Khi đàn ông là… mẹ hiền
Nhắc đến nghề giáo viên mầm non, nhiều người sẽ cho rằng đây là nghề không có chỗ cho đàn ông. Thế mà, vẫn có những “người đàn ông mẹ hiền” hiếm hoi làm nên sự thú vị của nghề nuôi dạy trẻ.
Các thầy giáo mầm non làm nên sự thú vị của nghề nuôi dạy trẻ
“Gươm giữa rừng hoa”
Có thể sự hiếm hoi của những người đàn ông làm nghề giáo viên mầm non là “đếm được trên đầu ngón tay”. Người ta đã quen với những cô nuôi dạy trẻ trìu mến, dịu dàng, yêu thương trẻ thơ, đã quen với những “mẹ hiền” nữ giới.
Chẳng bởi thế mà biết bao bài hát về giáo viên mầm non, có nhạc sĩ nào “dám” nghĩ đến việc viết về “thầy nuôi dạy trẻ” đâu. Nào là “Một mai khi em lớn lên/ Đừng quên khi đi nhà trẻ/ Quên Cô giáo người nuôi em khoẻ/ Quên Cô giáo người chăm em ngoan”, nào “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo/ Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”, “Mẹ của em ở trường, là cô giáo mến thương”…
Bởi thế, khi một thầy giáo chọn con đường làm “mẹ hiền”, đó quả là một con đường đầy đơn độc và khác biệt. Như câu chuyện của thầy Nguyễn Phương Bình – giáo viên mầm non Trường Mầm non 1, quận 5 , TP.HCM. Khi quyết định chọn nghề giáo viên mầm non, thầy Bình đã khiến cho gia đình và bạn bè hết sức “sốc”.
Gia đình thì khó hiểu trước lựa chọn của thầy Bình, còn bạn bè thì ra sức can ngăn, với những lý do thông thường là làm thầy giáo mầm non vừa vất vả, nhiều áp lực, lại thu nhập rất thấp. Chưa kể đây là một nghề đặc thù nữ giới, đàn ông theo nghiệp mầm non có vẻ… sai sai.
Không chỉ thế, khi đã vượt qua được ngần ngại, bước chân vào con đường làm giáo viên mầm non, các thầy giáo cũng luôn đối mặt với sự “một mình” như thế: Một mình trong một lớp học toàn nữ, một mình trong một ngôi trường toàn cô giáo. Như chuyện về thầy Trần Tỉnh Lỵ (SN 1969), giáo viên mầm non duy nhất ở Bình Phước.
Thầy từng kể rằng, thời mới quyết định theo con đường giáo viên mầm non, nghĩa là cách đây hơn hơn 30 năm, khi vừa nhập học được 10 ngày, thầy được nhận thông báo cho nghỉ, vì “làm đàn ông chắc không theo nổi nghề”, rằng sợ kinh phí thất thoát, uổng phí. Kể cả sau khi khẳng định quyết tâm, nhập học lại, thầy vẫn là nam sinh duy nhất của trường, của kí túc xá, đối mặt với biết bao phiền phức khi sinh hoạt chung với chung quanh toàn những cô giáo tương lai. Đến nay, thầy Lỵ vẫn là nam giáo viên mầm non duy nhất của tỉnh Bình Phước.
“Gươm lạc giữa rừng hoa” là cách nói đùa về những chàng trai hiếm hoi trong một tập thể nữ, điều này có vẻ không sai với các chàng trai làm nghề “nuôi dạy trẻ”. Không hiếm hoi sao được, bởi nghề giáo viên mầm non đúng là một nghề quá đặc trưng của nữ giới, cần cái sự tỉ mỉ chăm chút, cần cái sự dịu dàng, thỏ thẻ của các cô giáo đối với trẻ thơ.
Đàn ông thì khó mà có được điều đó. Huống hồ, đàn ông chí lớn, còn công việc dạy trẻ có dễ dầu gì, quanh quẩn ở bức tường lớp học bé tí, với bầy trẻ thơ, với mức lương eo hẹp và làm gì có khả năng thăng tiến ở một môi trường như thế. Thế nên, những người đàn ông hiếm hoi chọn “con đường mẹ hiền” ấy, phải là những người yêu nghề và dũng cảm vô cùng.
Video đang HOT
Những vất vả của “mẹ hiền”
Khỏi phải nói cũng có thể hiểu, giáo viên dạy trẻ là một trong những lĩnh vực nhiều vất vả nhất trong nghề giáo nói chung. Với những người phụ nữ mà bản năng đã có tình mẫu tử, có lòng yêu thương, săn sóc trẻ thơ, có sự chu đáo, kiên nhẫn, theo đuổi nghề đã không dễ dàng. Thế nên mới có chuyện, nhiều cô giáo, nhiều bảo mẫu đi theo nghề vì yêu nghề, mà cuối cùng bỏ nghề vì không chịu nổi áp lực. Hoặc có người thay đổi tâm tính, vì nông nổi mà bạo hành các cháu.
Huống chi, khi “mẹ hiền” là cánh đàn ông. Đàn ông, với sự mạnh mẽ, thiếu kiên nhẫn, thiếu tỉ mẩn và thiếu cả sự dịu dàng hiền thục mà phải đi chăm cả bầy trẻ thơ với biết bao trò quấy phá, thì khó khăn biết nhường nào.
Nào là chăm bón cho các cháu ăn, lo chuyện ngủ, rồi giáo dục, hướng dẫn, rồi chuyện vệ sinh… Hay những chuyện rất đỗi “nhi nữ thường tình” là chải đầu, rửa mặt, tết tóc cho các bé thơ. Để làm được những điều này, những người đàn ông ấy phải có một nghị lực, một sự cố gắng lớn gấp nhiều lần so với cô giáo.
Như trường hợp của thầy giáo trẻ Thái Hồng Duy, Trường Mầm non 19/5 TP.HCM. Thầy Duy từng chia sẻ, thời gian đầu không ít những khó khăn, lóng ngóng khi chưa quen việc, nhất là những việc tết tóc, bón cơm, hay vệ sinh cho trẻ. Nhưng nỗ lực rồi mọi thứ cũng quen. Ngoài chuyện vệ sinh thì thầy giáo phụ trách các cháu nam, cô giáo phụ trác các cháu nữ, còn lại, dạy dỗ, dỗ dành, chải đầu cột tóc… cho các bé thầy cũng thành thục, khéo léo không kém bất kì cô giáo nào.
Ngoài cái khó đến từ đặc thù những công việc hợp với nữ giới, thì phản ứng của phụ huynh cũng là một chướng ngại mà các thầy giáo mầm non phải vượt qua. Nhiều phụ huynh thấy con mình được trông nom bởi một thầy giáo thì vừa tò mò, vừa ngại ngần, rồi đủ thứ giả thuyết, e ngại, lo sợ. Có phụ huynh xin cho con chuyển lớp.
Thế nhưng, bằng sự chân thành, cố gắng của mình, các thầy cuối cùng cũng được phụ huynh đón nhận, yêu quý. Còn các cháu bé, khi mới tiếp xúc, cũng không kém phần sợ hãi, nhiều cháu khóc òa khi thấy thầy giáo xuất hiện. Nhưng dần dà, quen mặt, yêu mến, các cháu cũng quấn quýt, thương yêu các thầy như cô giáo.
Lòng yêu con trẻ
Có thể khẳng định rằng, với những người đàn ông chọn nghề nuôi dạy trẻ, thì phải có một lòng yêu nghề, yêu con trẻ cực kì lớn lao. Chỉ có tấm lòng đó mới có thể giúp họ vượt qua bao nhiêu khó nhọc trên bước đường của mình. Nào là nỗi đơn độc, nào là đối mặt với những câu hỏi, phản ứng, tò mò từ người thân và chung quanh, sự bất tiện khi là một “thanh gươm lạc giữa rừng hoa”. Rồi phải nỗ lực gấp đôi các cô giáo vì thiếu phù hợp. Và, còn nữa phải vượt qua sự vất vả chung của cái nghề giáo viên mầm non lương không cao, việc nhiều, nhiều áp lực…
Ấy thế mà nhiều thầy giáo vẫn vượt qua được hết những rào cản ấy, để gắn bó với nghề và đạt những thành tựu đáng nể trong nghề nghiệp của mình. Như thầy Trần Tỉnh Lỵ ở Bình Phước, đến nay, đã 30 năm gắn bó với nghề, biết bao danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, biết bao sáng kiến hay, giờ đây, thầy đã trở thành thầy Hiệu trưởng Trường mẫu giáo Sao Sáng, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Là hiệu trưởng, công việc bận rộn, thầy vẫn dành nhiều thời gian để chăm lo, gần gũi với các em học sinh và điều thầy nhận được là các em nhỏ rất mến thương thầy.
Hay như thầy Nguyễn Phương Bình là giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, một trong những gương mặt giáo viên tiêu biểu của TP.HCM nhận giải thưởng Võ Trường Toản năm 2019. Thầy đã trải qua 15 năm trong nghề và yêu tha thiết cái nghề mình gắn bó.
Với các thầy, những gian nan của nghề đã được vượt qua bằng nỗ lực lớn lao. Không chỉ thế, các thầy còn tận dụng những “lợi thế” của nam giới để biến thành ưu điểm trong nghề. Đó là sức khỏe để chăm các con nhỏ thật tốt, là óc sáng tạo để nghĩ ra nhiều mô hình dạy trẻ, làm nhiều trò chơi hay cho trẻ thơ. Tiếp xúc với các thầy mới thấy, thầy nào cũng có “chiêu” riêng, thành bí quyết trong nghề của mình. Với lòng yêu nghề, các thầy đã nhuần nhuyễn “3 trong 1″, vừa là “mẹ hiền”, vừa cha, vừa là người bạn của các bé thơ.
Đáng quý, đáng trân trọng biết bao, tấm lòng của những người “mẹ hiền” như thế!
Ngọc Mai
Theo baophapluat
Tại sao nam giới dễ bị đuối nước hơn phụ nữ?
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC)cho biết khoảng 80% số người chết vì đuối nước là nam giới. Và số liệu trong thời gian dài cũng cho thấy đàn ông hay bị đuối nước hơn phụ nữ.
Frank Farley, giảng viên Khoa tâm lý giáo dục Laura H. Carnell tại Đại học Temple, đã kiểm tra số liệu từ Quỹ Anh hùng Carnegie. Kể từ khi tổ chức này bắt đầu trao giải thưởng vào năm 1904, nhiều người đã được nhận giải thưởng vì cứu người khỏi chết đuối.
"Nước là nơi bạn gặp được nhiều anh hùng nhất", Farley nói. "Tỷ lệ những người hùng nam giới ở đây là 10:1".
Cố gắng giúp người đang vật lộn trong nước là một lý do khiến nam giới có thể dễ bị đuối nước hơn. Nhưng có nhiều lý do khác khiến đàn ông có thể đặt mình vào tình huống nước nguy hiểm, bao gồm ít lo sợ rủi ro hơn.
"Nam giới dễ chấp nhận rủi ro hơn", theo Linda Quan, bác sĩ cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng Seatle. "Họ bơi ra ngoài khu vực bảo vệ. Họ ít mặc áo phao. Họ có thể làm những việc mạo hiểm hơn, như nhảy từ trên cao xuống".
Farley cho biết số liệu ông thấy cũng ủng hộ nhận định này.
"Đuối nước là vấn đề khá mang tính thể chất", ông nói: "Lịch sử đã cho thấy nam giới có lợi thế (với rủi ro) về thể chất."
Nghiên cứu cho thấy đàn ông nghĩ về các kịch bản có thể có rủi ro khác với phụ nữ. Vì vậy, họ có thể ít nhận ra sự nguy hiểm.
Họ thường đánh giá thấp nguy cơ, đồng thời hơi quá tự tin vào kỹ năng dưới nước của mình.
"Họ thường nghĩ rằng "Ồ, mình có thể bơi được. Mình là người bơi giỏi", trong khi thực sự hóa ra họ có thể không như vậy", BS. Quan nói. "Họ không quan tâm lắm khi đánh giá quá cao khả năng của mình và đánh giá thấp về rủi ro."
Hơn thế nữa, đàn ông thường chịu áp lực từ bạn bè và dễ uống bia rưụ khi bơi - cả hai điều này khiến cho họ dễ gặp phải tình huống nguy hiểm.
"Rưụ," BS. Quan nói, "đầu độc phán đoán của bạn và đầu độc một loạt những thứ khác rất hữu ích trong bơi lội, chẳng hạn như sự thăng bằng."
Mặc dù nghe có vẻ như các chuyên gia đang quá nghiêm khắc với đàn ông, BS. Quan cho biết rất nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy nam giới và phụ nữ có phản ứng não khác nhau. Có một lý do sinh lý đằng sau tất cả những lựa chọn này.
"Nam giới phải mất nhiều thời gian hơn để phát triển kỹ năng phán đoán, đánh giá nguy cơ. Những trung tâm não bộ này mất nhiều thời gian hơn để phát triển ở nam giới, hầu hết phải đến tuổi 30".
Trong tất cả các nhóm tuổi, nam thiếu niên dễ bị đuối nước nhất.
Nhưng thông tin này không nên khiến mọi người tuyệt vọng. Có rất nhiều điều bạn có thể làm để khuyến khích cả nam giới và phụ nữ an toàn khi ở dưới nước - đặc biệt là việc sử dụng áo phao, một điều cần được làm một cách tự động giống như thắt dây an toàn.
Cha mẹ có thể làm gì để giúp con trai an toàn? Họ nên bắt đầu sớm với việc nói với trẻ những điều như "Đây là những việc con được làm và không được làm. Chúng ta sẽ mặc áo phao. Chúng ta sẽ học bơi. Chúng ta sẽ bơi gần nhân viên cứu hộ và chúng ta sẽ không uống rưụ".
Thiết lập ranh giới rõ ràng và vững chắc về bơi lội từ nhỏ có nghĩa là cả các em nam và nam giới sẽ đưa ra quyết định thông minh hơn theo bản năng.
"Chúng ta cần biến tất cả thành một phần của văn hóa để nó trở nên tự động và không có nhiều chỗ cho sự tùy ý", BS. Quan nói.
Cẩm Tú
Theo Today
Chuyện dở khóc dở cười của các ông chồng ghen nổ mắt vì vợ được trai lạ nhắn tin "em đừng làm anh lo lắng" rồi còn bị kẻ thứ ba chửi "nông cạn" N. hùng hổ xông đến bảo vợ: "Cô giỏi thật, ở đây diễn trò tình cảm với đàn ông khác, về nhà ngay tôi nói chuyện", đáp lại gã đàn ông kia nhìn khinh khỉnh rồi phán một câu: "Nông cạn". Thường thì người ta vẫn nói "Ớt nào mà ớt chẳng cay, gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng". Trong cuộc...