Khi đại học được gắn sao
Nhóm nghiên cứu của ĐH Quốc gia Hà Nội vừa công bố kết quả xếp hạng đối sánh và gắn sao (UPM) lần đầu tiên cho 30 trường ĐH ở VN và khu vực ASEAN.
Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trong giờ học – Ảnh: B.A.
Kết quả đối sánh chất lượng và gắn sao cho thấy một bức tranh chân thực và tích cực về chất lượng các trường ĐH của VN và khu vực.
PGS.TS NGUYỄN MẠNH HÙNG
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành được gắn 4 sao trong 30 cơ sở giáo dục ĐH trong và ngoài nước nằm trong danh sách này.
PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng – hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành – chia sẻ với phóng viên Tuổi Trẻ về kết quả này.
Đổi mới sáng tạo
* Đâu là những tiêu chí quan trọng của việc đối sánh và gắn sao này, thưa ông?
- Để tham gia bảng xếp hạng này, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành phải đáp ứng đủ các tiêu chí do tổ chức này đưa ra. Bảng tiêu chuẩn của UPM vẫn tập trung vào các nội dung quan trọng nhất của một trường ĐH. Chẳng hạn như một số tiêu chí thường thấy ở một số bảng tiêu chuẩn gắn sao trên thế giới như đào tạo, quản trị chiến lược, nghiên cứu, mức độ quốc tế hóa, phục vụ cộng đồng.
Tuy nhiên, điểm mới và nổi bật của UPM là đưa ra vấn đề đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, CNTT và tài nguyên số. Đây là những tiêu chuẩn mang tính thời sự, theo xu hướng phát triển của giáo dục ĐH hiện nay.
Kết quả đối sánh chất lượng và gắn sao cho thấy một bức tranh chân thực và tích cực về chất lượng các trường ĐH của VN và khu vực, mang thông tin hữu ích, nhiều chiều đến các bên liên quan từ các trường ĐH, sinh viên, nhà quản lý… Các cơ sở giáo dục ĐH có thể sử dụng những tiêu chí của UPM để tự đánh giá kết quả các hoạt động, đồng thời sử dụng UPM như một công cụ để quản trị chiến lược, phát triển thương hiệu, phát triển đối tác.
* Việc gắn sao này có phản ánh chất lượng đào tạo thực tế của trường?
- Chắc chắn là có. Mọi tổ chức gắn sao, xếp hạng hay kiểm định đều quan tâm đến các vấn đề liên quan đến chất lượng đào tạo của một trường ĐH. Tùy theo mỗi hệ thống gắn sao sẽ tập trung vào những mục đích và phạm vi khác nhau, nhưng hệ thống nào cũng đều quan tâm đến các vấn đề chính của một trường ĐH, trong đó chất lượng đào tạo là yếu tố không thể thiếu.
Video đang HOT
* Lợi ích của việc gắn sao này đối với trường ĐH là gì, thưa ông?
- Tham gia UPM, trường có cơ sở đối sánh với các trường ĐH trong nước và khu vực, biết được vị trí của mình ở đâu, nhận diện chất lượng trường ĐH của mình, thấy rõ được điểm mạnh và những mặt hạn chế cần cải tiến, hoàn thiện trong hệ thống quản trị, trong tổ chức, quản lý triển khai của trường. Đối với UPM 4 sao, trường chỉ tập hợp hệ thống số liệu đã có sẵn và đây là một sự phản ánh cho chất lượng hiện tại của trường.
Tuy nhiên, ngay sau khi có kết quả, trường sẽ phải phấn đấu đạt UPM 5 sao. Tôi tin rằng việc đề ra mục tiêu 5 sao UPM sẽ là một định hướng hỗ trợ mạnh mẽ cho việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường vốn đã luôn được quan tâm.
Là một trung tâm dữ liệu và phân tích, UPM có thể hỗ trợ tư vấn cho hệ thống giáo dục ĐH quốc gia, cũng như các cơ sở giáo dục ĐH trong nước và khu vực.
Thông tin tham khảo khách quan
* Theo ông, việc gắn sao và kiểm định chất lượng trường, ngành cái nào quan trọng hơn?
- Kiểm định chất lượng là đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng, xem trường ĐH đã đủ các điều kiện tổ chức đào tạo để đảm bảo chất lượng đã cam kết hay chưa. Việc gắn sao, xếp hạng, cả quốc tế và trong nước hiện nay là do các tổ chức độc lập bên ngoài thực hiện, cũng là cách cung cấp thông tin tham khảo khả tín, khách quan cho xã hội (người học, gia đình, xã hội…).
Đối với các trường được gắn sao hay xếp hạng sẽ có cơ sở đối sánh với các trường trong nước, khu vực và quốc tế, từ đó có định hướng cải tiến chất lượng, nâng cao vị thế. Như vậy có thể nói kiểm định và xếp hạng hay gắn sao là hai mặt của một đồng xu, đều hướng đến các yếu tố về chất lượng của một trường ĐH. Trường vẫn tiến hành song song việc kiểm định chất lượng giáo dục và tham gia xếp hạng gắn sao.
* Đâu là mục tiêu chất lượng quan trọng mà trường hướng đến?
- Ngay từ những ngày đầu thành lập, chúng tôi xác định chất lượng như là kim chỉ nam để hoạt động. Trường liên tục sử dụng các bộ tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế để thực hiện quản trị và phát triển. Nhà trường đã mời nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đến tập huấn để nâng cao năng lực cho đội ngũ, hướng dẫn thực hiện cải tiến theo đúng yêu cầu của các bộ tiêu chuẩn chất lượng. Bên cạnh đó, trường cũng đầu tư mạnh về cơ sở vật chất như thư viện theo mô hình Learning Common, hệ thống phòng thí nghiệm thực hành và nhiều hoạt động khác…
Bảng xếp hạng, gắn sao đầu tiên tại Việt Nam
Hệ thống xếp hạng đối sánh và gắn sao – University Performance Metrics (UPM) là sản phẩm của nhóm nghiên cứu ĐH Quốc gia Hà Nội thực hiện, được tài trợ bởi chương trình khoa học giáo dục cấp quốc gia do Bộ GD-ĐT chủ trì. Đây là lần đầu tiên VN có được hệ thống xếp hạng các trường ĐH trong nước và ở khu vực châu Á. UPM gồm 8 nhóm lĩnh vực và 54 tiêu chí. Mỗi lĩnh vực có mốc chuẩn và trọng số riêng với tổng cộng là 1.000 điểm.
Thí sinh cần lưu ý gì khi chọn, đăng ký vào ngành học đặc thù
PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho rằng: Ngành học đặc thù có những đòi hỏi rất cao về nghề nghiệp. Do đó, nếu không thực sự yêu thích và đam mê, các em không thể nào theo học được.
- Ông có thể cho biết cụ thể hơn, so với những ngành học khác, thí sinh cần lưu ý khi lựa chọn đăng ký vào các ngành đặc thù như thế nào?
Thí sinh khi đăng ký vào các ngành đặc thù cần phải lưu ý những vấn đề sau:
Thứ nhất là năng lực bản thân. Thí sinh cần xem xét năng lực của bản thân có phù hợp với ngành học mình chọn. Ví dụ, đối với ngành Sức khỏe, điều kiện xét tuyển của khối ngành này khá cao. Theo như đề án tuyển sinh của trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã công bố, thì để xét học bạ ngành Y, Dược, thí sinh xếp loại từ giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8.0 trở lên.
Đối với ngành Y học dự phòng, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm Y học, học lực xếp loại từ khá hoặc điểm tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên.
Nếu học sinh có học lực trung bình sẽ gặp nhiều khó khăn, không theo kịp chương trình học do các ngành thuộc khối Sức khỏe chương trình đào tạo khá nặng. Điều này sẽ tác động và ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em, gây tâm lý chán nản, muốn bỏ học, gây lãng phí thời gian và tiền bạc của gia đình.
Thứ 2 là yêu thích, đam mê. Những ngành học đặc thù có những đòi hỏi rất cao về nghề nghiệp. Do đó, nếu không thực sự yêu thích và đam mê, các em không thể nào theo học được.
Chẳng hạn như theo học ngành Thanh nhạc hay Piano, đòi hỏi người học phải có sự khổ luyện, nếu không có đam mê trước những khó khăn và thử thách người học dễ dàng bỏ cuộc.
Bên cạnh đó, là ngành học đặc thù nên chương trình đào tạo cũng mang đặc thù riêng. Một số ngành có thời gian đào tạo lâu Y (6 năm) Dược (5 năm); một số ngành nghệ thuật thì buộc các sinh viên ngay từ năm nhất ngoài học lý thuyết thì phải thực hành ở các sân khấu để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân...
Do đó, phải thực sự yêu thích ngành học mình lựa chọn thì mới có thể theo đuổi đến cùng và đạt được thành công trong tương lai.
- Hậu quả của việc chọn sai ngành, nhất là với các ngành đặc thù, ra sao, thưa ông?
Trải qua thực tế hơn nhiều năm trong công tác giáo dục và đào tạo, nhà trường nhận thấy nhiều sinh viên vẫn chọn sai ngành học dẫn tới việc không hứng thú với ngành nghề đang theo học hoặc học để thực hiện nghĩa vụ gia đình.
Số khác đã tốt nghiệp hoặc đang theo học một ngành học khác tuy nhiên cảm thấy không phù hợp hoặc không theo nổi chương trình học đã quyết định bỏ học và chọn một chương trình học khác tại trường vừa với sức học và thể hiện được năng lực của bản thân.
Việc lựa chọn sai cho nghề nghiệp đã tạo ra những hao phí rất lớn về nguồn lực thời gian và tiền bạc không chỉ của bản thân, gia đình và còn là hao phí xã hội.
Đặc biệt, với những ngành nghề đặc thù, việc chọn sai ngành để lại nhiều hệ lụy bởi đây là những ngành ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sức khỏe của con người, tác động một cách mạnh mẽ lên xã hội.
PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng
- Khi đăng ký vào ngành đặc thù, theo ông thí sinh cần lưu ý trong việc học, ôn tập để có thể vào được ngành học mình mong muốn?
Điều đầu tiên các thí sinh cần lưu ý đó chính là chủ động trong việc học tập, chọn tổ hợp môn phù hợp với năng lực và kiến thức của mình, ôn tập thật kỹ kiến thức, tìm hiểu về đề thi các năm trước.
Đối với thí sinh theo học ngành nghệ thuật thì tìm hiểu về các môn thi năng khiếu, tham khảo các dạng đề thi trước đó của các trường có môn thi năng khiếu.
Với sự quyết tâm và chủ động trong việc học tập chắc chắn các em sẽ vào được ngành mình yêu thích.
- Ông muốn nhắn nhủ gì tới các thí sinh có nguyện vọng đăng ký học vào các ngành đặc thù mùa tuyển sinh năm nay nói chung và thí sinh đăng ký học ngành đặc thù tại Trường Nguyễn Tất Thành nói riêng?
Thí sinh nên tìm hiểu thật kỹ về ngành nghề mình lựa chọn, phải xác định được mục tiêu và quyết tâm thực hiện mục tiêu đã đề ra.
Tại trường ĐH Nguyễn Tất Thành luôn có một đội ngũ tư vấn viên hỗ trợ các bạn học sinh trong việc chọn ngành chọn nghề. Ngoài ra, Nhà trường cũng mời các chuyên gia đầu ngành tới tham gia các chương trình, talk show giới thiệu ngành nghề chia sẻ, tư vấn cách chọn ngành nghề phù hợp.
Đội ngũ, cán bộ giảng viên cũng trực tiếp đứng ra tư vấn cho học sinh trong các chương trình do các báo đài tổ chức, thông qua sự tư vấn cụ thể, đầy đủ, các em học sinh có cái nhìn chính xác hơn ngành học mình sẽ theo đuổi, đặc biệt là đối với những ngành học mang tính đặc thù.
- Xin cảm ơn ông!
Ngành học đặc thù là ngành gắn với những yêu cầu đặc biệt trong đào tạo, để sản phẩm đào tạo có khả năng thực hiện những công việc đòi hỏi những kiến thức, kỹ năng riêng biệt. Tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành hiện nay đang đào tạo 2 khối ngành đặc thù gồm: Khối sức khỏe và khối nghệ thuật. Trong khối sức khỏe có các ngành: Y, Dược, Y học dự phòng, điều dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm, ở khối Mĩ thuật thì có các ngành: Thanh nhạc, Piano, Đạo diễn điện ảnh- Truyền hình, Diễn viên Kịch - Điện ảnh- Truyền hình, Quay phim, Thiết kế đồ họa, Truyền thông đa phương tiện. - PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng
Lời khuyên dành cho thí sinh vừa biết điểm thi Ngày 27.8, tại chương trình tư vấn trực tuyến xét tuyển vào các trường ĐH do Báo Thanh Niên tổ chức, các chuyên gia đã cung cấp thông tin, lời khuyên hữu ích cho thí sinh vừa biết điểm thi tốt nghiệp THPT. Các chuyên gia chia sẻ thông tin với thí sinh trong buổi tư vấn trực tuyến tại Báo Thanh Niên...