Khi con chữ dẫn lối…
“Có học thì mới biết làm giàu từ đất đai quê hương, có học thì mới biết tập tục nào cần giữ, cái gì cần từ bỏ” – từ suy nghĩ giản dị này, đồng bào DTTS ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng quan tâm đến sự học từ rất sớm – ngay cả khi cái bụng chưa no, áo chăn chưa ấm.
Những người ham học
Bố mẹ mất sớm, được chị gái động viên, suốt những năm tháng tuổi thơ, anh K’Lào (dân tộc Kờ Ho, sinh năm 1973) vừa chăn trâu vừa chăm chỉ đi học. Học xong trường làng, K’Lào lên huyện học nội trú, sau đó học tiếp Đại học Xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh rồi trở về làm việc tại Phòng Dân tộc huyện Di Linh.
Cùng là người dân tộc Kờ Ho như K’Lào, anh K’Bras tạm biệt thôn Ka La, xã Bảo Thuận lên huyện học ở Trường PTDT Nội trú khi mới chỉ là cậu học sinh lớp 6. Yêu mái trường, ham thích việc học tập, K’Bras luôn là cậu bé có thành tích học tập khá tốt. Tốt nghiệp Khoa Thể dục âm nhạc (Trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt), K’Bras quay trở về công tác ngay tại ngôi trường đã giúp anh lớn khôn – Trường PTDT Nội trú huyện Di Linh.
Một góc Trường PTDT nội trú Di Linh – nơi chắp cánh cho ước mơ học tập của nhiều học sinh người DTTS
Câu chuyện của anh K’Lào, K’Bras…, chỉ là một trong số rất nhiều câu chuyện về tinh thần hiếu học của đồng bào Kờ Ho, Chu Ru mà tôi đã được nghe khi dừng chân ở huyện Di Linh. Trước đó, ngay từ những năm 1990 của thế kỷ trước, mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng đồng bào DTTS ở Di Linh (nhất là buôn Ka Ming, xã Gung Ré) đã tích cực cho con em tới trường và học lên cao. Chuyện gia đình ông K’Brèo (buôn Ka Ming) đến nay vẫn còn được nhiều người nhắc đến. Gia đình ông K’Brèo đã nuôi bốn người con tốt nghiệp đại học.
Những người con của ông K’Brèo nay đều làm công chức tại các cơ quan của tỉnh, huyện. Cũng tại Ka Ming – nơi mà sự học luôn được đề cao – còn có gia đình ông K’Sen, K’Broh… đều có con tốt nghiệp đại học và đang công tác tại ngành y, ngân hàng, báo chí…
Đến nay, Ka Ming vẫn là buôn đồng bào DTTS, mỗi năm có cả vài chục em (trong số hàng trăm em học sinh DTTS của Di Linh), tốt nghiệp hoặc đang theo học các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trong nước.
Video đang HOT
Vượt lạc hậu, đói nghèo nhờ con chữ
Trò chuyện với chúng tôi, anh K’Lào nhắc về thời đi học khó khăn với rất nhiều tự hào. Ý nguyện học xong được về làm việc tại chính quê hương trở thành hiện thực đã giúp K’Lào có điều kiện áp dụng những kiến thức học được để suy nghĩ tích cực hơn, tham mưu được nhiều việc có ích hơn cho người dân, cho buôn làng. Nay K’Lào vui thêm vì con gái anh cũng đang theo học trường Đại học Y Đắk Lắk – một công việc có ý nghĩa đối với quê hương.
Với thầy giáo K’Bras, được phân công làm Tổng phụ trách đội dưới mái trường đã từng nâng bước anh là một niềm hạnh phúc lớn. Hàng ngày, tại nơi đây, thầy K’Bras có cơ hội để chia sẻ với hàng trăm học sinh của mình về lối sống tích cực, về khát vọng vươn lên cũng như ý thức tích lũy kiến thức để vào đời.
Tinh thần ham học, ý thức đề cao giá trị của học tập từ đời ông, đời cha đã giúp phần lớn học sinh người DTTS ở Di Linh nuôi dưỡng quyết tâm thi vào các trường cao đẳng, đại học sau khi tốt nghiệp PTTH. Thậm chí, nhiều gia đình còn sẵn sàng vay tiền ngân hàng chính sách để cho con cái thực hiện ước mơ học cao, đỗ đạt. Nhiều năm qua, huyện Di Linh cũng triển khai chính sách riêng để hỗ trợ các em học sinh DTTS đi học xa.
Nhờ việc học được quan tâm và số người tốt nghiệp đại học, cao đẳng về công tác tại địa phương ngày một đông… các xã của Di Linh đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế – xã hội. Đáng mừng hơn cả là, hủ tục kết hôn cận huyết, tảo hôn đã giảm rõ rệt. Những chàng trai tốt nghiệp cao đẳng, đại học, có việc làm ổn định… được thách cưới cao hơn; các cô gái sau khi đi học về đã mạnh mẽ, tự tin để từ chối những cuộc hôn nhân cận huyết hoặc do cha mẹ sắp đặt.
Tuy nhiên, phía sau niềm tự hào vì có nhiều con em học cao, thầy K’Brol – một trong những lớp người theo học cao đẳng, đại học đầu tiên ở buôn Ka Ming – cho hay, hai năm trở lại đây, các em chọn học nghề có xu hướng phổ biến hơn do nhiều trường hợp tốt nghiệp cao đẳng, đại học ra trường khó tìm kiếm việc làm.
Bàn về câu chuyện này, anh Gia Nghĩa (người dân tộc Chu Ru), hiện đang làm rể ở buôn Ka Ming, cho rằng: Tâm lý của nhiều em là đi học về phải vào làm việc ở các cơ quan nhà nước nên học xong không xin được việc sẽ cảm thấy thất vọng. Đây là suy nghĩ chưa đúng. Bản thân anh Gia Nghĩa cũng tốt nghiệp Cao đẳng kinh tế – kỹ thuật nhưng anh rất hài lòng với công việc chăm sóc cà phê hiện nay. “Kiến thức học được không mất đi, tôi hoàn toàn có thể áp dụng để việc sản xuất nông nghiệp của gia đình và người thân đỡ vất hơn, đạt giá trị cao hơn” – anh Gia Nghĩa hào hứng chia sẻ.
Hoàng Mai
Theo congthuong.vn
Tây Nguyên mùa tự học: Nơi photo tài liệu, nơi tranh thủ triển khai E-Leaning
Lãnh đạo cả 5 Sở Giáo dục-Đào tạo đều khẳng định còn rất nhiều trở ngại, nên không thể triển khai đồng bộ việc học online trong thời gian học sinh tạm ngưng đến trường để phòng chống dịch corona.
Ông Nguyễn Tư Sơn-Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai cho biết: Hạ tầng chưa đồng bộ, địa bàn rộng, đối tượng học sinh dân tộc thiểu số và học sinh diện hộ nghèo cao. Chưa có trường nào trên địa bàn tỉnh dạy online được.
Một điểm trường ở xã Pờ Tó huyện Ia Pa tỉnh Gia Lai, nơi học online là khái niệm rất xa lạ
Ở tỉnh Đắk Nông, ông Nguyễn Văn Toàn- Giám đốc Sở GD-ĐT chia sẻ Sở đang khuyến khích các học sinh có điều kiện nên chọn chương trình học miễn phí qua mạng. Khi học sinh trở lại trường, Sở sẽ chỉ đạo các trường triển khai kế hoạch dạy bù.
Riêng việc phun thuốc, sát khuẩn trường lớp chuẩn bị đón HS trở lại, trường nào cũng chấp hành tốt
Đứng đầu ngành GD-ĐT ở tỉnh có tới 50% là học sinh các dân tộc thiểu số, ông Nguyễn Phúc Phận-Giám đốc Sở GD-ĐT Kon Tum cho biết Sở giao các trường vùng sâu tự biên soạn tài liệu ôn bài rồi in, photocoppy, phân công giáo viên đem tới từng thôn, gọi học sinh tới nhận về nhà làm. Sở cũng đã có công văn nhắc HS nào có điều kiện thì truy cập vào một số trang mạng để ôn luyện.
Ngành GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng không chủ trương triển khai việc học online trong thời gian học sinh nghỉ phòng dịch. Ông Huỳnh Quang Long- Phó giám đốc Sở GD-ĐT giải thích do "không đủ sức". Chỉ một vài trường có năng lực triển khai đơn lẻ, điển hình là trường Lộc Phát ở TP Bảo Lộc.
Lãnh đạo trường công lập đầu tiên phía Nam Tây Nguyên nghiên cứu phương pháp dạy học mới, thầy Nguyễn Hoàng Chương- Hiệu trưởng trường THPT Lộc Phát cho biết từ năm 2015-2016, Ban giám hiệu trường đã huy động các GV cốt cán của trường biên soạn giáo án điện tử được số chương và chuyên đề. Nhân dịp này, trường cập nhật, hoàn chỉnh lại bài giảng cho tốt hơn.
Tổ GV Toán ...
... Và nhóm GV Hóa trường THPT Lộc Phát soạn bài giảng online
Trong cả 5 tỉnh Tây Nguyên, đến nay chỉ duy nhất một trường tư thục, là phổ thông liên cấp Tiểu học-Trung học cơ sở-Trung học phổ thông Hoàng Việt (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã triển khai dạy và học bằng bộ giáo án điện tử tự biên soạn.
Ông Lê Đình Hiền-Chủ tịch HĐQT trường Hoàng Việt cho biết gần 1 năm qua, trường đã tổ chức nhóm chuyên gia công nghệ thông tin, dưới sự chỉ đạo của thầy hiệu trưởng tập trung xây dựng hệ thống E-Learning.
Các Tổ trưởng chuyên môn cùng toàn thể giáo viên tham gia biên soạn giáo án điện tử cho tất cả các môn ở tất cả các cấp lớp. Web E-learning của trường cấp quyền truy cập cho 1.233 HS và 131 GV bậc trung học, dùng phần mềm Moodle chuyên dụng, nên việc kiểm tra, nhận xét, đánh giá cho điểm đều tự động, học sinh tự theo dõi được ngay. Còn hơn 1400 HS tiểu học thì được giáo viên hướng dẫn ôn tập tại nhà.
Hiệu trưởng trường Hoàng Việt- Nhà giáo ưu tú Trần Đức Huyên cho biết: "Trường xây dựng hệ thống E-Learning nhằm sử dụng lâu dài, nhân cơ hội này chúng tôi triển khai đại trà. Hằng năm, giáo viên đều có thể cập nhật, chỉnh sửa bài giảng cho mới mẻ, hoàn hảo, theo xu hướng giáo dục của thế giới hiện đại, văn minh".
Theo Tiền phong
Chăm lo học sinh vùng khó ở Yên Bái Yên Bái là tỉnh miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 56%, đời sống còn khó khăn, cho nên việc chăm lo học tập của con em có phần sao nhãng. Trước tình hình này, tỉnh Yên Bái tăng cường công tác vận động đưa trẻ ra lớp, thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc, chính...