Khi dế yêu trở thành công cụ để teen đối phó với việc học
Trong giờ học, teen thường sử dụng dế của mình để làm gì? Cùng điểm qua một vài “phát minh” xấu này nhé!
Công cụ giết thời gian
Nhiều teen trong các giờ học, đặc biệt là những giờ của các môn bị coi là phụ, là không quan trọng bởi môn này không thi, khiến cho teen thường không chú ý tới thầy cô giảng bài và có tâm trạng khá là buồn chán. Vì thế 45 phút cho một tiết học đối với teen dường như dài cả giờ đồng hồ vậy. Biết làm gì cho khỏi chán và thấy thời gian trôi qua thật nhanh bây giờ? Nói chuyện riêng – không ổn, sẽ bị làm ồn lớp học. Hay là ngủ – thầy cô không mấy thiện cảm với hình ảnh ngủ gật trong lớp. Xem ra cách nào cũng không ok. Chỉ còn cách là dùng dế yêu thôi. Mình teen có thể tha hồ làm những gì mình thích. Online chát chít rồi thì “chém gió” đủ thứ chuyện trên trời dưới đất mà vừa không lo làm ảnh hưởng tới ai, lại vừa không lo thầy cô để ý. Hoặc teen vô tư “phiêu” cùng những game độc đáo trên điện thoại của mình. Chán rồi, bạn có thể chuyển sang lướt web, đọc truyện,…
Tất cả những việc làm này khiến teen thấy thời gian trôi nhanh vô cùng. Chẳng mấy chốc, giờ ra chơi đã đến. Tuy nhiên trong suốt quá trình học như thế này thì lượng kiến thức mà teen thu nhận được chỉ là con số 0 tròn trĩnh.
Công cụ ghi bài hiệu quả nhanh chóng
Chắc nhiều mem đang thắc mắc tại sao điện thoại lại có thể giúp teen ghi bài được. Thực ra vấn đề này chẳng có gì là khó hiểu cả. Chỉ cần một chiếc điện thoại có chức năng chụp ảnh hoặc ghi âm thì bạn đã hoàn toàn yên tâm với việc không cần phải hì hụi, cắm cúi ghi ghi chép chép bài giảng của cô, hay những bài tập được chữa mẫu. Bởi teen đã nghĩ ra một cách được coi là cực kì “thông minh” đó là chụp ảnh lại bằng dế yêu. Hoặc ghi âm lời cô giảng bài. Về nhà chỉ cần mở điện thoại ra là có ngay. Có thể nói hình thức ghi bài bằng điện thoại như thế này, hiện nay đang rất phổ biến và được teen rất ưa chuộng.
Tùng (19t) cho biết: “Học cấp 3 cũng như học đại học, thầy cô không còn đọc cho chép nữa. Mà nhiều người để học sinh nghe và tự ghi chép theo cách hiểu của mình. Thế nên tốt nhất là thầy cô giảng gì cứ ghi âm lại cho chắc ăn, vừa đỡ phải “mất công” suy nghĩ lại nhanh chóng hiệu quả. Với những bài tập thầy cô chữa khá nhanh, ghi không kịp hay là ngại ghi, đợi đến khi cô chữa xong hết thì nhiều bạn trong lớp dùng điện thoại của mình chụp lại. Theo các bạn ấy thì làm như thế thì vừa nhanh mà lại tha hồ tán gẫu và làm việc khác.”
Mỗi lần ghi là một lần thêm nhớ. Thế nên cách học tốt nhất là teen hãy tập trung nghe thầy cô giảng bài, và tự ghi những gì mà mình cảm thấy là cần thiết vào vở tùy theo cách học của mỗi người sao cho dễ học thuộc và dễ hiểu nhất. Chụp ảnh hay ghi âm lại bằng điện thoại mà không để ý thầy cô chữa bài như thế nào thì thực sự khiến teen rất khó có thể hiểu và tiếp thu được bài.
Video đang HOT
Công cụ đối phó với bài kiểm tra, bài thi
Trước khi kiểm tra hay thi, đương nhiên thầy cô sẽ thông báo trước cho teen. Thế nhưng thay vì ôn bài cẩn thận thì nhiều teen đã nghĩ ngay tới biện pháp dùng phao. Bởi theo lí do nhiều teen đưa ra là “những chỗ mình học thì thầy cô không cho vào, những chỗ mình không học thì lại có trong đề thi. Thế nên có học cũng vô ích mà thôi.” Cách tốt nhất là khi nào thầy cô phát đề thì phân nhau ra giở phao mà làm. Và điện thoại là một trong những “loại phao” tốt nhất, có nhiều tính năng nhất. Teen có thể dùng điện thoại nhắn tin kết quả cho nhau. Không những thế, nếu nội dung không có trong sách giáo khoa thì teen chỉ việc lên Google và search. Đặc biệt là với môn Tiếng Anh, từ nào không biết nghĩa, teen cũng chỉ cần vài thao tác trên dế yêu là tra ra ngay nghĩa của từ này…
Nếu may mắn trót lọt thì teen cảm thấy bài kiểm tra, bài thi hôm ấy thật thành công mĩ mãn. Nhưng nếu chẳng may gặp phải thầy cô mà theo như lời teen thường nói là “hắc ám” thì thôi rồi. Dù có làm cách nào thì teen cũng không thể dùng phao được đâu và dế yêu khi đó sẽ là vô tác dụng. Vì thế teen hãy học bài và ôn tập thật cẩn thận để chuẩn bị cho các kì thi quan trọng. Đừng để nước đến chân mới nhảy, rồi khi nhảy không kịp thì tính đến chuyện dùng phao.
Không ai có thể phủ nhận sự hiện diện của dế yêu có vai trò quan trọng như thế nào trong đời sống của chúng ta. Nhưng teen hãy biết cách sử dụng nó như thế nào cho hợp lí nhé!
Theo TTVN
Teen và những cách "đối phó" với tiết học nhàm chán
Có vài môn học luôn khiến teen cảm thấy khó chịu, mệt mỏi trong người. Những tiết học nhàm chán ấy trôi qua một cách nặng nề và teen sẽ đối phó với những giờ học ấy như thế nào?
Nhìn mơ màng ngoài cửa sổ
Đây là tâm trạng của teen khi học phải những môn nhàm chán, lúc đó một số teen thì rơi vào trạng thái lim dim ngủ, một số teen khác thì thả hồn ra ngoài cửa sổ. Nhất là những teen ngồi gần cửa sổ, có gió thổi nhè nhẹ, thầy cô giảng như ru ngủ thì lúc này teen chỉ có gục mặt xuống bàn mà thôi.
Đa số teen cho rằng môn khiến mình mơ màng nhiều nhất là môn Văn, giờ học này teen sẽ phải vận dụng khả năng liên tưởng và tưởng tượng nhiều. Điều đó đồng nghĩa với việc mỗi khi suy nghĩ, teen sẽ thường hay nhìn mơ màng ra ngoài cửa số để lấy cảm hứng.
Lén lút nhắn tin, chuyền thư
Việc sử dụng điện thoại ở trong trường đã trở nên phổ biến nên teen lấy điện thoại ra làm công cụ để "giết" thời gian ở những tiết học buồn chán. Chỉ cần để ý một chút sẽ thấy rất nhiều bạn một tay thì ghi bài một tay thì nhắn tin chíu chíu.
Cũng giống như nhắn tin nhưng một số teen muốn "tám" chuyện bằng cách chuyền thư cho nhau. Nhất là những cặp đôi trong lớp học thì mức độ chuyền thư đến chóng mặt.
Dấu hiện để biết được teen đang lén lút như thế này là thỉnh thoảng ta sẽ nhìn thấy những teen ấy tủm tỉm cười, mải mê chú ý vào chiếc điện thoại và những tờ giấy gấp ba gấp tư.
Teen vẫn hay chuyền giấy trò chuyện trong những tiết học buồn tẻ. (Ảnh minh họa)
Liên tục xem giờ
Nhìn tiết học đến chán nản, một số teen ngồi đếm từng phút từng giây của đồng hồ trôi qua. Cứ lâu lâu teen lại liếc qua cái đồng hồ vài lần và càng nhìn teen càng cảm thấy thời gian sao mà trôi qua một cách chậm chạp. Khó chịu nhất là những teen không có đồng hồ phải nhờ coi hộ, cứ chốc lát lại hỏi giờ khiến cho đối phương bực mình.
Dù ta có chán nản cỡ nào thì cũng không nên làm ảnh hưởng đến việc học của bạn mình. Nếu thấy quá mệt mỏi, teen hãy thả lỏng cơ thể, hít một hơi thật sâu, làm như thế sẽ thấy thời gian trôi qua nhanh hơn và cũng không thấy buồn ngủ nữa.
Lôi bài môn khác ra học
Một trong số những cách mà teen thường dùng nhất đó chính là học môn này nhưng lôi bài môn khác ra học. Teen cho rằng đây là cách giết thời gian hiệu quả nhất mà lại tiết kiệm được thời gian học bài môn kia. Tuy nhiên bỏ môn này mà lôi môn khác ra học là không nên.
Q.Loan (teen 12 THPT Thái Phiên) nói rằng: "Với những môn không quan trọng và chỉ cần đủ điểm thì tốt nhất chỉ nên học đối phó mà thôi. Tập trung vào ba môn chính khiến mình bỏ bê mấy môn khác, tuy biết vậy là không đúng nhưng mình không thể nào hứng thú học những môn đó được. Vì thế, vào những tiết học đó mình thường lấy sách vở môn khác ra học, tất nhiên là học lén lút".
Học xen kẽ như thế này tuy giúp teen tiến bộ hơn trong mấy môn chính nhưng đồng thời tỏ ra thiếu tôn trọng với thầy cô giáo bộ môn. Môn nào cũng quan trọng và hữu ích riêng nhưng teen chỉ chú trọng những môn mình thích học. Thầy cô sẽ rất khó chịu và buồn khi biết được có nhiều học sinh đem bài môn khác ra học trong giờ của mình.
Tạm kết
Dù teen có không thích những môn học đó như thế nào thì cũng không nên có những hành động và biểu hiện không coi trọng bộ môn đó. Nếu teen cảm thấy không hứng thú thì cũng nên nghiêm túc hơn trong giờ học, đừng đem giờ học ra làm những việc riêng, nhất là gây khó chịu với mọi ngươi xung quanh.
Theo PLXH
Hàng trăm học sinh tự "mổ xẻ" phương pháp học Hàng trăm học sinh THPT từ các trường trên khắp khu vực Hà Nội đã tập trung tại Trường THPT Việt Đức (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) để cùng dự Diễn đàn Phương pháp học tập, chia sẻ tài liệu trong học sinh khối THPT do Thành đoàn Hà Nội tổ chức ngày 10/11/2011. Muốn học tốt, phải soi lại mình Ngay từ...