Khi công nhân đi học
Mỗi ngày làm việc 8 tiếng, có ngày 10 tiếng tại nhà xưởng, nhưng anh Vũ, chị Hoa vẫn dành thời gian đến giảng đường để hoàn thành các khoá học cao đẳng, đại học. Phía sau họ là cả một câu chuyện về nỗ lực thay đổi bản thân, những cuộc “lột xác” ngoạn mục để thích ứng cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Lớp đại học đầu tiên dành cho công nhân lao động do công đoàn tổ chức. Ảnh: Lê Tuyết
Đi học để có cả cá và cần câu
Viết tiếp giấc mơ còn dang dở, đó cũng là câu chuyện của nữ công nhân Đào Thị Thanh Hoa (SN 1995, quê Bắc Ninh). Theo học Đại học Công nghiệp Hà Nội đến năm thứ 2 thì gia đình phá sản, Hoa đành gác giấc mơ đại học để đi làm. Cô ứng tuyển làm công nhân tại Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam với mong muốn có công việc ổn định để giúp đỡ gia đình, để em gái và bản thân cùng có cơ hội được tiếp tục đi học.
“Mới đầu, tôi suy nghĩ là sẽ bảo lưu 1 năm đi làm để kiếm tiền, sau đó sẽ đi học tiếp. Nhưng 1 năm làm việc, tiền cũng chưa đủ để 2 chị em đi học nên tôi quyết định ở lại và học cao đẳng nội bộ do công ty tổ chức. Đây là một quyết định đúng đắn của tôi vì được cả cá và cần câu”, Hoa nói.
Ngoài công việc tại nhà máy, Hoa luôn sắp xếp thời gian để theo học chương trình Cao đẳng nội bộ. Do đặc thù là chương trình đào tạo dành riêng cho nhân viên, nên lịch học được bố trí sắp xếp để công nhân vừa đi làm, vừa đi học mà vẫn có thời gian nghỉ ngơi, sinh hoạt đảm bảo sức khoẻ.
“Công ty luôn tạo điều kiện nhưng quan trọng nhất vẫn là nỗ lực và khát vọng của mỗi cá nhân. Có những lúc công việc mệt mỏi vẫn phải đi học rồi thức đêm làm bài tập, nếu không vượt qua cũng sẽ rất dễ dừng bước”, Hoa kể lại.
Video đang HOT
Nữ công nhân Đào Thị Thanh Hoa (trái ảnh) trong lễ tốt nghiệp Cao đẳng chính quy. Ảnh: NV
Sau 3 năm học, Hoa nỗ lực có tấm bằng cao đẳng trong tay, từ một lao động phổ thông, hiện giờ cô gái trẻ đã có một chỗ làm việc ở khối văn phòng.
Có kiến thức để không bị lạc hậu
Lận đận hơn Hoa, bước vào tuổi 48, anh Nguyễn Anh Vũ – công nhân đóng gói ở Xí nghiệp in Tài chính TP.HCM – mới biết đến “mùi” đại học. Khóa học bắt đầu từ năm 2017 do Liên đoàn Lao động TPHCM liên kết với Trường Đại học Kinh tế TPHCM mở ra cho công nhân.
Tan ca, dù chưa có gì lót dạ, anh Vũ vẫn vội vã chạy xe mất 2 giờ đồng hồ để kịp giờ lên lớp học.
Anh Vũ cho biết trong tương lai gần mọi thứ đều tự động hóa, số hóa, công nhân sẽ đối diện với mất việc ngày càng nhiều hơn. Nếu không thích ứng, không đổi mới, chắc chắn công nhân sẽ đứng trước nguy cơ thất nghiệp.
Với công nhân Vũ, đi học không bao giờ là quá muộn nên dù đã gần 50 tuổi, anh vẫn kiên trì theo đuổi chương trình đại học. Anh chỉ buồn khi lớp học cứ vắng dần bởi không phải ai cũng sẽ vượt qua áp lực công việc, cuộc sống.
Anh Nguyễn Anh Vũ (trái ảnh) và bạn cùng lớp trao đổi bài vở trước khi vào giờ học. Ảnh: Lê Tuyết
Ông Trần Đoàn Trung – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TPHCM cho biết, đây là mô hình vừa làm vừa học đầu tiên trong cả nước dành cho công nhân trực tiếp sản xuất và là giải pháp mà tổ chức công đoàn TPHCM thực hiện để nâng cao trình độ học vấn, tay nghề cho công nhân, nhằm chủ động thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa hết sức sâu rộng.
Hiện nay, lớp học đại học dành cho công nhân đã tuyển sinh 2 khoá với tổng cộng khoảng 100 học viên. Phía Công đoàn, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, các doanh nghiệp sẽ tạo mọi điều kiện để công nhân hoàn thành tốt khoá học như miễn giảm học phí, vận động sinh viên chính quy đồng hành và hỗ trợ cùng công nhân học tập.
Nhiều sinh viên công nhân như anh Vũ, chị Hoa vẫn tranh thủ từng phút để đến lớp, vẫn tích cực thay đổi bản thân mình để trở thành những công nhân thời 4.0. Với họ, học tập, thay đổi không chỉ để thỏa mãn giấc mơ, nguyện vọng của bản thân mà còn cơ hội để thích nghi với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Những công nhân này luôn tin rằng họ chính là những chủ nhân trực tiếp góp phần viết tiếp những câu chuyện về sự phát triển của công nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới trong giai đoạn tới. Đó là một thế hệ công nhân 4.0 đất nước rất cần trong giai đoạn phát triển mới.
HUYÊN NGUYỄN
Theo laodong
Học sinh đội mưa đi học ngày toàn quốc nghỉ lễ
Trong ngày toàn quốc nghỉ lễ 30/4, học sinh khối 9, Trường THCS An Vinh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình vẫn đội mưa đi học.
Ông N.V.B. (trú tại xã An Vinh, huyện Quỳnh Phụ) phản ánh hôm nay 30/4 khi cả nước đang nghỉ lễ thì con của ông vẫn phải đi học bình thường.
Trường THCS An Vinh. Ảnh: CTV
Ông B. cho biết: Không chỉ phải đi học trong ngày 30/4 mà ngay cả dịp nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 âm lịch) con ông và những học sinh khác cũng vẫn phải đến trường để học bù.
"Ngày thường thì nhà trường lại thi thoảng cho học sinh nghỉ đột xuất. Thế nhưng đến ngày nghỉ lại bắt các cháu phải đi học bù. Hôm nay thời tiết mưa rào nhưng con tôi vẫn phải đội mưa để đến lớp".
Giám đốc Sở GD-ĐT Thái Bình Nguyễn Viết Hiển cho hay: Có tình trạng một số THCS trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ cho học sinh khối 9 đi học trong ngày nghỉ lễ. Lý do là vì các cháu phải học bù và tập trung ôn thi chuẩn bị lên lớp 10. Tuy nhiên, việc các em phải đi học vào ngày nghỉ lễ không phải chủ trương của Sở.
Hoài Anh
Theo vietnamnet
Thiếu hụt trẻ con, trường học Hàn Quốc mời bà già tới lớp Tỷ lệ sinh sụt giảm khiến trường học ở khu vực nông thôn Hàn Quốc thiếu học sinh trầm trọng. Thay vào đó, những phụ nữ lớn tuổi trước đây không được đi học được mời tới lớp. Trường tiểu học Daegu ở quận Ganjin, tỉnh Nam Jeolla, hiện chỉ có tổng cộng 22 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Quá...