thay thế được điều đó, Mỹ phải điều chỉnh 1/4 lượng khí đốt của mình sang châu Âu. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng để vận chuyển khí đốt từ Mỹ sang châu Âu mới chỉ được lên kế hoạch xây dựng vào khoảng năm 2017 đến 2020.
“Giá khí đốt từ Nga rất cạnh tranh, và điều quan trọng là chúng tôi đặt giá sau khi đã nghiên cứu rất kĩ những nhân tố có thể khiến nó thay đổi”, tổng thống Putin nói về những hợp đồng lâu dài mà Gazprom kí kết với các khách hàng quốc tế.
Ngoài việc phân tích về khí đốt của Mỹ, ông Putin khẳng định Nga sẽ tiếp tục phát triển ngành công nghiệp năng lượng: “Chúng tôi không những có kế hoạch duy trì và phát triển vị thế của mình là một nhà sản xuất khi đốt hàng đầu, mà sẽ còn cố gắng trong việc thay đổi chất lượng trong ngành công nghiệp này”.
Nga mở cảng khí hoá lỏng đầu tiền ở vùng Sakhalin vào năm 2009 và có kế hoạch mở thêm 4 cảng tương tự trong những năm tới. Tất cả đều nằm ở vùng duyên hải phía đông đất nước.
Theo ANTD
Châu Âu vẫn muốn duy trì thoả thuận khí đốt với Nga
Hội đồng châu Âu (EC) hi vọng hợp đồng cung cấp khí đốt từ Nga sang Trung Quốc sẽ không làm ảnh hưởng đến thoả thuận khí đốt Nga - EU từ lâu nay, người đại diện của EC, bà Sabine Berger phát biểu vào 22/5.
"Chúng tôi sẽ không đưa ra lời nhận xét gì về thoả thuận Nga - Trung Quốc. Tuy nhiên, tôi muốn gợi nhắc lại rằng châu Âu luôn là một thị trưởng tin cậy và hấp dẫn đối với khí đốt Nga trong nhiều năm qua. Do đó, tôi hi vọng sự cung cấp khí đốt vẫn được tiếp duy trì theo thoả thuận từ trước đó", người đại diện của EC, bà Sabine Berger cho biết.
Hội đồng châu Âu (EC) hi vọng Nga vẫn thực hiện đúng thoả thuận cung cấp khí đốt cho châu Âu
Giữa những căng thẳng chính trị của Moscow và Brussels về tình hình Ukraine, EU đã có kế hoạch thoát dần khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt từ Nga. Trong khi đó, Nga cũng thúc đẩy việc tìm kiếm đối tác mới, cụ thể gần đây nhất là hợp đồng giữa tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom và tổng công ty xăng dầu Trung Quốc (CNPC) đã được kí kết vào 21/5. Theo đó, Nga sẽ cung cấp 38 m3 tỉ khí đốt mỗi năm cho Trung Quốc.
Vào tháng 3/2013, Gazprom và CNPC đã kí một bản ghi nhớ về việc cung cấp khí đốt từ Nga sang Trung Quốc qua đường dẫn dầu phía đông của Siberia. Thoả thuận này đã được hoãn lại một vài lần vì vấn đề giá cả.
Thành viên của Quốc hội châu Âu cũng khuyến khích việc giới hạn quan hệ với các công ty năng lượng Nga, bao gồm ngừng xây dựng dự án South Stream, vốn nhằm mục đích vận chuyển khí đốt từ Nga sau châu Âu qua đường dẫn dầu ở Ukraine.
Ngoại trưởng Thuỵ Điển Carl Bildt cho biết các bộ trưởng ngoại giao EU đang bàn bạc về việc áp đặt thêm một lệnh trừng phạt mới lên Nga dựa vào tình hình Ukraine, đặc biệt là khi cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra vào ngày 25/5. Phương Tây cho biết lệnh trừng phạt thứ 3 này sẽ nhắm vào tất cả các ngành kinh tế quan trọng của Nga.
Moscow đã liên tiếp phản ứng với những lời đe doạ này bằng việc khẳng định việc trừng phạt kinh tế là không thích hợp và cảnh báo về việc phản tác dụng của phương pháp này.
Theo ANTD
Vấn đề khí đốt: Nga yêu cầu thanh toán trước, nhưng vẫn mở đường cho đối thoại Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Nga vẫn để mở cuộc đối thoại liên quan đến vấn đề khí đốt với Ukraine, tuy nhiên việc yêu cầu Ukraine thanh toán trước các đơn hàng khí đốt vẫn là điều Moscow bắt buộc phải làm. "Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng chúng tôi buộc lòng phải đưa ra quyết định này....